Lý do khiến tín đồ 'hàng hiệu bình dân' Zara dễ dàng thành khách hàng H&M
07:30 | 07/07/2017
Từ khâu nhập mua nguyên vật liệu đến phương thức vận chuyển sản phẩm, mỗi thương hiệu đều có những cách thức cạnh tranh thông minh giúp giá thành luôn tốt nhất khi đến tay người tiêu dùng.
H&M và Zara là công ty bán lẻ quần áo đa quốc gia, nổi tiếng với dòng thời trang cho nam giới, phụ nữ, thanh thiếu niên và trẻ em. Đây là thương hiệu bình dân ở nước ngoài, nhưng vì mẫu mã phong cách theo kịp xu hướng cũng như chất lượng tương đối và giá tiền vừa phải so với người bản xứ nên chúng được ưa chuộng khắp mọi nơi.
Hai thương hiệu thời trang chinh phục các tín đồ thời trang trên thế giới bởi phong cách phóng khoáng, thời thượng mà không kém phần sang trọng, mẫu mã đa dạng nhưng mức giá rất bình dân.
Với người yêu thích thời trang Việt Nam từng có thời gian dài chỉ có thể sở hữu những món đồ của H&M và Zara từ người nhận đặt hàng qua mạng, du lịch tại các nước có 2 thương hiệu này để mua sắm, hay trong các cửa hàng thời trang địa phương với mức giá bị đội lên gấp nhiều lần,… đã có cơ hội trực tiếp sở hữu sản phẩm tại Việt Nam.
Zara chính thức khai trương cửa hàng đầu tiên vào tháng 9/2016, còn H&M chính thức xâm nhập thị trường thời trang Việt vào tháng 7/2017. Những thiết kế trên sàn catwalk, bộ sưu tập mới nhất theo mùa từ những nhà tạo mốt lừng danh được biến hóa tài tình thành những trang phục đời thường, giá phải chăng là bí quyết đầu tiên của Zara và H&M.
Kế hoạch quảng cáo: Trong khi các hãng bán lẻ thời trang khác chi khoảng 3,5% doanh thu vào việc quảng cáo, Zara chỉ chi 0,3%. Hãng này không có bộ phận báo chí ngoài Tây Ban Nha, không mang cho các tạp chí thời trang mượn đồ để chụp hình và không xuất hiện trên tivi.
Amancio Ortega Gaona, người sáng lập Intidex nghĩ rằng, quảng cáo không có ích. Những window cửa hàng của Zara là hình ảnh quảng bá có hiệu quả nhất. Người tiêu dùng xem quần áo là hàng hóa dễ hư hỏng như bánh mì, sữa chua hoặc cá được tiêu thụ một cách nhanh chóng, chứ không phải là lưu trữ trong tủ. Ông đã đi về xây dựng một bán lẻ doanh nghiệp cung cấp "quần áo mới ra lò”.
Trong khi đó, chiến lược của H&M là đưa ra những sản phẩm được quảng cáo là hợp tác thiết kế với những tên tuổi lớn của ngành thời trang thế giới, như Versace và Alexander Wang. Sự xuất hiện của những sản phẩm như vậy tại cửa hiệu giúp hãng gia tăng uy tín. Việc kết hợp với các hãng danh tiếng cũng mang đến cho khách hàng những sản phẩm có sự khác biệt so với những thiết kế phổ thông của hãng.
Các phương tiện truyền thông xã hội là một sự hiện diện mạnh mẽ của H&M. Họ cập nhật thông tin hàng ngày cho khách hàng thông qua các trang cá nhân trên Facebook, Twitter, Instagram, Goolge+ và Youtube cũng như các mạng xã hội của Trung Quốc Youku, Sina Weibo. Khách hàng của H&M có thể theo dõi, chia sẻ ý tưởng và luôn nhận được phản hồi nhanh nhất.
Đội ngũ thiết kế: Đội ngũ thiết kế chính của Zara không phải là tạo nên xu hướng mới mà là tái hiện những gì sẵn có, đồng thời cải tiến để tạo thành sản phẩm mới hơn. Đội thiết kế thường được chia thành 3 nhóm. Nhóm 1 đưa ra những thiết kế sơ bộ theo chu kỳ 6 tháng, dựa trên các dữ liệu cơ bản từ thị trường. Nhóm tiếp theo biến tấu các thiết kế theo xu hướng hiện hành. Nhóm cuối cùng sử dụng chính những bộ sưu tập đang có để sáng tạo ra những sản phẩm mới hơn.
Hàng tháng, đội ngũ thiết kế của Zara phải cho ra được ít nhất 1.000 mẫu khả dụng. có thể đánh bật những thương hiệu thời trang cao cấp bằng việc đem lại những sản phẩm tương tự, nhưng được làm với chất liệu rẻ hơn (như giả da hoặc len tổng hợp) và tất nhiên sản phẩm có mức giá rẻ hơn nhiều lần.
Điều đầu tiên giúp H&M gặt hái nhiều thành công như hôm nay là ý tưởng "mua và mượn" các ý tưởng thiết kế để sử dụng cho các sản phẩm thực sự là bước đi đúng đắn mang tính đột phá trong quá trình kinh doanh.
