Mai Quốc Việt nấc nghẹn khi nói về NSƯT Quang Lý: ‘Thầy ơi, con muộn rồi!’

Bức tâm thư dài của Mai Quốc Việt chia sẻ cuộc đời âm nhạc của anh gắn liền với người thầy tận tâm, tận tuỵ - NSƯT Quang Lý khiến không ít người rơi nước mắt.

Sự ra đi đột ngột củ NSƯT Quang Lý vào sáng ngày 1/12 vì nhồi máu cơ tim, khiến không ít đồng nghiệp, đàn em trong nghề sốc, trong đó có cả những người từng một lần gọi ông là “thầy”. Không chỉ là cây đa, cây đề trong làng âm nhạc Việt, NS ƯT Quang Lý từng có quãng thời gian giảng dạy tại Nhạc Việt TP.HCM, nơi sản sinh ra nhiều thế hệ ca sĩ tài năng.

Trong ngày ra đi đột ngột của ông, rất nhiều học trò đã về thắp nén nhang tiễn biệt người thần hiền hậu, không trọng hình thức mà chỉ hết lòng tận tuỵ với nghề. Trong số những giọt nước mắt rơi xuống, Mai Quốc Việt - người học trò từng được NSƯT Quang Lý dìu dắt, dạy dỗ và nâng đỡ từng bước cũng nghẹn ngào. Ngay chính trên trang cá nhân, Mai Quốc Việt nấc nghẹn từng dòng khi kể lại quá trình vào nghề in dấu người thầy, “người cha tinh thần mẫu mực”.

mai quoc viet nac nghen khi noi ve nsut quang ly thay oi con muon roi
Bức ảnh thời sinh viên của ca sĩ Mai Quốc Việt khi được NSƯT Quang Lý dạy dỗ trong trường Nhạc Viện TP.HCM.

Trong dòng tâm sự, Mai Quốc Việt dành lời nhận xét chân thành về NSƯT Quang Lý là một người thầy không cần vẻ ngoài hào nhoáng như bao người khác, “thầy hát ấm như hơi thở, như tiếng trăn trở trong sâu thẩm của người nhạc sỹ khi ngồi viết lên ca khúc nào đó mà thầy thể hiện, ai hỏi con học thanh nhạc ở đâu?, con luôn tự hào thưa với họ rằng đó là từ NSƯT Quang Lý”.

Anh kể lại từng kỷ niệm, cách mà NSƯT Quang Lý dạy anh tập hát, tập lấy hơi thở, cách lấy cảm xúc hát bằng sự thật tâm, chân thành với nghệ thuật. Lúc NSƯT Quang Lý không còn dạy ở trường, anh cũng hụt hẫng mà bỏ học. Chính người thầy năm xưa đã gọi điện, ân cần trò chuyện và muốn dạy miễn phí cho nhóm của anh (nhóm It’s time). Anh viết: Thầy nói thầy dạy cho nhóm con miễn phí vì các con giống thầy với bác Trần Tiến ngày xưa, phong cách Acoustic và du ca, cả nhóm đến nghe thầy kể chuyện say sưa, thầy kể những niềm vui đơn giản và hạnh phúc thầy có đc thời trai trẻ khi chu du đó đây hát cho những người nghèo nghe, được họ bắt gà bắt vịt hái rau ngoài vườn về chiêu đãi, nhâm nhi đôi ba chén rượu, hát hò nghêu ngao...

mai quoc viet nac nghen khi noi ve nsut quang ly thay oi con muon roi
Mai Quốc Việt từng có quãng thời gian hoạt động trong nhóm nhạc It's time band trước khi theo sự nghiệp solo.

