Theo thông tin được chia sẻ trên Báo Thanh Niên, ngày 25/12/2018, bác sĩ Lê Văn Lâm, Trưởng khoa Hồi sức tích cực - Chống độc, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị, tiếp nhận trường hợp bệnh nhân Nguyễn Văn Nhật (48 tuổi, Triệu Phong, Quảng Trị) trong tình trạng hôn mê, nguy kịch.
Lí do là bởi, trước đó, trong bữa tiệc mừng Giáng sinh tại nhà thờ Đồng Giám (Triệu Độ), ông Nhật cùng một số người bạn đã uống rượu. Sau khi trở về nhà, ông cùng ba người khác là Nguyễn Văn Tửu, Hoàng Thanh Chiến và Lê Văn Xược xuất hiện các biểu hiện bất thường.
Ngay sau đó, ông Nguyễn Văn Nhật và Lê Văn Tửu cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị, hai bệnh nhân còn lại điều trị tại Bệnh viện Trung ương Huế. Đến ngày 28/12/2018, bệnh nhân Lê Văn Xược tử vong.
Sau khi sự việc trên xảy ra, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Quảng Trị đã lập tức phối hợp với các cơ quan liên quan lấy các mẫu bệnh phẩm để phân tích. Kết quả cho thấy, hàm lượng methanol trong mẫu máu bệnh nhân Nguyễn Văn Nhật là 2.100 mg/lít, vượt hơn 10 lần ngưỡng gây ngộ độc rượu. Mẫu máu của bệnh nhân Lê Văn Tửu cũng gấp hơn 6 lần ngưỡng gây ngộ độc.
Đồng thời, các bác sĩ đã làm xét nghiệm khí máu, soi đáy mắt và dựa vào biểu hiện lâm sàng chẩn đoán bệnh nhân bị ngộ độc methanol có trong rượu.
Bệnh nhân Nguyễn Văn Nhật được các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị truyền gần 5 lít bia để giải ngộ độc rượu. (Ảnh: NV) |
Mới đây, vụ việc truyền gần 5 lít bia để kéo dài thời gian lọc máu, cứu sống người ngộ độc rượu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị đã tạo ra một "làn sóng tranh luận" mạnh mẽ, khiến nhiều người vô cùng bất ngờ trước cách chữa bệnh kiểu "lấy độc trị độc" này. Theo đó, nhiều người tỏ ra không thể tin nổi trước sự việc này.
Chia sẻ với Tuổi trẻ online, đại diện của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị xác nhận sau khi tiếp nhận ca ngộ độc rượu rất nặng trên, để cứu bệnh nhân, các bác sĩ dùng 3 lon bia (tổng cộng 990ml) để chuyền vào đường tiêu hóa của ông Nhật. Liên tiếp sau đó, một giờ đồng hồ chuyền tiếp 1 lon bia. Sau khi chuyền 15 lon bia (gần 5 lít) kết hợp việc lọc máu, điều trị tích cực, bệnh nhân Nhật dần tỉnh táo, bình phục và được xuất viện vào chiều 9/1/2019.
Xem thêm: Truyền 5 lít bia vào cơ thể người đàn ông để giải ngộ độc rượu
Ngay sau khi sự việc các bác sĩ tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị được lan truyền, đã có rất nhiều tỏ ra bất ngờ, thậm chí là "sốc nặng". Theo đó, ngày càng có nhiều người chia sẻ rộng rãi trên khắp các trang mạng xã hội.
Cụ thể, một người dùng Facebook đã viết: "Đỉnh cao của "lấy độc trị độc": Dùng 15 lon bia cứu sống người đàn ông bị ngộ độc rượu".
Tài khoản Đ.N.Phồn bày tỏ sự ngạc nhiên: "Thần bia hiệp lữ. Chuyện thật như đùa".
Đồng quan điểm, tài khoản Đức Thắng nói: "Thần bia đại rượu là có thật."
Trong khi đó, có rất nhiều người chia sẻ sự phấn khích khi cho rằng đã tìm ra "bài thuốc" để giải rượu. Hay tài khoản Bá Ngọc hài hước nói: "Cách tốt nhất để chống ngộ độc khi uống thật nhiều rượu là uống thật nhiều bia. Kiểu kiểu cách tốt nhất để quên một người là yêu người khác say đắm hơn đó."
