Quai bị là một bệnh khá phổ biến. (Ảnh: TTO) |
Bệnh quai bị là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, do một loại siêu vi thuộc họ Paramyxoviridae gây ra. Dịch bệnh thường xuất hiện ở những nơi nhiều người tập trung đông đúc như trường học, ký túc xá...
Hơn 80% bệnh quai bị xảy ra ở trẻ em dưới 15 tuổi, thường gặp nhất là trẻ từ 6-10 tuổi. Người lớn cũng có thể bị mắc bệnh nếu không tiêm ngừa phòng bệnh trước đó.
Bệnh lây truyền chủ yếu qua đường hô hấp do tiếp xúc với các giọt nước bọt, hoặc các giọt chất tiết mũi họng của người bệnh được văng ra khi người bệnh ho hoặc nhảy mũi. Người bệnh quai bị có thể lây lan cho người khác 1 tuần trước khi sưng tuyến mang tai và kéo dài 2 tuần sau khi sưng tuyến mang tai.
Thời gian lây bệnh mạnh nhất vào khoảng 2 ngày trước khi viêm tuyến mang tai. (Ảnh: Vicare) |
BIỂU HIỆN VÀ NHỮNG HẬU QUẢ DO BỆNH QUAI BỊ GÂY RA
Biểu hiện chính của bệnh ban đầu là sốt nhẹ, nhức đầu, mệt mỏi, mất cảm giác ngon miệng, sau đó sốt tăng dần lên đến 39,5°C - 40°C, các tuyến mang tai bắt đầu sưng lên và đau, làm cho việc nhai và nuốt đau đớn…
Người bệnh có thể bị viêm tinh hoàn (ở nam giới), viêm buồng trứng (ở nữ giới). Viêm tinh hoàn do quai bị hay gặp nhất ở lứa tuổi dậy thì và thanh thiếu niên mới trưởng thành. Đặc điểm nổi bật của viêm tinh hoàn là thường xảy ra một bên, tinh hoàn sưng to, đau, mật độ chắc, da bìu bị phù nề, căng, bóng, đỏ. Bệnh nhân cũng có thể bị viêm mào tinh hoàn, viêm thừng tinh hoàn, tràn dịch màng tinh hoàn, viêm tụy, viêm não, màng não...
Bệnh quai bị ít gây tử vong nhưng phụ nữ có thai bị quai bị có nguy cơ sảy thai, đẻ non. Ở nam giới tuổi trưởng thành nếu viêm tinh hoàn nặng cả hai bên có thể dẫn đến vô sinh. Tỷ lệ có biến chứng viêm tinh hoàn ở các trường hợp quai bị tuổi trưởng thành có thể từ 20 - 35%.
Hiện nay, bệnh quai bị chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, phương pháp chủ yếu là điều trị triệu chứng, tăng cường dinh dưỡng, nâng đỡ cơ thể, phát hiện và xử trí sớm các biến chứng viêm tinh hoàn, viêm màng não...
Quai bị là bệnh lành tính nhưng có khả năng gây biến chứng viêm tinh hoàn ở nam giới hoặc viêm buồng trứng ở nữ giới. (Ảnh: Bệnh viện Thu Cúc) |
CÁCH ĐIỀU TRỊ BỆNH QUAI BỊ
- Phát hiện sớm bệnh nhân tại cộng đồng, tổ chức cách ly và điều trị kịp thời. Có thể cách ly điều trị tại nhà, điều trị theo chỉ dẫn của y tế cơ sở đối với các trường hợp bệnh nhẹ.
- Không cho bệnh nhân tới trường học, nơi làm việc hay những nơi công cộng trong vòng 7 - 9 ngày kể từ khi phát bệnh. Bệnh nhân cần được hạn chế tiếp xúc, thường xuyên đeo khẩu trang, cần nghỉ ngơi tại chỗ, hạn chế vận động.
