Nắm vững những lưu ý này sẽ giúp bạn đảm bảo an toàn khi du lịch nước ngoài (P2)

Trong phần 1, Trần Đặng Đăng Khoa đã chia sẻ những thông tin hữu ích được áp dụng từ chuyến đi thực tế của bản thân khi du lịch nước ngoài, xoay quanh một số những kỹ năng cần thiết như: Chuẩn bị giấy tờ, thông tin liên lạc, tiền bạc...

Trong phần này, Trần Đặng Đăng Khoa tiếp tục chia sẻ những thông tin, kinh nghiệm và kỹ năng về một số vấn đề như y tế - sức khỏe, bảo hiểm du lịch...

nam vung nhung luu y nay se giup ban dam bao an toan khi du lich nuoc ngoai p2
Trần Đặng Đăng Khoa trong hành trình với chuyến đi dài 600 ngày, đi khoảng 45.000 km qua ít nhất 30 nước trên khắp các châu lục như: Á, Âu, Mỹ, Phi, Úc, Nam Cực.

Vấn đề sức khỏe - y tế

Một trong những vấn đề được anh đặc biệt nhấn mạnh trong những chuyến du lịch nước ngoài đó là sức khỏe - y tế.

Đầu tiên là việc ăn uống, đi đến đâu bạn cũng cần chú ý xem đồ ăn có sạch sẽ hợp vệ sinh hay không? Nếu cảm giác đồ ăn ở nhà hàng, hoặc hàng quán ven đường không an toàn thì bạn có thể vào siêu thị mua đồ ăn khô.

nam vung nhung luu y nay se giup ban dam bao an toan khi du lich nuoc ngoai p2
Đồ ăn đôi khi nếu chỉ thoáng qua bằng mắt thì rất sạch nhưng nếu đi mùa nóng hay bị ôi thiu nên bạn cũng cần phải cẩn thận.

Uống nhiều nước, luôn mang theo một chai nước cỡ 1 lít để dành uống, cũng như rửa mặt nếu say nắng, rửa vết thương nếu bị tai nạn, bị phỏng. Ở một số thành phố lớn nước sinh hoạt vẫn uống được, như ở Georgia người dân tại đây có thể uống trực tiếp từ vòi vì nước từ dãy Caucasus chảy xuống nên rất sạch và mát lạnh. Hoặc bạn có thể mang theo cả ống lọc nước chuyên dụng trong dã ngoại để dùng khi cần kíp, khi băng qua sa mạc bị cạn nước thì dùng tạm, hoặc để uống nước chỗ nào nước chai không đảm bảo hoặc bị làm giả như ở Ấn chẳng hạn.

nam vung nhung luu y nay se giup ban dam bao an toan khi du lich nuoc ngoai p2
Nước uống đóng chai không phải lúc nào cũng sạch, như ở Ấn Độ nước đóng chai luôn có thêm dòng chữ "bóp nát sau khi dùng"

Luôn có bộ sơ cứu y tế trong người, số lượng và thuốc men thì tùy theo địa hình, thời tiết, loại hình du lịch và tình hình sức khỏe, cũng như tình trạng bệnh tật riêng của mỗi người.

Mang áo quần phù hợp điều kiện thời tiết địa hình, trước khi đến đâu thì nên check thời tiết ở đó trước, mang nhiều lớp áo quần sẽ hay hơn, để cởi bỏ ra lúc nóng và mặc thêm lúc lạnh. Tránh các bộ phận cơ thể tiếp xúc nắng nóng quá lâu, đặc biệt là đi xe máy, xe đạp, luôn cố gắng giữ thân nhiệt ổn định nhất có thể.

Nếu cần thì tiêm ngừa trước khi khởi hành và ngay cả một số nước cũng cần giấy tiêm chủng mới cho nhập cảnh. Ở Sài Gòn bạn đến 40 Nguyễn Văn Trỗi chỗ Trung tâm chủng ngừa quốc tế để tiêm phòng.

Luôn đề cao cảnh giác với cướp giật, móc túi và kẻ gian

Khi đi du lịch, một trong những tâm niệm quen thuộc là luôn mở lòng mình để sẵn sàng tiếp chuyện và giao lưu với người địa phương, nhưng đồng thời cũng phải cẩn thận và cảnh giác, đặc biệt là với phụ nữ.

Những đồ đạc quan trọng luôn bỏ trong balo mang theo sát người và cài quai ngực hoặc quai bụng, lúc ngủ ở nhà ga, tàu, hay ngủ trưa dọc đường cũng đặt dưới đầu hoặc kẹp giữa hai chân.

Mặc đồ giản dị, khiêm tốn nhưng gọn gàng, lịch sự, tránh gây chú ý với người khác.

nam vung nhung luu y nay se giup ban dam bao an toan khi du lich nuoc ngoai p2
Đến những chỗ người, bạn càng nên cẩn thận với kẻ gian. Quan trọng nhất là luôn tuân thủ luật và nhã nhặn lịch sự, đi lại nhẹ nhàng.

