Lo phim học đường nhuốm bạo lực

Bạo lực học đường được khai thác nhiều trên phim nhưng đa phần nhằm câu khách, thay vì phê phán thì lại trở thành cổ xúy

Tình trạng bạo lực học đường ngày càng gia tăng khiến xã hội bức xúc. Thế nhưng, từ màn ảnh rộng đến phim chiếu internet có không ít đề tài học đường khai thác nạn bạo lực như yếu tố câu khách.

Phản ánh thiếu trách nhiệm

Sau các phim "Tháng năm rực rỡ", "Thạch Thảo"..., bạo lực học đường xuất hiện tràn ngập trong nhiều phim ngắn, webdrama (phim chiếu mạng) đề tài thanh xuân, học đường. "Đây là vấn nạn gây nhức nhối trong xã hội nhưng cách thể hiện trên màn ảnh theo hướng đứng về phía tội ác, bình thường hóa thực trạng là điều đáng lo ngại" - một người trong giới đánh giá.

Lo phim học đường nhuốm bạo lực - Ảnh 1.

Cảnh trong phim “Tháng năm rực rỡ”. (Ảnh do nhà phát hành cung cấp)

Những người hoạt động trong lĩnh vực văn hóa, đặc biệt là điện ảnh, nhận định phim ảnh cũng có phần trách nhiệm trong chuyện bạo lực học đường. Bởi theo họ, không ít học sinh chịu ảnh hưởng từ cách hành xử của các nhân vật trong phim, luôn muốn ức hiếp bạn bè như cách thu hút sự chú ý, tỏ vẻ "ngầu", quan trọng trong lớp học. Những nhân vật thế này có rất nhiều trong các phim học đường của Hàn Quốc, Mỹ... và gần đây là trên màn ảnh Việt. 

"Chúng ta đang có một nền điện ảnh, truyền hình lai căng mà cụ thể là lai căng Hàn Quốc. Nhà làm phim không đưa ra mức án kỷ luật, biện pháp mạnh nào cho các tình huống bạo lực học đường trên màn ảnh mà chỉ đơn giản phản ánh chúng như điều hiển nhiên trong xã hội qua phim "Thạch thảo". Nặng nề hơn, trong phim Việt hóa "Tháng năm rực rỡ", học trò chia phe đánh nhau dữ dội, bạo lực đẩy lên cao, giới trẻ bị ảnh hưởng kinh khủng bởi những cảnh như thế. Thực tế, bạo lực học đường có thật nhưng khi đưa lên màn ảnh, chúng ta không thể đứng cùng tội ác như thế" - nhà phê bình Ngô Ngọc Ngũ Long, Phó Chủ tịch Hội Điện ảnh TP HCM, lên tiếng mạnh mẽ tại tọa đàm "Sáng tác điện ảnh, phim truyền hình 2018".

Là tác phẩm Việt hóa, phim "Tháng năm rực rỡ" cũng từng bị chỉ trích không ít ngay thời điểm ra mắt bởi những tình tiết phi giáo dục, bạo lực quá đà. Đầu tiên là các học sinh học thì ít mà chia phe đánh nhau lại nhiều, nhà trường không quản được và cũng chẳng có giải pháp xử lí. Khi phát hiện con mình bị bạo hành trong trường, nhân vật chính Hiểu Phương cũng tự xử bằng cách tập hợp bạn bè đánh lại nhóm học sinh. Việc dùng bạo lực để chống lại bạo lực chẳng phải giải pháp đúng đắn, càng sai khi người lớn "thượng cẳng chân, hạ cẳng tay" với trẻ con.

Bỏ quên chức năng giáo dục

Nhà phê bình Ngô Ngọc Ngũ Long cho rằng các nhân vật trong "Tháng năm rực rỡ" chẳng phải chịu sự răn đe nào dù đánh bạn, chửi thề... Đây là điều không thể chấp nhận được vì rất dễ khiến cho khán giả, nhất là người trẻ, xem việc đánh và thắng bạn bằng vũ lực là oai phong, cách giải quyết xung đột là duy nhất mà quên mất các quy định của nhà trường, pháp luật. 

Không chỉ "Tháng năm rực rỡ", phim "Thạch thảo" là câu chuyện học đường thuần Việt, cũng nêu ra yếu tố bạo lực học đường nhưng chỉ phản ánh, thiếu định hướng giáo dục. Sau cảnh các nữ sinh đánh nhau, cả đám đông học sinh chỉ lo đứng quay video clip cho đến lúc vai nam chính xuất hiện can ngăn, vụ bạo lực coi như bị cho qua. Như thế, những tình tiết được đưa ra chẳng khác nào một sự công nhận bạo lực học đường là bình thường và chấp nhận nó như là điều hiển nhiên. 

"Chúng ta đang thể hiện phim ảnh bằng cách nhìn của người Hàn Quốc. Với rạp chiếu trong tay họ, thành hay bại của chúng ta là do họ quyết định" - nhà phê bình Ngô Ngọc Ngũ Long bức xúc. Nhà biên kịch Thanh Hương cũng cho rằng nhiều nhà làm phim Việt chịu ảnh hưởng bởi phim kiểu Hàn Quốc hoặc Hồng Kông (Trung Quốc) mà quên rằng câu chuyện họ kể lấy bối cảnh xã hội Việt Nam. 

"Văn hóa khác nhau nên sự nhìn nhận vấn đề cần khác nhau. Điều đáng lo là nếu nhà làm phim Việt cứ chấp nhận sự lai căng trong việc tạo nên những tác phẩm tiêm nhiễm vào giới trẻ Việt cách hành xử khác văn hóa truyền thống thì rất nguy hiểm" - nhà biên kịch Thanh Hương nói.

Nhiều người trong giới cho rằng nạn bạo lực học đường là thực tế nên việc đưa lên màn ảnh cũng hợp lí. Nhưng nhà làm phim cần đưa được quan điểm của mình chứ không phải chỉ phản ánh kiểu "vẽ đường cho hươu chạy". Phim phải có tác dụng răn đe, nêu được sự chỉ trích của công luận, sự trừng phạt của pháp luật... Việc chỉ phản ánh nửa vời sẽ phản tác dụng giáo dục. 

Cần kiểm duyệt gắt gao

Những phim rạp, truyền hình có sự kiểm duyệt nhưng với các phim ngắn, phim chiếu mạng do các nhóm không chuyên sản xuất phát tràn lan trên YouTube thì khó kiểm soát. Nạn bạo lực học đường trên những phim dạng này được thể hiện lệch lạc, thậm chí còn cổ xúy.

Minh Khuê
chọn
Incomex thoát lỗ 2024 nhờ khoản lãi đột biến, đang bắt tay với công ty con BIM Group làm dự án ở Vĩnh Phúc và Long Biên
Quý IV/2024, Incomex bất ngờ ghi nhận khoản lợi nhuận khác 5,7 tỷ đồng, nhờ đó thoát lỗ trong năm 2024. Doanh nghiệp hiện đang bắt tay với Catalan Land để hồi sinh dự án Xuân La, đồng thời hợp tác với công ty con của BIM Group đầu tư hai dự án bất động sản ở TP Phúc Yên và quận Long Biên.