Mai Quốc Việt cũng chia sẻ 2 điều hối tiếc nhất khi chưa thể thực hiện được là làm theo tâm nguyện của NSƯT Quang Lý là duy trì nhóm nhạc It’s time. Điều thứ 2 là chưa kịp ghé thăm người thầy vì công việc. Anh viết dòng cuối nấc nghẹn: “thầy ơi, con đã muộn rồi thầy ạ!” khiến không ít người khi đọc cũng xúc động đến rơi nước mắt.

Nguyên văn dòng chia sẻ khiến dân mạng nghẹn ngào rơi nước mắt của Mai Quốc Việt dành cho NSƯT Quang Lý:

Con chào thầy!

Một sự kính trọng và biết ơn vô vàn con xin gửi đến thầy, những ngày đầu chập chững làm quen với mảnh đất Sài Gòn cũng là lần đầu tiên con biết đến thầy, con đã vào học tại một trường nghệ thuật vì con thấy có tên của thầy, rồi con may mắn đc nhận vào lớp thầy dạy mà bao nhiêu bạn cùng khoá mong muốn mà không đc.

Trong tâm con luôn dành cho thầy một sự ngưỡng mộ sâu sắc về tinh thần lẫn hình thức: Thầy ko cần cái vẻ hào nhoáng bề ngoài như bao người khác, thầy hát ấm như hơi thở, như tiếng trăn trở trong sâu thẩm của người nhạc sỹ khi ngồi viết lên ca khúc nào đó mà thầy thể hiện, ai hỏi con học thanh nhạc ở đâu?, con luôn tự hào thưa với họ rằng đó là từ NSƯT Quang Lý.

Con nhớ lần đầu tiên con gặp thầy đúng như tưởng tượng ban đầu khi những gì con hình dung về thầy qua những bản tình ca mà thầy đã hát, thầy lúc nào cũng nhẹ nhàng từ tốn, ân cần, thẳng tính, và chân thật.

Có lần thầy bắt cả lớp đứng lên mỗi người hát một đoạn, rồi thầy ân cần góp ý từng bạn một, cái tâm cái tài thầy dành trọn cho nghệ thuật qua từng câu nói, qua từng triết lý đứng đắn nhất mà thầy đã rót vào tail chúng con như một người cha hiền lành, ai ko thích hợp để theo đuổi nghệ thuật thầy sẽ thẳng thắn nói để cho các học trò nhìn xa và rõ hơn con đường mình sắp phải đi thế nào, nếu cảm thấy ko phù hợp thì thầy khuyên ko nên tiếp tục mà chọn nghề khác cho phù hợp, thầy dạy cho tụi con ko bon chen, không tranh giành, không đố kỵ và chà đạp người khác như sự hỗn độn ngoài kia, rồi thầy buông tiếng thở dài lặng lẽ mà đôi khi con bắt gặp đâu đó sự bất mãn và bất lực trong ánh mắt thầy với đôi điều cảm nhận về hậu vận cho nghệ thuật chân chính ...

