Mang thai hộ để kiếm lời bùng nổ ở Trung Quốc

Khả năng Trung Quốc hợp pháp hóa mang thai hộ là chủ đề bàn luận sôi nổi trong năm nay, giữa bối cảnh ngày càng nhiều người ra nước ngoài để được đáp ứng nhu cầu.
mang thai ho de kiem loi bung no o trung quoc 'Tây lương nữ quốc' ngoài đời thực - nơi phụ nữ nắm mọi quyền trong tay
mang thai ho de kiem loi bung no o trung quoc Chàng trai Trung Quốc kết hôn với robot

mang thai ho de kiem loi bung no o trung quoc

Y tá chăm sóc các em bé mới sinh trong một bệnh viện tại thành phố Lan Châu, tỉnh Cam Túc. Ảnh: Tân Hoa xã

Theo quy định năm 2001 của Bộ Y tế Trung Quốc, cơ sở và nhân viên y tế bị cấm tiến hành "mọi hình thức mang thai hộ". Tuy nhiên, giới chuyên gia cho rằng hoạt động này vẫn diễn ra trong "vùng xám" khi các cơ quan thực thi pháp luật thường xuyên ngó lơ.

Cũng chính vì lý do này, mang thai hộ vì mục đích kinh doanh đã bùng nổ tại quốc gia đông dân nhất thế giới. Kể từ khi thành lập năm 2004 tới nay, AA69 (tọa lạc tại Thượng Hải), một trong số cơ sở cung cấp dịch vụ lớn nhất Trung Quốc, chứng kiến sự ra đời của 10.000 đứa trẻ. Khách hàng có nhu cầu sẽ trả khoảng 1 triệu nhân dân tệ (145.400 USD) cho mỗi em bé được sinh ra từ người mang thai hộ, theo China Newsweek.

Chuyên gia nhân khẩu học He Yafu nhận định giới chức Trung Quốc có thái độ "mập mờ" về hoạt động mang thai hộ. “Mang thai hộ là bất hợp pháp vì bị cấm theo quy định của cơ quan y tế, nhưng mặt khác, nó hợp pháp khi quy định – không phải một bộ luật – chỉ áp dụng đối với các cơ sở và nhân viên y tế, chứ không phải tổ chức và người khác”, ông He nói với South China Morning Post.

He không tán đồng với việc hợp pháp hóa mang thai hộ vì theo ông đây là vấn đề phức tạp về mặt pháp lý, đạo đức và khía cạnh xã hội. Tu nhiên, chính phủ có thể cân nhắc cho phép nhóm cụ thể, như các cặp đôi chỉ có một con nhưng đã qua đời hay những người quá tuổi thụ thai, có thể có con thông qua phương pháp mang thai hộ. Nếu chuyện mang thai hộ bị cấm, người dân có nhu cầu sẽ tìm tới thị trường “chợ đen” hoặc ra nước ngoài.

Dịch vụ mang thai hộ ở nước ngoài

Theo cuộc điều tra bí mật do kênh truyền hình China Business News thực hiện hồi tháng 2, khoảng 100 khách hàng muốn có con đã tập trung tại căn phòng lớn của một khách sạn 5 sao ở Thượng Hải, để nghe một trung tâm giới thiệu về dịch vụ mang thai hộ ở Mỹ. Người sáng lập trung tâm cho hay, dịch vụ mang thai hộ thu hút khoảng 70 khách hàng/tháng và thu về 1,4 triệu nhân dân tệ cho cơ sở này.

Việc sử dụng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) để cấy phôi vào cơ thể người mang thai hộ là chủ đề tranh cãi trên thế giới. Ấn Độ và một vài bang của Mỹ cho phép mang thai hộ, trong khi Hong Kong (Trung Quốc) khép mang thai hộ vì mục đích thương mại vào tội danh hình sự.

Cơ sở hỗ trợ mang thai hộ có trang web là zmtdy777.com đã hoạt động trong 10 năm. Họ có đội ngũ các bà mẹ ở California (Mỹ) và Thái Lan, sẵn sàng thực hiện việc mang bầu hộ khách hàng Trung Quốc.

Liu, người sáng lập cơ sở này, cho hay giới chức Trung Quốc "không khuyến khích cũng chẳng cản trở" hoạt động kinh doanh của họ. Mỗi cặp vợ chồng có nhu cầu sẽ trả 500.000 nhân dân tệ để có con qua hình thức mang thai hộ.

Cơ sở cũng phủ nhận việc thu lợi nhuận lớn từ hoạt động trên, bởi họ còn phải trả các khoản tiền cho cơ quan y tế, bác sĩ, người mang thai hộ sống ở nước ngoài. “Cuối cùng tôi chỉ lãi 70.000-80.000 nhân dân tệ mỗi ca”, Liu nói.

Nhân dân Nhật báo mới đăng tải bài phân tích khá chi tiết về khả năng chính phủ xem xét hợp pháp hóa hoạt động mang thai hộ phi thương mại, nhằm hỗ trợ chính sách khuyến khích các cặp vợ chồng Trung Quốc có hai con được đưa ra hồi năm 2015.

Tờ này viết rằng, 90 triệu người Trung Quốc đại lục không có khả năng sinh con thứ hai. “Vô sinh là vấn đề khiến nhiều gia đình đau đầu nhất. Họ sẵn sàng có con thứ hai vì phụ nữ khi có tuổi không còn khả năng mang thai”, bài báo cho hay.

Luật Dân số và Kế hoạch hóa gia đình sửa đổi ban hành cuối năm 2015 không đề cập tới việc cấm mang thai hộ như đề xuất của Ủy ban Sức khỏe và Kế hoạch hóa gia đình Quốc gia đưa ra trong quá trình dự thảo.

Trước thực tế hoạt động mang thai hộ vì mục đích kinh doanh bùng nổ ở Trung Quốc, Giám đốc Ủy ban Sức khỏe và Kế hoạch hóa gia đình Quốc gia, Zhang Chunsheng, hy vọng lệnh cấm mang thai hộ vì mục đích thương mại, hiện còn nhiều bất cập, có thể được nâng lên thành luật quốc gia.

chọn
Công ty con Kinh Bắc tăng vốn gấp rưỡi trước thềm xây khu công nghiệp 466 ha ở Long An
Sài Gòn Tây Bắc (SCD) - công ty con của Kinh Bắc sắp xây dựng KCN Lộc Giang gần 5.200 tỷ tại Đức Hòa, Long An. Vừa qua, doanh nghiệp này đã thực hiện tăng vốn điều lệ từ 750 tỷ đồng lên 1.181 tỷ đồng.