Truyền 5 lít bia cứu người ngộ độc rượu: 'Tình huống sinh tử, không giống uống bia rượu trên bàn nhậu'

Giám đốc Sở Y tế tỉnh Quảng Trị chia sẻ liên quan đến thông tin bệnh viện đa khoa tỉnh truyền bia cứu sống người ngộ độc rượu.

Thông tin về vụ truyền gần 5 lít bia cứu người ngộ độc rượu

Về thông tin bệnh nhân truyền gần 5 lít bia cứu người ngộ độc rượu, ông Trần Văn Thành, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Quảng Trị xác nhận ông đã đến bệnh viện tỉnh kiểm tra có trường hợp truyền bia vào dạ dày để giải độc cho bệnh nhân. Đây là một phương pháp điều trị theo hướng dẫn chẩn đoán và xử trí ngộ độc, được ban hành kèm theo quyết định số 3610/QĐ-BYT ngày 31/8/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế.

Theo hướng dẫn điều trị của Bộ Y tế là phải lọc máu liên tục và có cách điều trị phối hợp là dùng ethanol để thải methanol, khiến methanol không phân vị ra các chất độc khác. Trong bia chắc chắn có ethanol vì có nhà máy sản xuất, còn trong rượu thì không chắc chắn vì rượu hiện nay rất khó để biết rượu ethanol hay rượu methanol.

Ông Thành cũng cho biết: “Thực chất, không phải dùng bia mà dùng ethanol để xử lí. Ethanol có ở trong rượu và bia, nhưng trong rượu thì không biết chắc chắn vì trong rượu hiện nay rất khó phân biệt đó là rượu ethanol hay methanol”.

truyen 5 lit bia cuu nguoi ngo doc ruou tinh huong sinh tu khong giong uong bia ruou tren ban nhau
Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Trị. Ảnh: Báo Nông nghiệp

Theo ông Thành, bệnh nhân bị ngộ độ methanol rất nặng, đã hôn mê. Để điều trị song song, các bác sĩ vừa lọc máu, vừa truyền ethanol ở bia vào hệ tiêu hóa, sau đó bệnh nhân ổn định.

Theo ông Thành, một số tỉnh không có ethanol nguyên chất để điều trị, nên các bác sĩ đã hội chẩn và đưa ra sáng kiến dùng bia và tính toán hàm lượng để đưa vào dạ dày của bệnh nhân.

“Nếu truyền rượu mà không phải ethanol mà lại là methanol thì rất nguy hiểm. Tôi cho đây cũng là sáng kiến của các bác sĩ của bệnh viện tỉnh”, ông Thành nhấn mạnh.

Khác uống bia rượu trên bàn nhậu

Trả lời về câu hỏi uống bia trên bàn nhậu và truyền bia cứu người trong trường hợp này khác nhau như thế nào, ông Thành cho biết:

“Khác nhau, bởi vì đây là cứu người. Khi bị ngộ độc methanol, các bác sĩ vừa dùng ethanol để giải độc vừa kết hợp lọc máu. Đây là trường hợp giải cứu bệnh nhân bị ngộ độc methanol, giữa cái sống và cái chết.

Còn khi uống rượu, người ta cũng uống rượu ethanol nhưng nếu không phân biệt được mà uống rượu methanol là rất độc.

Ethanol giống như loại rượu nhiều người vẫn uống, nhưng nếu uống nhiều quá cũng gây độc. Với methanol thì rất độc, uống chỉ một nồng độ nhỏ thì cũng có thể gây tử vong".

Sẽ báo cáo Bộ Y tế

Khi được hỏi về việc đảm bảo chất lượng bia đưa vào người bệnh nhân, ông Thành cho biết: “Chúng tôi rất cân nhắc trong khi giao ban, từ lãnh đạo đến hội đồng chuyên môn trực tiếp đưa ra quyết định. Bởi vì trong rượu không đảm bảo ethanol, còn bia có hãng sản xuất với vật chất đầy đủ. Chúng tôi tin tưởng vào sự đúng đắn của nhà sản xuất”.

Giám đốc Sở Y tế Quảng Trị cho rằng hiện nay, trên mạng có nhiều thông tin sử dụng cách giật tít khiến ông “giật mình”. Vì vậy, Sở Y tế tỉnh Quảng Trị sẽ có báo cáo cụ thể với Bộ Y tế, Ban Tuyên giáo Trung ương để làm rõ vấn đề này.

Trước đó, nhiều phương tiện truyền thông đưa tin, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị đã cứu sống thành công trường hợp bệnh nhân Nguyễn Văn Nhật, 48 tuổi, bị ngộ độc methanol có trong rượu. Ông Nhật nhập viện sáng 25/12 trong tình trạng hôn mê, hết sức nguy kịch và được đưa đi cấp cứu.

Các bác sĩ tại đây đã truyền ba lon bia (khoảng một lít) vào đường tiêu hóa của bệnh nhân. Mỗi giờ tiếp theo, bệnh nhân được truyển thêm một lon bia. Sau khi truyền tổng cộng 15 lon bia, gần 5 lít, hiện tại, bệnh nhân đã bình phục và xuất viện.

Theo Hướng dẫn xử lý chẩn đoán và điều trị ngộ độc (Ban hành kèm theo Quyết định số 3610/QĐ-BYT ngày 31/8/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế), đối với các trường hợp ngộ độc Methanol, bên cạnh phương thức lọc máu thẩm tách (thận nhân tạo), lọc máu liên tục và lọc màng bụng, còn có thuốc giải độc đặc hiệu là Ethanol và fomepizole (4-methylpyrazole) nhằm ngăn cản việc methanol chuyển hóa thành các chất độc (axit formic và format), methanol tự do sẽ được đào thải khỏi cơ thể qua thận hoặc lọc máu.

Ethanol hoặc fomedizole nên được dùng ở các bệnh nhân sẽ và đang được lọc máu liên tục hoặc trong thời gian chờ đợi lọc máu thẩm tách để ngăn chặn quá trình chuyển hóa gây độc tiếp diễn của methanol trong khi chưa được loại bỏ khỏi cơ thể.

Xem thêm:Truyền 5 lít bia vào cơ thể người đàn ông để giải ngộ độc rượu

truyen 5 lit bia cuu nguoi ngo doc ruou tinh huong sinh tu khong giong uong bia ruou tren ban nhau Cộng đồng mạng 'dậy sóng' trước ca truyền gần 5 lít bia cứu người ngộ độc rượu

Mới đây, vụ việc truyền gần 5 lít bia để cứu người ngộ độc rượu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị đã tạo ...

chọn
Vinaconex: Bán một phần Cát Bà Amatina nếu giá tốt, lãi thêm 275 tỷ từ dự án 93 Láng Hạ
Tại ĐHĐCĐ thường niên năm 2024, ban lãnh đạo Vinaconex đã cập nhật tiến độ, tình hình kinh doanh tại một số dự án bất động sản như Cát Bà Amatina, KCN Đông Anh và Green Diamond.