Những lần thầy bắt con đứng trước lớp hát mẫu để các bạn nghe rồi thầy sửa đi, sửa lại... lúc đó con mê Rock lắm con hay gào rú cho hoang dã, thầy bảo "Rock đâu cần thiết phải như thế hả con... nhạc gì cũng vậy, hát sao con thấy thoải mái nhất" Rồi thầy bắt con tưởng tượng :" Con cứ nghĩ con đang đứng ở bên bờ sông, bên kia là người lái đó, trong không gian thanh vắng, xa vài trăm mét con làm thế nào để người lái đò đó nghe con gọi để họ qua đón con sang, đứng lên gọi thử thầy xem nào!" thầy nhớ ko? con đứng gọi tẹt cả giọng "Đò ơi!..." cả lớp cười oà lên, thầy cũng cười bảo :"không phải đâu, bình thường con gọi thế nào thì gọi thế ấy thầy xem, đừng gọi như chửi nhau thế..." con gọi lần hai, làn ba "đò ơi.!..." thầy bảo "đấy! đúng như vậy đấy, và khi con hát cũng như vậy nhé!, con sẽ không bao giờ bị mệt nếu con hát đúng như vị trí âm thanh đó, cũng giống như những người bán bưng rao bánh suốt ngày này qua ngày nọ mà ko hề có vấn đề gì về thanh quản!" Rồi có những khi con gượng hát cho thật giống thầy để cho thầy hài lòng nhưng vẫn bị thầy phát hiện và góp ý:"cái điều quan trọng nhất khi hát là con phải thật, thật từ trong tâm, chỉ cần con hát bằng trái tim thì nó sẽ chạm đc đến trái tim người nghe, ko cần vùng vẫy lo ngại quơ quào tay chân sao cho đẹp làm gì, chỉ cần thế thôi thì hình thức tay chân con sẽ tự khắc theo phản xạ để làm đẹp phù hợp nhất cho bài hát thôi..." Những lời dạy bảo chân tình đơn giản mà hữu dụng với con lắm thầy ạh... Những năm tháng đó con đi thi hát để trang trải cuộc sống, từ những giải thi karaoke cấp phường cấp quận đến những giải cao quý khác, con thấy mình tiến bộ hơn nhiều...

Hơn một năm ngồi ghế nhà trường rồi có những bất ổn công việc xảy ra khiến thầy không còn dạy ở trường nữa làm con hụt hẫng cũng bỏ học vì lớp vắng tiếng thầy, con chạy theo đam mê rồi thành lập nhóm, thầy nghe tin như vậy thầy gọi điện bảo con đến nhà, thầy ân cần trò chuyện, thầy nói thầy dạy cho nhóm con miễn phí vì các con giống thầy với bác Trần Tiến ngày xưa, phong cách Acoustic và du ca, cả nhóm đến nghe thầy kể chuyện say sưa, thầy kể những niềm vui đơn giản và hạnh phúc thầy có đc thời trai trẻ khi chu du đó đây hát cho những người nghèo nghe, được họ bắt gà bắt vịt hái rau ngoài vườn về chiêu đãi, nhâm nhi đôi ba chén rượu, hát hò nghêu ngao..., rồi những lúc đi diễn đc người ta tặng quà tặng bánh gói bằng lá bằng cách làm thủ công mang về mà lòng vui sướng phiêu bồng thế nào, con thấy hạnh phúc lâng lâng sang bên mình khi nghe thầy kể về những chuyến đi ấm áp tình người, hay ho như thế...

Có lần tụi con đi diễn cùng thầy ở những chương trình lớn, nhìn tụi con mỗi thằng một hũ kem quét vội để gọi là Make-up lên sân khấu, thầy bảo "tụi con phải đánh phấn mặt nữa hả, thầy ko hay như thế đâu, đàn ông mà, quan trọng gì...", tụi con nói "dạ chương trình trực tiếp mà thầy đánh lên cho nó sáng tí cho đẹp ghi hình thầy ạh", "thế hả, thế đánh lên cho thầy tí xem nào, haha" Tụi con đở ko nổi với thầy, nhưng dẫu sao thầy của con là người ko quan trọng hình thức và con biết thế từ khi chưa gặp thầy, vì lúc nào thầy xuất hiện cũng một kiểu tóc, một chiếc vest đủ trang trọng mà ko xuề xoà, quan trọng nhất với thầy vẫn là âm hưởng khi cất lên bằng muôn vàn cảm xúc khiến bao người mê mẫn quên đi cái hình thức bên ngoài vốn xa xỉ trong mắt thầy...

Giá như ngày ấy ko có thầy có lẽ con đã tách nhóm từ sớm lạc lối chạy theo nghệ thuật giải trí vốn ko phù hợp với tính cách của mình, giá như ngày ấy ko có thầy con đã sân si hơn với nghề, đố kỵ và xấu tính lắm thầy ạh... Thầy đã cho con thấy thế nào là giá trị cốt lõi của nghệ thuật, thầy dạy con biết yêu thương gìn giữ nghệ thuật chân chính như tôn trọng chính bản thân mình, giống như những gì thầy đã làm với đời với nghề với nghệ thuật... Cuộc sống xung quanh đẹp lắm phải ko thầy? chỉ cần mình luôn suy nghĩ tích cực và chân thành với nó.