Giống với Zara, đội thiết kế của H&M có nhiệm vụ quan sát và phân tích những xu hướng thời trang mới trên thị trường, từ đó thay đổi và “thổi hồn” những sản phẩm thời trang tương ứng. Cảm hứng có thể đến từ nhiều nguồn như các show thời trang của các nhà tạo mẫu nổi tiếng, truyền thông, hay thậm chí từ các đối thủ cạnh tranh...
Ngoài ra, H&M cũng mua những thiết kế ấn tượng tạo ra bộ sưu tập của H&M, giúp cung cấp những mẫu thời trang mới nhất, với thời gian sớm nhất đến tay khách hàng và đảm bảo giá tốt nhất.
Giá thành và chất lượng sản phẩm: Zara có tốc độ bắt nhịp và thay đổi mẫu nhanh đến chóng mặt. Hiện thương hiệu này đang giữ kỷ lục về tốc độ thay đổi mẫu, vượt mặt H&M. Theo đó, hầu như sản phẩm nào của thương hiệu này đều chênh lệch giá so với H&M. Ngay cả sản phẩm cùng kiểu dáng và chất liệu nhưng sản phẩm Zara lại có giá cao hơn H&M đến vài chục USD. Rất ít sản phẩm của Zara có cùng kiểu dáng nhưng giá thấp hơn H&M.
Các sản phẩm của H&M không dẫn đầu thế giới về chất lượng nhưng họ tự hào với khách hàng là được dùng sản phẩm chất lượng nhất thế giới tương ứng với số tiền họ bỏ ra. Việc tạo ra những sản phẩm chất lượng cao với giá hợp lý là cách tốt nhất khẳng định vị thế trong vô số lựa chọn của khách hàng. Công ty luôn cam kết với khách hàng về chất lượng qua các yếu tố: mẫu mã sản phẩm, chất lượng sản phẩm, các dịch vụ đặt - giao nhận hàng, và giá trị thương hiệu mà khách hàng sở hữu.
Nguyên liệu giúp sản phẩm có giá cạnh tranh: Zara mua nguyên liệu vải bông từ châu Á nhưng chưa nhuộm với khối lượng lớn, các vật liệu như cúc, be… dự trữ sẵn đảm bảo nhu cầu. Nguyên liệu đầu mua cao hay tăng giá ảnh hưởng rất ít đến giá thành sản phẩm vì mô hình sản xuất của Inditex dựa vào sự linh hoạt và chú trọng địa điểm gần.
Bông (cotton) là nguyên liệu chính cho hoạt động sản xuất của H&M. Công ty đã tạo nên một phạm vi chất liệu bông làm nguyên vật liệu bền vững. Để thực hiện mục tiêu này, H&M không ngừng cải tiến công nghệ trồng cây bông hữu cơ hay công nghệ tái chế bông. H&M cũng tạo lập cho mình một ê-k íp các trung gian cung cấp vải, luôn mua nguyên vật liệu với khối lượng lớn.
Phương thức vận chuyển: Zara chủ động hoàn toàn từ khâu thiết kế, sản xuất cho đến phân phối. Thương hiệu này có một nhà máy sản xuất chính tại thành phố La Coruna. Trong tất cả sản phẩm mà Zara sản xuất, 50% đến từ Tây Ban Nha, 24% sản xuất được thuê ngoài cho các nhà sản xuất chi phí thấp ở châu Á và châu Phi. Dù một chiếc áo được làm ra Trung Quốc hay Bangladesh, sản phẩm vẫn được chuyển đến Tây Ban Nha trước khi đến cửa hàng. Cụ thể, châu Âu vận chuyển bằng xe tải trong 24h lái xe, châu Á và châu Mỹ vận chuyển bằng hàng không. Mỗi năm có hơn 200 triệu lượt vận chuyển. Với mỗi xu hướng thời trang mới nổi, chỉ sau 2 tuần, các mẫu mã mới nhất đã có mặt tại các cửa hàng của Zara.
Sau công đoạn sản xuất, các sản phẩm sẽ được chuyển đến một trong những trung tâm phân phối của H&M trên thế giới, trước khi xuất hiện tại cửa hàng. Thuê nhân công giá rẻ tại các đất nước đang phát triển như Vi ệt Nam, Campuchia, Bangladesh, Ấn Đ ộ, Trung Quốc,… là nguồn sản xuất của H&M. Thương hiệu này không trực tiếp sở hữu bất kỳ nhà máy hay xí nghiệp nào, thay vào đó là thiết lập mối quan hệ đối tác với hơn 900 nhà cung cấp trên toàn thế giới (chủ yếu là châu Á và Âu). Để vận chuyển hàng hóa, H&M tin dùng đường sắt và đường biển.
Khu đô thị biển Bình Sơn - Ninh Chữ (khu K2) do Hacom Holdings làm chủ đầu tư vừa qua đã được điều chỉnh tổng vốn thành 17.779 tỷ đồng, tiến độ thực hiện từ quý III/2024 - quý I/2029.