Từ việc truyền 5 lít bia cứu người ngộ độc rượu: Bộ Y tế hướng dẫn điều trị ngộ độc rượu như thế nào?

Bộ Y tế có tài liệu chuyên môn hướng dẫn chẩn đoàn và xử trí ngộ độc, trong đó có ngộ độc rượu.

Liên quan đến trường hợp truyền gần 5 lít bia cứu người ngộ độc rượu, ông Trần Văn Thành, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Quảng Trị xác nhận ông đã đến bệnh viện đa khoa tỉnh này kiểm tra và xác nhận có trường hợp truyền bia vào dạ dày để giải độc cho bệnh nhân.

Theo ông Thành, đây là một phương pháp điều trị theo hướng dẫn chẩn đoán và xử trí ngộ độc, được ban hành kèm theo quyết định số 3610/QĐ-BYT ngày 31/8/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế.

Theo hướng dẫn điều trị của Bộ Y tế là phải lọc máu liên tục và có cách điều trị phối hợp là dùng Ethanol để thải Methanol, khiến Methanol không phân vị ra các chất độc khác. Trong bia chắc chắn có ethanol vì có nhà máy sản xuất, còn trong rượu thì không chắc chắn vì rượu hiện nay rất khó để biết rượu Ethanol hay rượu Methanol.

Ông Thành cũng cho biết: “Thực chất, không phải dùng bia mà dùng Ethanol để xử lí. Ethanol có ở trong rượu và bia, nhưng trong rượu thì không biết chắc chắn vì trong rượu hiện nay rất khó phân biệt đó là rượu Ethanol hay Methanol”.

tu viec truyen 5 lit bia cuu nguoi ngo doc ruou bo y te huong dan dieu tri ngo doc ruou nhu the nao
Bệnh nhân Nguyễn Văn Nhật, 48 tuổi, Quảng Trị được giải ngộ độc rượu nhờ tiêm 15 lon bia vào dạ dày. (Ảnh: Thanh Niên)

Xử trí khi ngộ độc rượu Ethanol

Theo văn bản số 3610 của Bộ Y tế nói trên thì ngộ độc rượu cấp có thể gây hôn mê, suy hô hấp và tử vong. Các trường hợp bệnh nhân nặng thường do uống nhiều hoặc có các chiến chứng như chấn thương, hạ đường huyết,…. Cần phân biệt ngộ độc rượu ethanol với các rượu khác đặc biệt là methanol và ethylen glycol.

Nguyên nhân ngộ độc rượu Ethanol thường do uống quá nhiều rượu, bia; một số ít do tự tử bằng rượu hoặc các sản phẩm từ rượu.

Tại văn bản số 3610, Bộ Y tế hướng dẫn điều trị trường hợp ngộ độc rượu Ethanol như sau:

Nguyên tắc khi điều trị ngộ độc rượu Ethanol là ổn định bệnh nhân và điều trị các triệu chứng, biến chứng. Đối với ngộ độc mức độ nhẹ, cần để bệnh nhân nghỉ ngơi yên tĩnh, truyền dịch, truyền glucose và vitamin nhóm B.

Với bệnh nhân ngộ độc mức độ nặng với biểu hiện hôn mê sâu, co giật, ứ đọng đờm rãi, tụt lưỡi, suy hô hấp, thở yếu, ngừng thở, cần đặt bệnh nhân nằm nghiêng, đặt canun miệng, hút đờm rãi, thở ôxy, đặt nội khí quản, thở máy với chế độ tăng thông khí (tùy theo mức độ). Nếu bệnh nhân tụt huyết áp, cần truyền dịch, thuốc vận mạch nếu cần.

Khi bệnh nhân nôn nhiều, cần tiến hành tiêm thuốc chống nôn, uống thuốc bọc niêm mạc dạ dày, tiêm thuốc giảm tiết dịch vị, bù nước điện giải bằng truyền tĩnh mạch, ủ ấm khi bị hạ thân nhiệt và cần thường xuyên lưu ý phát hiện, xử trí chấn thương, biến chứng khác. Để tẩy độc và tăng thải trừ chất độc, có thể đặt sonde dạ dày và hút dịch, tăng thải trừ...

tu viec truyen 5 lit bia cuu nguoi ngo doc ruou bo y te huong dan dieu tri ngo doc ruou nhu the nao
(Ảnh minh họa: VnExpress)

Xử trí khi ngộ độc rượu Methanol

Methanol thường được gọi là cồn công nghiệp, thường có nhiều công dụng khác nhau: làm sơn, dung môi… tuy nhiên chất này rất độc với cơ thể và hoàn toàn không được dùng làm rượu thực phẩm như Ethanol.

Methanol được hấp thu nhanh chóng và hoàn toàn qua đường tiêu hóa, thể tích phân bố 0,7L/kg, không gắn với protein huyết tương. Phần lớn được chuyển hóa qua gan nhưng chậm. Bản thân chất mẹ methanol tác dụng giống Ethanol (các biểu hiện kiểu “say rượu”), nhưng sau đó methanol chuyển hóa thành a xít formic, sau đó thành formate, gây nhiễm toan chuyển hóa, độc với các tạng, đặc biệt là thần kinh và thị giác.

Khi trong rượu uống có cả ethanol và Methanol thì chuyển hóa gây độc của methanol xuất hiện chậm hơn và biểu hiện nhiễm độc muộn, bệnh nhân và thày thuốc có thể chỉ chú ý đến ngộ độc kiểu Ethanol lúc đầu và dễ bỏ sót giai đoạn ngộ độc thực sự về sau của methanol.