Vấn đề chạy xe trên đường

Trần Đặng Đăng Khoa cũng chia sẻ, vì chuyến đi này phương tiện di chuyển chính của anh là xe máy nên khi chạy xe trên đường anh luôn ghi nhớ và tuân thủ những nguyên tắc cơ bản sau đây:

Luôn tỉnh táo và cẩn trọng, dừng nghỉ hợp lý, dù đi đường thẳng, đi đèo, đi trong thành phố, đi ngoại ô,…luôn quan sát mặt đường, quan sát trước sau và hai bên trước khi làm bất cứ điều gì.

Đặc biệt là tránh xa xe lớn, không chạy trước, chạy sau hay chạy song song với bất kỳ chiếc xe nào. Nếu xe đó chạy chậm thì vượt qua và giữ khoảng cách xa, còn nếu chạy trước mình và chạy khá nhanh thì nên để chạy trước một đoạn xa.

Mặc đồ bảo hộ đầy đủ, nón fullface, giày cao cổ, găng tay, nếu được thì mặc thêm cả áo phản quang.

nam vung nhung luu y nay se giup ban dam bao an toan khi du lich nuoc ngoai p2
Dừng nghỉ đậu xe sát đường, bạn có thể mở thêm xinhan, hoặc cứ để chỗ có nắng cho xe khác thấy mình, còn muốn trú nắng thì tìm gốc cây núp hẳn vào trong tách khỏi đường lớn.

Mua bảo hiểm du lịch

Một trong những kinh nghiệm tốt nhất là bạn nên mua bảo hiểm du lịch, đặc biệt là khi du lịch nước ngoài và đi một mình. Vì khi ở nước ngoài bạn sẽ gặp một số khó khăn như: Giao tiếp, chi phí y tế cao, không có người thân hỗ trợ...

Chi phí mua bảo hiểm du lịch so với tổng chi phí chuyến đi là rất nhỏ, lúc bị tai nạn, bị delay, bị mất hành lý, giấy tờ v.v…mới thấy nó hữu ích thế nào. Để có thể mua của Liberty, công ty Mỹ, thủ tục nhanh gọn, phạm vi bảo hiểm rộng, bạn có thể liên hệ hỗ trợ dễ dàng khi có sự cố ở nước ngoài. Với những bạn phải di chuyển nhiều thì nên mua hẳn gói 180 ngày và mua gói cao nhất để đảm bảo sự an toàn.

Một số vấn đề khác

Tra thông tin Đại sứ quán và lãnh sự quán Việt Nam ở nước sở tại để cần thì nhờ hỗ trợ.

Nếu phải đi bằng bus hoặc oto để băng qua các cự ly xa thì lên xe lựa ghế ngồi ở giữa xe và gần cửa ra vào, để balo dưới chân hoặc đeo ngược lên người, nếu phải bắt xe giữa đường thì nếu xe toàn là nam, ít phụ nữ thì cũng cần cảnh giác, nhất là với phái nữ.

nam vung nhung luu y nay se giup ban dam bao an toan khi du lich nuoc ngoai p2
Lựa chỗ ngồi thoải mái, an toàn và gần cửa thoát hiểm nhất có thể, ngồi ở hàng ghế giữa xe là tốt nhất.
nam vung nhung luu y nay se giup ban dam bao an toan khi du lich nuoc ngoai p2
Mặc đồ giản dị, lịch sự, tối màu, vào đền đài thì ghi quy định sao thì làm theo, bỏ giày dép... Phụ nữ hồi giáo thì họ chủ động muốn chụp ảnh mới được chụp.

Nhật kí hành trình Trần Đặng Đăng Khoa


'CẨM NANG DU LỊCH'

nam vung nhung luu y nay se giup ban dam bao an toan khi du lich nuoc ngoai p2 Kỹ năng sinh tồn cần biết khi du lịch Trung Quốc
nam vung nhung luu y nay se giup ban dam bao an toan khi du lich nuoc ngoai p2 Giúp bạn tự leo núi, ngắm cảnh núi Phú Sĩ mùa thu
nam vung nhung luu y nay se giup ban dam bao an toan khi du lich nuoc ngoai p2 Lần đầu đi Thái: 8 kinh nghiệm 'bổ tim, bổ ví' cần biết ngay
chọn
Cầu vượt thép Mai Dịch chờ thông xe
Cầu vượt thép Mai Dịch nằm trên nút giao Vành đai 3 - Xuân Thủy - Hồ Tùng Mậu, quận Cầu Giấy, Hà Nội đã hoàn thành, không còn hoạt động thi công từ lâu nhưng chưa thông xe.