Điều con thấy hối tiếc là ko thể làm theo tâm nguyện của thầy duy trì và tiếp tục với nhóm, vì con ko sống cho riêng mình mà có cả những người xung quanh nên hơn hai năm gồng gánh theo nhóm con đã buông tay để đeo đuổi lý tưởng khác mà con cho là cần thiết với mình nhất, con xin lỗi thầy vì đã phụ lòng mong mỏi của thầy với đôi điều trăn trở mà chính con chưa kịp một lần ngồi bày tỏ với thầy...Điều thứ hai con hối tiếc hơn nữa là bao nhiêu lần con định ghé qua thăm thầy nhưng lại trì hoãn dời lại những ngày sau, con muốn gặp thầy để kể thầy nghe những vui buồn và muốn cho thầy biết suy nghĩ trong con đã lớn... nhưng thầy ơi, con đã muộn rồi thầy ạh.

Hôm nay trong sự ngỡ ngàng của bao nhiêu người, và con nghe như sụp đổ thầy ạ, thầy đã thôi rong chơi để rời cõi tạm, con tin và chắc chắn một điều sẽ có vạn người như con ngỡ ngàng tiếc thương cho sự ra đi của thầy, vì sinh thời thầy giản dị thế nào, chân thành thế nào, chuẩn mực thế nào, thì ắc hẳn bạn bè xung quanh, những người thương iu con người chân chính mộc mạc ấy của thầy cũng như bật hậu bối đệ tử như con đây cảm thấy mất mác to lớn vô cùng thầy ạ.

Thật may mắn thay cho con khi được là học trò của thầy, xin cảm ơn thầy đã dìu dắt con một đoạn thật quan trọng trong đời sống nghệ thuật lẫn tâm hồn, kể từ nay ko còn nghe thầy kể chuyện xưa và nghêu ngao hát những bài thầy mới viết nữa, con ko biết tìm lại ở đâu thầy ạh...

Bằng tất cả tấm chân tình với những gì sâu sắc nhất con xin tạ ơn thầy, người đã biến con từ một thằng nhóc đen đúa, nhút nhát, quê mùa trở thành một "kẻ hát rong" phóng khoáng yêu đời và lạc quan như bây giờ. Con xin trân trọng và biết ơn thầy lắm!

Bình Yên nhé thầy! Thầy Quang Lý, người cha tinh thần mẫu mực của con!

Con MQV.

mai quoc viet nac nghen khi noi ve nsut quang ly thay oi con muon roi
NSƯT Quang Lý sinh năm 1949. Ông sinh ra trong một gia đình gốc Việt tại Thái Lan. Năm 9 tuổi, ông theo gia đình về Việt Nam định cư ở Hải Phòng. Quang Lý lập gia đình năm 25 tuổi. Những ngày đầu trong sự nghiệp hoạt động nghệ thuật, Quang Lý công tác tại Đài Tiếng Nói Việt Nam. Ông là một trong những giọng ca được yêu thích nhất của dòng nhạc trữ tình Việt Nam từ sau 1975.
chọn
Thân thế doanh nghiệp thế chân Viwaseen tại KĐT bên Vành đai 4: Vốn nghìn tỷ, từng tham gia thị trường vàng
BĐS Hồ Gươm (đơn vị thế chân Viwaseen tại dự án An Thịnh 6) nằm trong hệ sinh thái doanh nghiệp do doanh nhân Nguyễn Thị Loan phát triển. Doanh nghiệp này có vốn điều lệ 1.400 tỷ đồng, từng tham gia thị trường vàng.