Năm nay không có Shark Tank Việt Nam, lịch mùa 4 phải dời sang năm 2021 vì Covid-19

Do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, chương trình Thương Vụ Bạc Tỉ (Shark Tank Việt Nam) mùa 4 phải dời lịch trình và lịch phát sóng sang năm 2021. Dự kiến đến tháng 7 năm sau, “bể cá mập” mới hoàn tất ghi hình.

Ban Tổ chức chương trình Thương Vụ Bạc Tỉ (Shark Tank Việt Nam) vừa thông báo dời lịch phát sóng của mùa 4 sang năm 2021. Đại diện Shark Tank Việt Nam cho biết nguyên nhân là do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 đến nền kinh tế và các hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.

Lịch tiếp nhận hồ sơ gọi vốn cho mùa 4 dự kiến vào tháng 1/2021. Sau đó, lịch vòng thẩm định sẽ vào tháng 4/2021. Thời gian ghi hình cho Shark Tank mùa 4 sẽ kéo dài trong từ tháng 6 đến tháng 7/2021.

Đối với những startup đã nộp hồ sơ đăng kí tham gia Shark Tank Việt Nam mùa 4, Ban Tổ chức sẽ liên hệ lại để cập nhật hồ sơ tham gia vào tháng 1/2021.

Trước đó, Ban Tổ chức Shark Tank thông báo hạn chót nộp hồ sơ đăng kí tham gia mùa 4 là ngày 31/3/2020.

Thương Vụ Bạc Tỉ (Shark Tank Việt Nam) là chương trình truyền hình hiếm hoi về kinh doanh trên sóng truyền hình. Đã phát sóng hai mùa trước đó, nhưng phải đến năm ngoái Shark Tank Việt Nam mới tạo nhiều tiếng vang, nhất là trong cộng đồng khởi nghiệp trẻ.

Sau 3 mùa, Shark Tank Việt Nam đã cam kết rót vốn đến 841,2 tỉ đồng cho 77 đơn vị khởi nghiệp được lên sóng.

Năm nay không có Shark Tank Việt Nam, lịch mùa 4 phải dời sang năm 2021 vì Covid-19 - Ảnh 1.

Số vốn cam kết ở Shark Tank mùa 3 gấp 2,5 lần tổng vốn rót trong mùa thứ 2 và gấp hơn 4 lần tổng vốn rót mùa đầu tiên. (Đồ họa: Tất Đạt).

Sau 15 tập có vòng gọi vốn, Shark Tank mùa 3 chứng kiến 449,56 tỉ đồng vốn được cam kết đầu tư, cao gấp đôi so với mùa 2 và gấp 4 lần con số của mùa đầu tiên. Chia sẻ trong tập cuối, Shark Hưng tiết lộ mùa thứ 3 này nhận được hơn 1.000 đơn đăng kí gọi vốn, nhưng chỉ có 59 startup lọt vào vòng ghi hình chính thức. Với 15 tập có phần gọi vốn, Shark Tank mùa 3 lên sóng 43 startup.

Tuy vướng phải lùm xùm về chuyện làm ăn của các nhà đầu tư, nhưng chương trình cũng đã ghi nhận 100 triệu lượt xem trên YouTube, 3 triệu lượt yêu thích và hơn 800.000 lượt theo dõi.

Trước những thị phi liên tiếp ập đến, Shark Phạm Thanh Hưng, Phó chủ tịch CEN Group, cho biết phản ứng của công luận đối với các nhà đầu tư làm nhụt chí tất cả các "cá mập". "Chúng tôi đang cân nhắc xem có nên ngồi Shark Tank nữa hay không", ông Hưng nói.

Bà Lê Hạnh, Giám đốc TV Hub, đơn vị sản xuất Shark Tank Việt Nam, từng chia sẻ: "Các nhà đầu tư rót vốn không chỉ trao cho các startup trẻ một khoản tiền, mà đó là niềm tin của họ và niềm tin của cộng đồng". Tại Shark Tank mùa 4, bà Hạnh cũng từng cho biết trong Shark Tank mùa 5, việc các startup tiếp cận với nguồn vốn lên tới 1.000 tỉ đồng là chuyện hoàn toàn khả thi.

chọn
Lãnh đạo Fecon: Luật mới không ảnh hưởng đến mảng BĐS của công ty, cam kết trả cổ tức 2022 vào quý IV năm nay
Giai đoạn đến 2029, Fecon cho biết đang nghiên cứu phát triển và triển khai đầu tư khoảng 11 dự án bất động sản với tổng giá trị gần 2 tỷ USD. Với các luật mới vừa được thông qua, ban lãnh đạo đánh giá không ảnh hưởng quá nhiều đến Fecon, các dự án của doanh nghiệp hiện khá là thuận lợi so với sự thay đổi của các luật.