Bắt đầu cho con ăn dặm từ khi 6 tháng, đến nay bé Chip của chị Sen đã được 17 tháng rưỡi. Bé đã biết tự xúc ăn và tự giác ăn khi đến bữa. Chị Sen cho biết, chị nuôi con vô cùng đơn giản bởi bé Chíp của chị “háu ăn” từ trong bụng mẹ. Thời gian mang bầu, chị đã ăn đa dạng các loại thực phẩm, vừa giúp thai nhi khoẻ mạnh vừa để con sau này sinh ra dễ nuôi hơn. Khi bé Chíp ra đời, con rất ngoan ngoãn, chị Sen cũng không phải thức đêm trông con hay bế con bởi bé cứ đói là quay sang ti mẹ, ti no lại lăn ra ngủ.
Hai mẹ con chị Sen. (Ảnh: NVCC) |
1. Những điều mẹ cần lưu ý khi bắt đầu cho con ăn dặm
Nhớ lại lần đầu khi cho con ăn dặm, chị Sen chia sẻ, con đã rất thích thú khi được mẹ cho ăn. Thời gian đầu, chị Sen thường dành thời gian để chế biến các món ăn thật đa dạng và hấp dẫn để con cảm thấy vui vẻ hơn khi đến bữa.
Theo kinh nghiệm của chị Sen, khi bé có những biểu hiện dưới đây, mẹ cần bắt đầu tìm hiểu và lên ngay thực đơn ăn dặm cho con để bé cảm thấy hào hứng hơn khi chuyển giai đoạn: Đó là khi bé miệng nhai tóp tép bắt chước người lớn, đùn lưỡi ra vào nhiều khi nhìn người lớ ăn, đã ngồi khá vững.
Mục đích của giai đoạn đầu tiên là tập cho bé cách làm quen với việc ăn bằng thìa, ăn thức ăn đặc và đa dạng mùi vị so với sữa. Vì vậy, lượng ăn hàng ngày của bé có thể tính theo thìa.
Ở giai đoạn đầu của ăn dặm, chị Sen cho bé tập ăn dặm từ bột ngọt sau đó chuyển sang củ quả xay và dần chế biến sang cháo. Lượng thức ăn dặm 1 bữa/ ngày. Lưỡng sữa bột/ sữa mẹ tuỳ theo nhu cầu của bé. Độ mềm của thực phẩm chị thường nghiền nhuyễn.
2. Chú ý trong quá trình tập cho bé ăn dặm
Nên chọn cháo nghiền là món ăn đầu tiên để bé tập ăn dặm do đặc tính lành và mềm, mùi vị trung tính của gạo. (Vì cho con ăn bột gạo xay nhuyễn sẽ làm con lười tập nhai). Tất cả đều bắt đầu với lượng là 1 thìa (5ml) trong mỗi lần giới thiệu thực phẩm mới cho bé.
Chỉ cho bé ăn từng thực phẩm mới mỗi lần, không được trộn lẫn để có thể biết được nguyên nhân gây ra dị ứng (nếu có).
Quan trọng nhất là vì đây mới là giai đoạn tập ăn và nếm thử mùi vị, do đó nếu như lượng ăn của bé không được như mong đợi thì mẹ cũng cần phải rất kiên nhẫn và kiên định.
Bột ăn dặm từ khoai lang của mà chị Sen làm cho con. (Ảnh: NVCC) |
3. Có thể cho bé ăn những gì
Tất cả các thực phẩm cho bé ăn trong giai đoạn này cần được nấu chín nhừ và nghiền nhuyễn. Không nêm mắm muối để bé có thể biết được vị tự nhiên của thực phẩm và từ đó đưa ra lựa chọn (thích hoặc không thích, ăn ít hoặc ăn nhiều)
4. Danh sách thực phẩm mẹ bé Chíp gợi ý
Nhóm đường bột : Gạo, bánh mỳ, mỳ, khoai tây, khoai lang, chuối…
Nhóm đạm: Lòng đỏ trứng luộc, sữa chua trắng (không có vị gì, không đường), phô mai, đậu phụ, cá thịt trắng…
Nhóm vitamin: Rau chân vịt, bắp cải, cải thảo, rau diếp, bông cải xanh, súp lơ, cà rốt, củ cải, củ dền, bí đỏ, cà chua, dâu tây, táo, đào…
5. Chú ý khi nấu cháo
Độ đặc loãng có thể lấy sữa chua làm đối chứng.
Cháo đạt yêu cầu là trước khi nghiền, hạt cháo phải mềm nhừ, chỉ cần ăn nhẹ vào miệng đã tan ở đầu lưỡi.
6. Cho bé ăn vào lúc nào?
Bữa ăn dặm nên được tách ra riêng biệt so với cữ sữa của bé. Một phần là để cho bé nhận thức được đó là ăn dặm, phần khác quan trọng hơn là để phòng ngừa khả năng rối loạn tiêu hóa có thể xảy ra nếu kết hợp thực phẩm nào đó với sữa.
Thời gian cho ăn thường được khuyên là 9 – 10h sáng, thời điểm bé tỉnh táo và dễ dàng hợp tác. Tuy nhiên giờ ăn có thể thay đổi để phù hợp với lịch sinh hoạt của từng gia đình.
Một gợi ý là cho bé ăn gần hoặc trùng giờ với giờ ăn của cả nhà để bé có thể hưởng niềm vui ăn uống cùng mẹ và mọi người. Cần lưu ý tới các giấc ngủ của bé, tránh cho bé ăn trong lúc ngái ngủ dễ khiến bé không thoải mái.
7. Đừng sợ con "nhạt miệng"
Rất nhiều mẹ lo lắng rằng không nêm muối vào đồ ăn của trẻ sẽ khiến món ăn nhạt nhẽo, kém hấp dẫn, làm trẻ lười ăn, hấp thụ ít. Tuy nhiên, mẹ có thể tạo ra hương vị ngon ngọt đậm đà cho món ăn dặm bằng nguồn nguyên liệu tự nhiên như các loại rau củ quả có vi ngọt (cà rốt, khoai lang, bí ngô, thịt… và thêm các loại rau thơm có mùi hương hấp dẫn như rau răm, hành, mùi, thì là,... để kích thích bé ăn ngon, ăn vui hơn rất nhiều.
Ngũ cốc, hoa quả, thịt gia cầm, cá, trứng, rau tươi đều có 1 lượng muối nhất định hoàn toàn đáp ứng được nhu cầu muối của cơ thể trẻ.
Sau đây là một số món ăn dặm ngon, mẹ có thể làm theo cho bé nhà mình.
Bơ sữa nghiền chuối. |
Cà rốt nghiền trộn sữa. |
Cháo bí ngô. |
Cháo cá chép hành thì là. |
Cháo cá hồi , khoai tây , bí đỏ rau cải xanh. |
Cháo củ cải trắng. |
Cháo hạt sen đỗ xanh hầm tim bồ câu. |
Cháo khoai sọ bí đỏ. |
Cháo ngũ cốc. |
Cháo ngũ quả nấu thịt heo. |
Cháo thịt bò hầm rau củ. |
Cháo thịt nạc đậu hà lan |
Cháo tôm nấu bí xanh. |
Lối sống 07:38 | 12/12/2018
Lối sống 01:10 | 11/10/2018
Lối sống 13:43 | 23/09/2018
Lối sống 10:36 | 20/08/2018
Lối sống 07:06 | 15/08/2018
Lối sống 08:04 | 06/08/2018
Lối sống 12:00 | 03/08/2018
Lối sống 11:00 | 30/07/2018