Lo mất khả năng thanh toán, Mai Linh cầu cứu, xin trả nợ chậm 20 năm

Tình hình kinh doanh không khả quan, nợ thuế, nợ bảo hiểm xã hội lớn, Tập đoàn Mai Linh gửi văn bản cầu cứu Bộ Tài chính, các cơ quan liên quan, xin được trả nợ chậm trong 20 năm.

Tình hình kinh doanh không khả quan, nợ thuế, nợ bảo hiểm xã hội lớn, Tập đoàn Mai Linh gửi văn bản cầu cứu Bộ Tài chính, các cơ quan liên quan, xin được trả nợ chậm trong 20 năm.

CTCP Tập đoàn Mai Linh vừa có văn bản cầu cứu Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội, Bộ Tài chính, Bảo hiểm xã hội Việt Nam về những khó khăn của mình. Phương án "cầu cứu" trả nợ chậm doanh nghiệp này đưa ra trong bối cảnh quy định mới về nợ bảo hiểm xã hội có hiệu lực từ đầu 2018. Theo đó, doanh nghiệp có hành vi gian lận, nợ, trốn đóng bảo hiểm xã hội được hình sự hóa và bị coi là tội phạm.

Mai Linh cho rằng tình hình kinh doanh hiện tại không khả quan. Doanh nghiệp vẫn khó khăn vì bị tác động của khủng hoảng kinh tế trước đây với mức lãi vay khá cao. Tập đoàn đang vướng một khoản lớn về nghĩa vụ thuế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và vốn vay cá nhân.

lo mat kha nang thanh toan mai linh cau cuu xin tra no cham 20 nam

Kinh doanh khó khăn, Mai Linh cầu cứu xin Nhà nước được trả nợ chậm

trong 20 năm. Ảnh: Đ.Nguyên.

Theo ông Hồ Huy, Chủ tịch Tập đoàn Mai Linh, doanh nghiệp này cũng như các đơn vị kinh doanh vận tải truyền thống, đang đứng trước sự cạnh tranh khốc liệt không công bằng của Uber, Grab. Doanh thu của Mai Linh giảm mạnh và nhiều khả năng mất khả năng thanh toán, do nguồn thu không thể trả kịp cho các khoản nợ đến hạn, quá hạn và các khoản nợ đọng nghĩa vụ thuế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, cùng tiền phạt do nộp chậm.

Mai Linh cũng trần tình thời gian qua, công ty rất nỗ lực nhằm đảm bảo cuộc sống của người lao động, song chưa đảm bảo được tài chính để có thể duy trì hoạt động kinh doanh hàng ngày. Doanh nghiệp khẳng định nếu không có sự hỗ trợ của Nhà nước thì thời gian tới sẽ mất khả năng thanh toán.

Số liệu thống kê trên toàn hệ thống Mai Linh, tính đến 31/10/2017, nợ đọng nghĩa vụ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp trên 180 tỷ đồng. Trong đó, nợ gốc là trên 150 tỷ đồng, lãi chậm nộp gần 77 tỷ đồng.

Đứng trước nguy cơ mất khả năng thanh toán, Mai Linh gửi văn bản cầu cứu các cơ quan Nhà nước hỗ trợ giải quyết khó khăn cấp bách trước mắt, để công ty duy trì hoạt động, phát triển lâu dài.

Cụ thể, Mai Linh kiến nghị được miễn tính lãi phát sinh trên số cũ (trên 150 tỷ đồng); cho từng công ty trong hệ thống Mai Linh được thực hiện nghĩa vụ trả nợ gốc trong 20 năm từ năm 2018, mỗi năm trả 6 tỷ đồng và miễn nghĩa vụ phạt nộp chậm.

“Trong quá trình trả nợ gốc, Mai Linh mong Bảo hiểm xã hội Việt Nam xem xét khoanh nợ, giảm nợ để đơn vị vượt qua khó khăn, có điều kiện trả nợ gốc và đảm bảo công việc cho 24.000 lao động”, đơn vị này kiến nghị.

Gần đây, Mai Linh có rất nhiều thay đổi để cạnh tranh với Uber, Grab khi cung cấp dịch vụ taxi công nghệ, xe ôm công nghệ. Mai Linh cũng lên kế hoách sáp nhập Mai Linh 3 miền để tăng sức cạnh tranh… Tuy nhiên tình hình tài chính không mấy cải thiện, cổ phiếu vẫn đang lận đận ở dưới mệnh giá với mức khoảng 4.500 đồng/cổ phiếu.

Tại Đại hội cổ đông Mai Linh Miền Bắc 2017, ông Hồ Huy thể hiện sự tin tưởng vào định hướng phát triển là công ty hợp nhất, phát huy thế mạnh của Mai Linh Taxi và thêm vào xe ôm công nghệ.

Từ đầu 2018, doanh nghiệp có hành vi gian lận, nợ, trốn đóng bảo hiểm xã hội được hình sự hóa và coi như tội phạm. Nếu vụ án hình sự xảy ra, cơ quan điều tra sẽ vào cuộc, Viện Kiểm sát nhân dân truy tố, Tòa án nhân dân các cấp phải thụ lý, xét xử… Trốn đóng bảo hiểm có thể bị ở tù 7 năm nếu trốn đóng từ 1 tỷ đồng trở lên; trốn đóng bảo hiểm cho 200 người trở lên.

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.