Xếp sau sữa mẹ, sẽ là sữa gì? | |
Bà cứu cháu ngoại 3 tháng tuổi nhờ chính dòng sữa của mình |
Cách để trẻ không vừa bú vừa ngủ
Trước hết phải khẳng định rằng, vừa bú vừa ngủ không có gì là xấu, trái lại đó là việc nên làm trong các cữ bú ban đêm để không ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé. Nên phạm vi bài viết này chỉ đề cập đến các cữ bú ban ngày.
Vừa bú vừa ngủ là việc khá tự nhiên vì khi bú cơ thể bé và mẹ sản xuất ra hormone tình yêu oxytocin giúp thư giãn và sữa mẹ cũng có một ít chất casomorfin giúp bé dễ ngủ. Tuy nhiên vì tính chất công việc và sinh hoạt, đôi lúc mẹ không thể ở nhà vào tất cả các buổi tối để con vừa ngậm ti vừa ngủ hoặc không phải bất cứ lúc nào con buồn ngủ mẹ cũng vạch ti ra được. Rất nhiều mẹ muốn con buồn ngủ là ngủ, ai cho con ngủ cũng được chứ không nhất thiết phải là mẹ.
Nhiều mẹ muốn con buồn ngủ là ngủ, ai cho con ngủ cũng được chứ không nhất thiết phải là mẹ. (Ảnh: Babycenter) |
Cách để con không vừa bú vừa ngủ là cọ cọ vào má, vào gan bàn chân, lòng bàn tay con khi con vừa chớm có dấu hiệu ngủ. Nếu việc này không khiến con tỉnh giấc thì có thể dùng cách khác: lay nhẹ người con, gãi gãi đầu con. Nếu không được nữa thì cho ngón tay vào khoé miệng bé để bé nhả ti, bế bé dậy để bé mở mắt rồi lại cho ti tiếp.
Có thể áp dụng cách này ngay từ các cữ bú ở vài tiếng sau sinh nên chỉ cần vài ngày kể từ lúc sinh là các bé đa số luôn tỉnh táo sau khi bú chứ không vừa bú vừa ngủ. Lúc đầu, khi cho bú là cứ phải nhìn, phải để ý canh con vừa chớm ngủ cái là phải đánh thức dậy ngay. Sau vài ngày thì không phải căng thẳng để ý như vậy nữa.
Với các bé lớn hơn (trừ các bé trong giai đoạn 4-6 tháng, lúc này các bé thường rất hóng hớt chuyện xung quanh, vừa bú vừa ngó nghiêng thì các bé cũng thường tỉnh táo sau khi bú) các mẹ cũng làm tương tự hoặc thêm các kiểu hát, nói chuyện, hỏi chuyện con khi bú.
Hiểu đúng và đủ về phương pháp EASY
Nên áp dụng phương pháp EASY một cách linh hoạt. (Ảnh: Parents) |
Vậy EASY nghĩa là gì? Nghĩa là bé ti mẹ xong (Eat) thì bé không ngủ nên có hoạt động (Activity) cho bé, sau đó thì là bé ngủ (Sleep) và mẹ có thời gian của riêng mình (You-time).
Hoạt động cho bé thì tuỳ vào tháng tuổi, lúc đầu có thể chỉ đơn giản là vỗ ợ hơi, thay bỉm, sau đó có thể là “tummy time” hay massage, tập thể dục, đọc sách, nói chuyện, chơi... Sau các hoạt động này thì có thể bé tự ngủ (hiếm khi) hoặc bé muốn mẹ ru ngủ. Lúc đó mẹ ru bé ngủ, rồi có thể đặt bé vào cũi, giường khi bé đã ngủ say, hay bế bé ngủ cả giấc đến khi bé tỉnh dậy là tuỳ ở mẹ.
Thế nên thời gian của riêng mẹ ở đây có thể là mẹ đi tắm rửa gội đầu hay đi nấu ăn dọn dẹp hay chỉ đơn giản là ôm con ngủ.
Vậy EASY linh hoạt là sao? Sau khi con ngủ dậy (giấc ngắn dài là tuỳ ở con), con có dấu hiệu muốn ti thì cho ti, không có dấu hiệu gì thì chơi với con. Cứ ăn ngủ theo nhu cầu thì dần dần các con sẽ tự vào nếp.
Càng canh giờ, càng đếm giờ thì càng stress và càng cuống, lo các con không ngủ đủ, không bú đủ. (Ảnh: Wishview) |
Các mẹ càng canh giờ, càng đếm giờ thì càng stress và càng cuống, lo các con không ngủ đủ, không bú đủ. Thực tế thế nào là bú đủ, thế nào là ngủ đủ là một khoảng dao động rất lớn mà mọi con số chỉ là tham khảo. Có những bé sơ sinh ngủ gần như cả ngày và cũng có những bé chẳng ngủ nổi 12 tiếng 1 ngày. Cả 2 trường hợp đó đều là bình thường.
Tuy nhiên cách làm này cũng có nhược điểm của nó. Nhiều tối mệt lử đử, chỉ muốn con ti xong là ngủ cho nhanh để mẹ còn ngủ thì con bú xong lại tỉnh như sáo. Nhưng tóm lại các mẹ cứ tôn trọng nhu cầu con, chú ý lắng nghe nhu cầu con là các con sẽ bú đủ và ngủ đủ.
Trẻ sơ sinh nhận ra mẹ chúng bằng cách nào? Trẻ sơ sinh sử dụng ba giác quan quan trọng nhất để giúp trẻ nhận ra mẹ của mình, đó là thính giác, khứu giác ... |
Nuôi con sữa mẹ: 5 điều bạn cần ghi nhớ trong 3 ngày đầu sau sinh Người mẹ mới sinh phải làm gì trong những ngày đầu để đảm bảo mình có một hành trình nuôi con sữa mẹ thành công? |