Lưỡi tê, da tái nhợt, ngừng thở từng cơn sau khi uống rượu ngâm củ ấu tẩu: Người đàn ông kể lại trải nghiệm suýt chết nhớ đời

Người đàn ông nhập viện trong tình trạng lơ mơ, vã mồ hôi, chân tay lạnh, vật vã, da tái nhợt, tê lưỡi, nôn, hoa mắt chóng mặt… có cơn ngừng thở kéo dài ở dạng nguy hiểm.

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tuyên Quang vừa tiếp nhận 2 bệnh nhân bị ngộ độc rượu ngâm củ ấu tẩu là Đoàn Đình L. và Trần Ngọc T. (cùng trú tại xã Tràng Đà, TP Tuyên Quang, Tuyên Quang). 

Cả 2 anh này đều nhập viện trong tình trạng lơ mơ, vã mồ hôi, chân tay lạnh, vật vã, mạch nhanh nhỏ khó bắt, huyết áp tụt, da tái nhợt, tê lưỡi, nôn, hoa mắt chóng mặt… có cơn ngừng thở kéo dài ở dạng nguy hiểm.

Lưỡi tê, da tái nhợt, ngừng thở từng cơn sau khi uống rượu ngâm củ ấu tẩu: Người đàn ông kể lại trải nghiệm suýt chết nhớ đời - Ảnh 1.

Bệnh nhân ngộ độc rượu ngâm củ ấu tẩu đang điều trị tại bệnh viện. (Ảnh: BVCC)

BSCKII Đào Ngọc Việt, Trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tuyên Quang cho biết: Ngay sau khi 2 bệnh nhân nhập viện, kíp trực cấp cứu đã đặt nội khí quản, thở máy, rửa dạ dày,dùng thuốc chống loạn nhịp, sốc điện cấp cứu, bù dịch, dùng thuốc vận mạch…

Hiện tại, sau khi cấp cứu, hồi sức và điều trị tích cực, cả 2 bệnh nhân đã qua cơn nguy kịch.

Thông tin với PV sau khi thoát chết, anh Đoàn Đình L. cho biết: Bình rượu ấu tẩu của gia đình anh được ngâm được hơn 1 năm. Anh đã uống rượu này cùng một người bạn khi ăn sáng. Sau khi uống khoảng 15 phút, anh bắt đầu cảm thấy tê lưỡi, nóng mặt, hoa mắt chóng mặt, buồn nôn, đau đầu dữ dội, đau bụng, tức ngực, khó thở nên được người nhà đưa đi cấp cứu.

Anh L. cảm thấy may mắn vì bản thân và bạn không mất mạng sau bữa nhậu nhớ đời này.

Củ ấu tẩu nguy hiểm thế nào?

Bác sĩ Đào Ngọc Việt Củ cho biết củ ấu tẩu hay còn gọi là củ ấu tàu, là phần rễ củ của cây Ô đầu. Loại cây này được xếp vào danh sách thuốc độc bảng A, nhưng trong Đông y nó lại cũng là một vị thuốc quí đứng thứ 4 trong "tứ đại danh dược" (sâm, nhung, quế, phụ) sau khi được bào chế cẩn thận.

Lưỡi tê, da tái nhợt, ngừng thở từng cơn sau khi uống rượu ngâm củ ấu tẩu: Người đàn ông kể lại trải nghiệm suýt chết nhớ đời - Ảnh 2.

Nhiều loại rượu ngâm có chất độc nguy hiểm. (Ảnh minh họa: Kiến Thức).

Theo đông y, củ ấu tẩu thường được dùng làm rượu thuốc để xoa bóp chữa các chứng đau, tê, nhức, mỏi. Tuy nhiên, trong thành phần của nó chứa aconitin là một chất rất độc.

Trong trường hợp uống rượu ngâm củ ấu tẩu hoặc bệnh nhân tự ý dùng thuốc có chứa aconitin… thì chất này sẽ ngấm rất nhanh qua da và niêm mạc dạ dày, ruột để vào máu gây nên các triệu chứng rối loạn cảm giác tại chỗ, cảm giác kiến bò ở lưỡi rồi mất hết cảm giác dẫn tới tê môi, lưỡi, họng và mặt, đôi khi gây cảm giác như đầu to ra; các chi cũng có thể mất cảm giác.

Ngoài ra, các triệu chứng khác thường gặp là người bệnh thấy lo sợ, khó chịu, buồn bã chân tay. Tiếp theo cơ thể sẽ xuất hiện các rối loạn thần kinh thực vật như: Buồn nôn, nôn mửa, vã mồ hôi, chảy nước dãi, co giật thớ cơ, có thể ngất, hạ thân nhiệt.

Nặng hơn là bắt đầu có các rối loạn hô hấp, khó thở, nhịp thở chậm, tình trạng tăng tiết gây ứ đọng khí phế quản, ngừng thở, rối loạn nhịp tim và có thể gây tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời và đúng cách.

Lưỡi tê, da tái nhợt, ngừng thở từng cơn sau khi uống rượu ngâm củ ấu tẩu: Người đàn ông kể lại trải nghiệm suýt chết nhớ đời - Ảnh 3.

Củ ấu tàu (ấu tẩu) là một loại củ cứng như đá tai mèo, xù xì, gai góc. (Ảnh: Ngọc Quang/Bnews)

Vì củ ấu tẩu rất độc nên người dân tuyệt đối không tự ý sử dụng. Khi dùng các chế phẩm thuốc có thành phần là củ ấu tẩu phải hết sức thận trọng và theo đúng hướng dẫn của thầy thuốc có kinh nghiệm.

Không tự chế biến củ ấu tẩu làm thức ăn nếu không biết cách chế biến để loại bỏ độc tố. Tuyệt đối không được uống rượu ngâm củ ấu tẩu, sẽ bị ngộ độc dẫn đến tử vong.

Các loại rượu ngâm ấu tẩu dùng để xoa bóp phải dán nhãn rõ ràng, cất giữ nơi an toàn, xa tầm tay trẻ em và để tránh nhầm lẫn khi sử dụng.

Cứu người ngộ độc củ ấu tẩu thế nào?

Trong trường hợp bệnh nhân bị ngộ độc rượu ấu tẩu, người nhà cần xửa trí cấp cứu ban đầu cho bệnh nhân bằng cách gây nôn ngay, sau đó nhanh chóng đưa tới bệnh viện (nơi có khả năng cấp cứu, chống độc hoặc trung tâm chống độc) để xử trí kịp thời điều trị.

Tuyệt đối không để người bị ngộ độc ở nhà tự theo dõi và điều trị vì bệnh nhân có thể tử vong nhanh do suy hô hấp hoặc loạn nhịp tim.

chọn
Thông tin quy hoạch nổi bật tuần qua (11/1 - 17/1): Thủ tướng yêu cầu khởi công toàn bộ cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng trong quý I
Thủ tướng yêu cầu khởi công cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng; Hà Nội khởi công đường Tây Thăng Long qua Đan Phượng; gần 4.000 tỷ đồng bồi thường, TĐC cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành qua Bình Phước... là những thông tin quy hoạch nổi bật tuần qua.