- Giảm đau tại chỗ bằng cách đắp ấm vùng má bị sưng. Chất thải mũi họng và đồ dùng cá nhân, dụng cụ y tế có liên quan phải được khử khuẩn bằng dung dịch cloramin 2% hoặc các chất khử khuẩn khác tại bệnh viện.
- Vệ sinh răng miệng, uống nhiều nước và súc miệng bằng nước muối sinh lý hay nước súc miệng nhằm chống khô miệng. Ăn thức ăn mềm, dễ nuốt.
Nên hạ sốt cho người bệnh bị quai bị bằng khăn ấm, không nên sử dụng khăn lạnh để lau người. (Ảnh: Dreamstime) |
Lưu ý: Không chỉ định dùng kháng sinh cho mọi thể bệnh quai bị, trừ trường hợp có dấu hiệu bội nhiễm vi khuẩn. Có thể tiến hành tiêm vắc xin quai bị cho những người sống tại ổ dịch, đặc biệt là trẻ em và người vị thành niên.
Trong quá trình chăm sóc bệnh nhân mắc bệnh quai bị bạn cần cẩn thận để bệnh không nặng thêm, tránh những biến chứng nguy hiểm khác. Có thể vừa sử dụng thuốc hạ sốt, vừa sử dụng thực phẩm có tác dụng thanh nhiệt cơ thể vừa đắp thuốc bên ngoài vết sưng để mang đến hiệu quả chữa trị cao.
Một số bài thuốc giúp giảm sưng, đau cho người bệnh quai bị - Nướng chín hạt gấc, lấy nhân tán mịn, trộn với mật ong một lượng vừa đủ, bôi vào miếng giấy sạch, dán vào chỗ sưng ngày 2 lần sẽ mang đến hiệu quả rõ nét; - Lấy mủ cây sung, bôi vào miếng giấy, dán vào chỗ sưng, ngày 1 lần, cho bệnh nhân được nghỉ ngơi hoàn toàn để phát huy tác dụng; - Trộn đậu xanh nguyên vỏ và lá gấc tươi giã nhuyễn, đắ vào chỗ sưng ngày 2 lần có tác dụng giảm đau, giảm sưng rất hiệu quả. |
PHÒNG TRÁNH BỆNH QUAI BỊ
Để phòng chủ động phòng chống bệnh quai bị, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế khuyến cáo người dân thực hiện tốt các biện pháp sau:
- Thường xuyên rửa tay với xà phòng, bảo đảm vệ sinh nhà ở, lớp học, vệ sinh cá nhân sạch sẽ.
- Thường xuyên đeo khẩu trang để tránh những nguy cơ viêm nhiễm gây nên bệnh quai bị.
- Tiêm vắc xin phòng bệnh quai bị. Vắc xin quai bị rất quan trọng cho những trẻ dậy thì, thiếu niên và người trưởng thành chưa có miễn dịch.
- Cải thiện chế độ dinh dưỡng, tăng cường sức đề kháng của cơ thể, giữ gìn vệ sinh thân thể, đặc biệt đường hô hấp.
- Khi có người bị bệnh phải cho nghỉ tại nhà để cách ly (khoảng 10 ngày), tránh lây lan cho các người khác.
- Khi có người bị bệnh hoặc nghi ngờ bị bệnh phải đến ngay cơ sở y tế để được khám, tư vấn, xử trí kịp thời.
Tiêm vắc xin là biện pháp phòng bệnh hiệu quả. (Ảnh: 24h) |
Những lợi ích của phương pháp chữa bệnh bằng châm cứu | |
Nguyên nhân gây vô sinh ở nam giới | |
Ổ dịch có 16 học sinh mắc quai bị |
Lối sống 06:31 | 08/05/2019
Lối sống 23:00 | 31/10/2018
Lối sống 13:00 | 30/10/2018
Lối sống 13:15 | 29/10/2018
Lối sống 23:39 | 28/10/2018
Lối sống 04:00 | 10/10/2018
Lối sống 23:22 | 07/10/2018
Lối sống 02:02 | 25/09/2018