Mỹ biến đường sắt trên cao đã qua sử dụng thành công viên

High Line là một tuyến đường sắt trên cao của New York, Mỹ, tuyến đường này đã phải đứng trước nguy cơ bị phá bỏ, nhưng dưới sự đấu tranh của tổ chức phi lợi nhuận Friends of the High Line, tuyến đường sắt trên cao này đã được tái sử dụng và biến thành một công viên công cộng cho người dân ở New York.

High Line là công trình đường sắt trên cao có từ thập niên 1930, có độ dài 2,33km và hình thù cong lượn hay thậm chí xuyên qua các khu nhà và cao ốc, giữa đại lộ số 10 và 11 ở khu phía Tây Manhattan. 

Tuyến đường sắt này ngưng hoạt động vào năm 1980, số phận High Line rơi vào cuộc tranh cãi gay gắt giữa hai chủ trương phá bỏ hay lưu giữ. 

Lệnh phá bỏ ban ra vào năm 1999 dưới thời thị trưởng Rudy Giuliani gặp phải những phản đối gay gắt.

Mỹ biến đường sắt trên cao đã qua sử dụng thành công viên - Ảnh 1.

High Line đã phải đứng trước nguy cơ bị phá bỏ vào năm 1999.

Đến năm 2002, thị trưởng Michael Bloomberg lên nắm quyền, ra chỉ thị ủng hộ chủ trương bảo tồn và tái sử dụng công trình. 

Nhưng việc lưu giữ một công trình kiến trúc cũ không đơn thuần như cất một món bảo vật vào tủ kính bảo tàng. 

Hơn nữa, High Line không sử dụng trong thời gian dài đã trở thành "vườn hoang" nên giữ lại sẽ gặp nhiều chuyện khó khăn.

Năm 2004, Friends of the High Line - tổ chức phi lợi nhuận do Joshua David và Robert Hammond sáng lập, sau khi tham khảo ý kiến của dân chúng mong muốn mục đích sử dụng High Line làm chỗ vui chơi giải trí công cộng đã đứng ra tổ chức cuộc tranh tài thiết kế. 

Mỹ biến đường sắt trên cao đã qua sử dụng thành công viên - Ảnh 2.

Kết quả là nhóm gồm Công ty thiết kế cảnh quan Field Operations của kiến trúc sư James Corner và Công ty kiến trúc Diller Scofidio + Renfro được chọn.

Những đề án cải tạo được trưng bày rộng rãi cho người dân đóng góp ý kiến trước khi các cơ quan hữu trách cấp quyền thi công chính thức vào năm 2006.

Đến hết 2008 công trình cải tạo High Line mới chỉ hoàn tất đoạn từ đường Gansevoort của khu Meatpacking District đến đường số 20, theo kế hoạch sang đầu năm 2009 công trình hoàn tất và lúc ấy sẽ mở tới đường số 34.

Tới năm 2014 High Line đã chính thức mở cửa trở lại và là một con đường xanh dài 1,45 dặm với hơn 500 loài thực vật và cây cối. 

Tới nay, High Line đã chính thức trở thành một công viên được duy trì, vận hành bởi Friends of the High Line hợp tác với Sở Công viên & Giải trí NYC.

Ảnh chụp Màn hình 2019-03-26 lúc 2
Ảnh chụp Màn hình 2019-03-26 lúc 2
Ảnh chụp Màn hình 2019-03-26 lúc 2
Ảnh chụp Màn hình 2019-03-26 lúc 2
Ảnh chụp Màn hình 2019-03-26 lúc 2
Ảnh chụp Màn hình 2019-03-26 lúc 2
Ảnh chụp Màn hình 2019-03-26 lúc 2
Ảnh chụp Màn hình 2019-03-26 lúc 2
Ảnh chụp Màn hình 2019-03-26 lúc 2
Ảnh chụp Màn hình 2019-03-26 lúc 2
Ảnh chụp Màn hình 2019-03-26 lúc 2
Ảnh chụp Màn hình 2019-03-26 lúc 2
Ảnh chụp Màn hình 2019-03-26 lúc 2
Ảnh chụp Màn hình 2019-03-26 lúc 2
Ảnh chụp Màn hình 2019-03-26 lúc 2
Ảnh chụp Màn hình 2019-03-26 lúc 2
Ảnh chụp Màn hình 2019-03-26 lúc 2
Ảnh chụp Màn hình 2019-03-26 lúc 2
Ảnh chụp Màn hình 2019-03-26 lúc 2
Ảnh chụp Màn hình 2019-03-26 lúc 2
Ảnh chụp Màn hình 2019-03-26 lúc 2
Ảnh chụp Màn hình 2019-03-26 lúc 2
Ảnh chụp Màn hình 2019-03-26 lúc 2
Ảnh chụp Màn hình 2019-03-26 lúc 2

Công viên trải dài từ phía Bắc đến đại lộ Gansevoort đường 30, nơi các đường ray trên cao vòng về phía Tây vẫn đang được hình thành và phát triển theo các dự án của Hudson Yards cho đến Trung tâm Hội nghị Javits trên đường 34. 

Điều tuyệt vời ở đây là "ý nghĩa của không gian công cộng có thể để làm thay đổi cách con người sống và trải nghiệm trong thành phố văn minh từ cách họ giao tiếp với nhau" – Robert Hammond.

Chủ tịch Hiệp hội vận tải Hà Nội: Giá vé đường sắt trên cao 10.000 đồng/lượt là thỏa đángChủ tịch Hiệp hội vận tải Hà Nội: Giá vé đường sắt trên cao 10.000 đồng/lượt là thỏa đáng Hé lộ "khung giá vé" tuyến đường sắt trên cao Cát Linh - Hà ĐôngHé lộ 'khung giá vé' tuyến đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông Sát hạch, cấp phép lái tàu đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông như thế nào?Sát hạch, cấp phép lái tàu đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông như thế nào?
chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.