Chị L.B hỏi chia sẻ trong hội những dành cho những bà mẹ rằng mới sinh mổ hơn 1 năm giờ lại có bầu song sinh, trường hợp của chị thì nên xử lý thế nào?
Ảnh chụp màn hình về thắc mắc của chị L.B |
Đối với trường hợp của sản phụ trên, bác sỹ Bùi Thị Phương Loan - chuyên khoa Sản phụ khoa, Bệnh viện đa khoa Mỹ Đức cho biết thông thường những trường hợp này sản phụ rất lo lắng về vấn đề sức khỏe của cả 3 mẹ con. Việc dưỡng thai hay bỏ thai thì tuỳ theo ước muốn của sản phụ và gia đình. Về mặt chuyên môn, trường hợp này chưa có chỉ định phải chấm dứt thai kì.
“Tất cả các trường hợp có vết mổ cũ ở tử cung như mổ lấy thai, mổ bóc u xơ tử cung trước đó đều có nguy cơ nứt, vỡ tử cung. Do đó mẹ bầu nên khám thai ở những đơn vị có uy tín, và phải tuân theo lịch hẹn của bác sĩ.” Bác sỹ Loan tư vấn.
Thông thường những trường hợp nứt, vỡ tử cung thường xảy ra trong 3 tháng cuối thai kì, có thể chưa chuyển dạ hoặc trong giai đoạn chuyển dạ. Do đó vào những tháng cuối bác sĩ sẽ tư vấn và thăm khám đánh giá tình trạng đau vết mổ.
Vì mang song thai nên sẽ có nhiều nguy cơ của song thai như: sinh non, tiền sản giật, đái tháo đường,... Vì vậy, sản phụ cần theo dõi sát thai kì.
Trường hợp mang song thai, mẹ bầu cần phải khám thai thường xuyên theo lịch hẹn của bác sĩ (Ảnh minh họa/Internet) |
Để bổ trợ dinh dưỡng tốt trong thời kì mang thai cần chú ý đến chế độ ăn uống. Sản phụ nên ăn nhiều rau xanh, trái cây, hạn chế mắm muối, các chất bột đường như các thai kì khác.
Ngoài việc cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng theo chỉ định của bác sỹ thì những bài tập thể dục giúp tăng cường đề kháng cho mẹ và bé cũng rất quan trọng. Trong thai kì sản phụ có thể đi bộ trên mặt phẳng bằng, bơi lội hoặc tập yoga. Khi đi khám thai định kì tùy vào cơ địa từng người, trao đổi với bác sĩ sản khoa để có những hướng dẫn và lưu ý cụ thể.
Do trường hợp mang song sinh khá phức tạp, cũng như ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe. Vậy nên, mẹ bầu cần phải khám thai theo lịch hẹn của bác sĩ. Sẽ có tiêm ngừa uốn ván rốn như các thai kì bình thường và với trường hợp này, các bác sĩ sản có thể khám đánh giá nguy cơ sinh non, nếu nguy cơ cao có thể thực hiện việc tiêm thuốc corticoids (gọi là liệu pháp corticoids) nhằm kích thích sự trưởng thành phổi thai nhi, giảm nguy cơ nhiễm trùng, suy hô hấp cho bé sau sinh.
Bác sỹ Phương Loan chỉ định: “Vấn đề sinh ngả âm đạo hoặc mổ lấy thai còn tuỳ thuộc nhiều yếu tố như kiểu ngôi của song thai, trọng lượng thai, khung chậu người mẹ, sức khoẻ người mẹ, sức khoẻ thai... Thông thường những trường hợp này thì khả năng sinh ngả âm đạo sẽ thấp hơn những trường hợp bình thường khác.”
Nếu trong thai kì, bác sỹ chỉ định sinh mổ, trong trường hợp này sau khi xuất viện, chăm sóc vết thương tại nhà bằng cách rửa nước muối sinh lý thôi, tuỳ theo trường hợp mà bác sĩ sẽ hướng dẫn gia đình chăm sóc cụ thể.
Bác sỹ Phương Loan chia sẻ thêm: “Sau sinh cơ thể người phụ nữ rất cần chất dinh dưỡng để hồi phục lại sức khoẻ do mất máu trong cuộc sinh, mổ, do đó người mẹ nên ăn đầy đủ dinh dưỡng và cân đối nhé, không kiêng khem vì có thể gây chậm lành vết thương, táo bón…”
Những phương thuốc truyền miệng 'thuận tự nhiên' huỷ hoại sức khoẻ
Tự hạ sốt tại nhà bằng phương pháp da kề da, mẹ uống nước lá tía tô cho con bú sữa, lăn trứng hay ăn ... |
Bộ Y tế đề nghị điều tra, xử lý người đăng tải thông tin sinh con 'thuận tự nhiên'
Bộ Y tế gửi văn bản tới Ban tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Công an đề nghị điều tra ... |
Việt Nam chỉ có duy nhất 1 ‘chuyên gia tư vấn sữa mẹ quốc tế’ được công nhận
Hiện trên thế giới có gần 29.000 chuyên gia tư vấn sữa mẹ quốc tế đạt tiêu chuẩn trên 102 quốc gia, trong đó Việt ... |