Câu chuyện của mẹ con chị Phạm Hiền (25 tuổi) và bé Minh Khang (6 tuổi), hiện đang sống ở Phủ Lý, Hà Nam được kể lại hôm nay chính là hồi chuông cảnh tỉnh mạnh mẽ đến các bậc phụ huynh còn đang có suy nghĩ xem nhẹ vấn đề này:
"Giờ có hối hận và thấy có lỗi với con như thế nào cũng không kịp chỉ vì thói quen cho con xem nhiều điện thoại. Từ lúc con hơn 2 tuổi bố mẹ đã bắt đầu cho con xem các chương trình trên Youtube rồi dần hình thành cho con thói quen ăn cho xem điện thoại, nghịch cho xem điện thoại, khóc cho xem điện thoại... Mặc dù biết rằng xem điện thoại nhiều không tốt nhưng chỉ vì suy nghĩ chủ quan ngu dốt của mẹ mà giờ con phải khổ.
Cách đây 3 tháng, cô giáo dạy kèm của con nói với mẹ con có biểu hiện của bệnh tăng động giảm chú ý, ngồi học không tập trung, cứ luôn tay luôn chân và học trước quên sau nhưng mẹ không tin lắm mẹ chỉ nghĩ con trai mẹ nghịch và bướng thôi; cô nói nhiều nên mẹ quyết định cho con đi khám ở Nhi TW. Bước đầu tiên bác sĩ tiếp xúc với con đã nói: “cháu có biểu hiện của bệnh tăng động giảm chú ý”, rồi cho con đi làm bài test để xác định.
Cuối cùng bác sĩ kết luận con bị bệnh với chỉ số tăng động 5/9 và giảm chú ý 4/9 mặc dù IQ của con khá cao: 120. Giờ thì con phải uống thuốc liên tục và 2 tháng quay lại khám lấy thuốc một lần. Nhưng chưa dừng ở đó, điện thoại còn có tác hại kinh khủng hơn tới đôi mắt của con khi mẹ thấy con viết chữ nghệch ngoạc, không đúng ô ly, nhìn gì cũng phải nheo mắt mẹ cho đi cắt kính nhưng đi hai cửa hàng không cho nào dám cắt họ khuyên mẹ cho con lên Hà Nội để điều trị. Lúc này mẹ cũng mới chỉ nghĩ lên đó điều trị và đeo kính mắt con sẽ khỏi.
Nhưng cách đây 2 tháng, mẹ cho con lên phòng khám chuyên khoa mắt Hà Nội thì từ chỗ đo cho đến khi gặp bác sĩ ai cũng phải thốt lên: "Ôi sao còn bé mà bị nặng như thế này? Sao không cho con đi khám sớm?". Bác sĩ cho con chụp đáy mắt và nói mắt bị cận loạn nặng, đáy mắt bị tổn thương có dấu hiệu thoái hóa. Lúc này mẹ bắt đầu lo lắng nhưng vẫn nghĩ là sẽ chữa khỏi sau đó lấy thuốc về cho con điều trị và cứ nghĩ mắt con đã ổn.
Đến hôm qua, mẹ cho con đi tái khám sau 2 tháng thì bác sĩ nói mắt con vẫn chưa có tiển triển vẫn nặng như vậy đo độ cận loạn đến 6.5° và giờ con phải đeo cái kính dày như đít chai rồi phải bịt một mắt kể cả lúc đi học, con còn bị tật nhược thị, mẹ chỉ nghe bác sĩ nói bệnh đó có thể gây mù hoặc lác nhưng khi mẹ tìm hiểu mẹ mới thật sự sốc: Bệnh nhược thị nếu phát hiện sau 7 tuổi sẽ không thể chữa khỏi và lâu dần con sẽ bị mù... Mẹ hối hận và thương con vô cùng nhưng đã muộn.
Mẹ xin lỗi con! Mẹ hứa sẽ làm mọi thứ để đôi mắt của con khỏe trở lại. Nhân tiện, cha mẹ nào đang dùng điện thoại để dỗ con nhỏ thì dừng lại ngay nhé vì nó có tác hại khủng khiếp đến trí não và đôi mắt của trẻ. Đừng để đến lúc như em thì khóc lóc hối hận cũng không giải quyết được gì..."
Chị Hiền và con trai Minh Khang. (Ảnh Phạm Hiền) |
Bé Minh Khang bắt đầu được mẹ cho xem điện thoại từ năm mới được hơn 2 tuổi một chút. Những dòng viết kể về tình trạng của con, cùng lời tâm sự hối hận muộn màng của chị Phạm Hiền trên trang cá nhân đã thu hút hơn 46.000 lượt chia sẻ, 46.000 lượt bình luận và vẫn tiếp tục được lan truyền trên khắp các trang mạng xã hội chỉ sau một vài ngày đăng tải.