Ngộ độc methanol thường nặng, dễ tử vong nếu không được phát hiện kịp thời và điều trị tích cực.

Nguyên nhân ngộ độc methanol là do uống rượu pha từ cồn công nghiệp, Methanol (các loại rượu không rõ nguồn gốc) hoặc uống các dung môi, cồn công nghiệp, cồn sát trùng.

Các triệu chứng nhiễm độc Methanol thường xuất hiện trong vòng 30 phút sau khi uống, có thể muộn hơn tuỳ thuộc vào số lượng và bệnh nhân có uống ethanol hay không (nếu có triệu chứng xuất hiện chậm hơn).

Ngộ độc rượu Methanol thường có hai giai đoạn, giai đoạn kín đáo (vài giờ đến 30 giờ đầu) và giai đoạn ngộ độc rõ tiếp theo sau. Triệu chứng ban đầu thường kín đáo và nhẹ (ức chế nhẹ thần kinh, an thần, vô cảm) nên thường bị bỏ qua hoặc khó phát hiện.

Các biểu hiện thường gặp có liên quan đến thần kinh, mắt, tim mạch, hệ hô hấp, tiêu hóa, thận, có thể xuất hiện một số triệu chứng như đau lưng, thân mình, cứng gáy (giống xuất huyết màng não), cứng cơ, da có thể lạnh, vã mồ hôi.

tu viec truyen 5 lit bia cuu nguoi ngo doc ruou bo y te huong dan dieu tri ngo doc ruou nhu the nao
(Ảnh minh họa: Insiderguides.com.au)

Nguyên tắc điều trị ngộ độc rượu Methanol thường tập trung vào việc ổn định tình trạng cấp cứu của bệnh nhân, điều trị triệu chứng và các biến chứng, điều trị hỗ trợ, sử dụng chống giải độc đặc hiệu. Việc lọc máu cơ thể được chỉ định khi bệnh nhân được chẩn đoán ngộ độc methanol.

Phương thức lọc thường là lọc máu thẩm tách (thận nhân tạo), lọc máu liên tục và lọc màng bụng.

Hướng dẫn của Bộ Y tế cũng nêu rõ thuốc giải độc đặc hiệu là Ethanol và fomepizole (4-methylpyrazole) nhằm ngăn cản việc methanol chuyển hóa thành các chất độc (axit formic và format), methanol tự do sẽ được đào thải khỏi cơ thể qua thận hoặc lọc máu. Khi ngừng các thuốc này hoặc dùng không đủ và bệnh nhân không được lọc máu, methanol tiếp tục được chuyển hóa và gây độc.

Ethanol hoặc fomedizole nên được dùng ở các bệnh nhân sẽ và đang được lọc máu liên tục hoặc trong thời gian chờ đợi lọc máu thẩm tách để ngăn chặn quá trình chuyển hóa gây độc tiếp diễn của methanol trong khi chưa được loại bỏ khỏi cơ thể.

Tuy nhiên, ethanol cũng gây một số tác dụng phụ đến hệ thần kinh trung ương, hạ đường huyết, rối loạn nước điện giải. Chế phẩm ethanol tĩnh mạch dễ dùng cho bệnh nhân hơn, dễ theo dõi và điều chỉnh liều hơn ethanol đường uống.

Khi sử dụng ethanol đường uống, cần lưu ý về loại ethanol dùng, cách pha, liều lượng ban đầu và liều duy trì, đồng thời cần thường xuyên theo dõi tình trạng bệnh nhân. Chỉ ngừng ethanol khi đạt các tiêu chuẩn do Bộ Y tế yêu cầu.

Nếu uống nhiều methanol và đến viện muộn, khi đã có các biến chứng, không được điều trị giải độc và lọc máu, bệnh nhân sẽ có tiên lượng xấu và nguy hiểm đến tính mạng. Khi phát hiện thấy người ngộ độc rượu, cần đưa vào bệnh viện để được xử trí và cứu chữa kịp thời mới giữ được tính mạng. Để tránh bị ngộ độc rượu, cần hạn chế uống rượu, nếu uống thì chỉ uống các loại rượu thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng.

Xem thêm: Truyền 5 lít bia cứu người ngộ độc rượu: 'Tình huống sinh tử, không giống uống bia rượu trên bàn nhậu'

tu viec truyen 5 lit bia cuu nguoi ngo doc ruou bo y te huong dan dieu tri ngo doc ruou nhu the nao Bác sĩ truyền 15 lon bia cứu bệnh nhân: 'Không có thời gian đắn đo'

Kể về ngày cấp cứu 25/12, bác sĩ Lâm cho biết đây là lần đầu khoa tiếp nhận bệnh nhân ngộ độc rượu nặng và ...

tu viec truyen 5 lit bia cuu nguoi ngo doc ruou bo y te huong dan dieu tri ngo doc ruou nhu the nao Truyền 5 lít bia vào cơ thể người đàn ông để giải ngộ độc rượu

Để cứu ông Nhật bị ngộ độc rượu methanol, các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị đã truyền 15 lon bia vào ...

chọn
Lãnh đạo Everland chia sẻ về dự án HH5 Bắc An Khánh vừa M&A ở khu tây Hà Nội
Tại ĐHĐCĐ thường niên 2024, Chủ tịch Everland Lê Đình Vinh cho biết, hiện nay tình hình thị trường bất động sản phía tây Hà Nội đang ấm dần, do tập đoàn đang phối hợp với chủ khu đô thị Bắc An Khánh để hoàn thiện các thủ tục về đầu tư, xây dựng ô đất HH5 để có thể triển khai xây dựng từng phần ngay trong 2024.