Tuy vậy, bên cạnh sự bàn tán xôn xao này, cũng có rất nhiều bạn tỉnh táo hơn, và nhận ra bản chất vấn đề của sự việc này nằm ở đâu cùng cơ sở để bác sĩ thực hiện phương pháp điều trị này và thẳng thắn khẳng định, các bác sĩ "dùng bia để cứu người chứ không phải để nhậu".
Tài khoản Phan Lan Hương: "Đúng hơn là, cứu bệnh nhân ngộ độc methanol bằng ethanol."
Câu chuyện lạ mà thật này đang nhận được rất nhiều sự quan tâm của mọi người. Theo đó, nhiều người không khỏi thắc mắc, nếu uống rượu say thì có thể uống bia để giải rượu hay không?
Chia sẻ với Báo Thanh Niên, bác sĩ Lâm giải thích, rượu có hai loại cơ bản là Etylic và Metylic (Methanol). Khi đi vào cơ thể, gan sẽ chuyển hóa Etylic trước, sau đó đến Metylic. Trong đó, Etylic được chuyển hóa sẽ không gây ngộ độc nhưng Metylic được chuyển hóa thành Andehit Formic, ở hàm lượng cao sẽ gây ngộ độc, nguy cơ tử vong rất cao. Trong bia có Etylic, vì vậy để hạn chế quá trình chuyển hóa Metylic, đội ngũ y, bác sĩ Khoa Hồi sức tích cực – chống độc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị đã chuyền bia cho bệnh nhân.
Khi chuyền bia cho bệnh nhân Nhật, gan sẽ ưu tiên chuyển hóa Etylic, ngưng chuyển hóa Metylic, điều đó giúp có đủ thời gian để lọc máu, bác sĩ Lâm cho hay.
Hơn nữa, Methylic ở lâu trong cơ thể không được chuyển hóa sẽ bị đào thải dần qua đường nước tiểu, làm giảm độc tố trong cơ thể, đây chính là cơ sở để cứu sống bệnh nhân, vị bác sĩ này nói thêm.
Cũng theo Báo Thanh Niên, nhiều người đang thắc mắc, nếu uống rượu say thì có nên uống bia thêm để giải rượu? Một bác sĩ tại TP.HCM cho biết: "Uống rượu vào bị say là do ngộ độc ethanol và toan máu, thiếu nước nên sẽ rất khát nước, cần bù nước cho đủ. Tốt nhất là uống thêm nhiều nước rồi nằm nghỉ ngơi".
"Trường hợp sau khi uống 24 giờ mà vẫn còn mệt. đau đầu nhiều, buồn ói thì khả năng do trong rượu có metanol, lúc đó đau đầu do HCHO. Có thể uống một ít (chỉ một ít) rượu trắng hoặc bia chuẩn, tức là ethanol, sẽ bớt đau đầu và bớt say", vị này nói thêm.
Sáng 10/1, trao đổi với Zing.vn, ông Trần Văn Thành, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Quảng Trị, cho biết đã nắm được thông tin trên và nhận định việc các bác sĩ khoa Hồi sức tích cực - Chống độc, Bệnh viện Đa khoa Quảng Trị, sử dụng bia để cứu sống bệnh nhân ngộ độc rượu là có cơ sở khoa học. Tuy nhiên, Sở Y tế tỉnh Quảng Trị đang kiểm tra lại quy trình, văn bản của Bộ Y tế nên hiện chưa thể đưa ra bất cứ đánh giá nào về hành động của các bác sĩ.
XEM THÊM
Truyền 5 lít bia vào cơ thể người đàn ông để giải ngộ độc rượu
Để cứu ông Nhật bị ngộ độc rượu methanol, các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị đã truyền 15 lon bia vào ... |
Ám ảnh những cái chết vì ngộ độc rượu mỗi dịp cuối năm
Lượng rượu bia tiêu thụ tăng vọt dịp cuối năm theo những bữa tiệc tất niên, tiệc mừng năm mới nguy cơ kéo theo những ... |
Cảnh báo cách ngâm rượu rễ cây, tránh gây ngộ độc
Dù đã được cảnh báo nhưng nhiều vụ ngộ độc rượu ngâm rễ cây khiến không ít người mất mạng vẫn diễn ra gần đây. ... |
Lối sống 09:17 | 11/01/2019
Lối sống 08:58 | 11/01/2019
Lối sống 08:09 | 11/01/2019
Lối sống 04:49 | 11/01/2019
Lối sống 12:22 | 10/01/2019
Lối sống 10:06 | 10/01/2019
Lối sống 09:35 | 10/01/2019
Lối sống 08:28 | 10/01/2019