Những dòng chia sẻ này đã khiến không ít vị phụ huynh phải giật mình và hoảng hốt xem xét lại thói quen này.
Cũng theo chị Hiền chia sẻ, khi Minh Khang được 4 tuổi, chị bắt đầu thấy con có những biểu hiện lạ như nghịch luôn tay luôn chân và phản ứng mạnh mỗi khi không vừa ý. Cách đây 3 tháng, cô giáo dạy kèm của Minh Khang nói với chị Hiền rằng con có biểu hiện của bệnh tăng động giảm chú ý, ngồi học không tập trung, học trước quên sau, ban đầu chị còn không tin. Mới đầu chị chỉ nghĩ có khi con chỉ nghịch và bướng thôi, nhưng vì cô giáo nói nhiều, chị tự xâu chuỗi lại các sự việc, bắt đầu thấy lo lắng thực sự.
Quyết định đưa con đi khám ở Bệnh viện Nhi trung ương, chị Hiền hoảng hốt khi thấy bác sĩ mới tiếp xúc đã nói con có biểu hiện của bệnh tăng động giảm chú ý. Và khi làm các bài test để xác định, cuối cùng bác sĩ kết luận Minh Khang bị bệnh với chỉ số tăng động là 5/9 và giảm chú ý là 4/9, mặc dù IQ của con khá cao là 120.
Dù rất đau lòng, kèm theo đó là những sự hối hận muộn màng của mình, chị Hiền vẫn phải nén lại nỗi đau để bắt tay vào quá trình điều trị cho con. Minh Khang được kê thuốc uống liên tục và mỗi 2 tháng sẽ quay lại khám, lấy thuốc một lần.
Sau 3 tháng kiên trì theo phác đồ điều trị của bác sĩ, bệnh tăng động giảm chú ý của Minh Khang đã có tiến triển, nhưng tình trạng nhược thị của đôi mắt vẫn không hề khả quan hơn.
Chị Hiền quyết định chia sẻ lại câu chuyện của mình vì không muốn có thêm bất cứ đứa trẻ nào phải chịu nỗi khổ trong tương lai chỉ vì sự chủ quan, vô tâm của bố mẹ. Còn hiện tại, bằng bất kì giá nào, chị và gia đình cũng sẽ cố gắng hết sức để chữa trị đôi mắt cho con.
Viện Hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ đưa ra khuyến cáo: "Bố mẹ nên ưu tiên thời gian vui chơi sáng tạo, chơi ngoài trời cho trẻ".Trẻ ở độ tuổi 2-5 tuổi có thể được phép tiếp xúc với các thiết bị điện tử, nhưng không quá 1 giờ/ ngày. Bố mẹ cũng cần giám sát và chọn lựa chương trình xem có ích cho trẻ. Không xem những chương trình vô nghĩa, bạo lực, kích thích trẻ. Với trẻ trên 6 tuổi, bố mẹ phải có trách nhiệm đưa ra giới hạn xem ti vi và các thiết bị điện tử. Thời lượng xem phụ thuộc vào từng gia đình. Nhưng trẻ cần ưu tiên thời gian học và chơi ngoài trời hơn so với thời gian ngồi dán mắt vào các thiết bị này. |
XEM THÊM
Con gái độc nhất du học Mỹ, ông bố ước gì con bớt thông minh
Ông Mã (Trung Quốc) giờ đây ước con gái bớt thông minh, học kém thì có khả năng con sẽ ở lại trong nước và ... |
33 tuổi làm bà ngoại: Sinh con được 2 tháng phải gượng dậy chăm con, chăm cháu
Bi kịch bắt đầu khi Hiền làm mẹ ở tuổi 16, còn chị Vui lên chức bà trong đau đớn, ngỡ ngàng ở tuổi 33. ... |
Tại sao chúng ta hay tiêu tiền vào những thứ không nên?
Hầu hết chúng ta đều muốn tiêu ít hơn vào các thứ như xe cộ, quần áo, ăn hàng để tiết kiệm nhiều. Vậy tại ... |
'Người thứ ba' xuất hiện: Câu chuyện giữa Grab và Go-Viet chưa đến hồi kết
Trong bộ ảnh tiếp theo vừa mới được anh Đặng Nam chia sẻ trên trang Facebook cá nhân, nhân vật "người thứ ba" xuất hiện ... |
Tình cảnh không xu dính túi của nhiều vợ đại gia
Vợ một doanh nhân nổi tiếng ở Anh, sống trong biệt thự nguy nga nhưng không có đủ tiền tự mua gói băng vệ sinh. |
Ác mộng của người mẹ có hai con gái bị xâm hại
Bé út 10 tuổi của chị Thanh (Ninh Bình) bị làm hại tháng 4/2017, bé lớn cũng bị ông hàng xóm giở trò đồi bại ... |