Nạo, phá thai trái phép có thể bị xử lý hình sự?

Mọi hành vi phá thai trên 22 tuần tuổi, phá thai do lựa chọn giới tính thai nhi đều bị nghiêm cấm.
nao pha thai trai phep co the bi xu ly hinh su
Ảnh minh họa.

Bị cấm phá thai khi nào?

Theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Pháp lệnh dân số năm 2003 được hướng dẫn bởi khoản 3 Điều 10 Nghị định 104/2003/NĐ-CP: “Loại bỏ thai nhi vì lý do lựa chọn giới tính bằng các biện pháp phá thai, cung cấp, sử dụng các loại hóa chất, thuốc và các biện pháp khác” là hành vi bị pháp luật nghiêm cấm.

Ngoài ra, theo mục 7 về Phá thai an toàn tại Quyết định số 4620/QĐ-BYT ngày 25/11/2009 của Bộ Y tế về việc ban hành “Hướng dẫn quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản”, tất cả các hành vi phá thai trên 22 tuần đều là vi phạm pháp luật.

Theo các quy định trên, mọi hành vi phá thai trên 22 tuần tuổi, phá thai do lựa chọn giới tính thai nhi đều bị nghiêm cấm. Pháp luật chỉ cho phép phá thai từ 22 tuần tuổi trở xuống và phải đáp ứng những điều kiện sức khỏe, kỹ thuật, trang thiết bị … theo quy định chi tiết tại Quyết định 4620/QĐ-BYT của Bộ Y tế.

Tuổi thai được tính từ ngày đầu tiên của chu kỳ kinh cuối cùng với chu kỳ kinh đều (với chu kỳ kinh không đều, tuổi thai có thể xác định bằng khám lâm sàng hoặc siêu âm).

Như vậy, việc nạo phá thai vẫn được pháp luật Việt Nam đồng ý theo nguyện vọng của người phụ nữ. Tuy nhiên, luật pháp Việt Nam cũng đã có những quy định rõ ràng về nạo thai, phá thai.

Các hình thức xử phạt hành vi nạo, phá thai trái phép

Xử phạt hành chính

Những hành vi vi phạm quy định về phá thai sẽ bị xử phạt hành chính theo Điều 84 Nghị định số 176/2013/NĐ-CP như sau:

“1. Phạt tiền từ 3.000.000 đến 5.000.000 đồng với hành vi loại bỏ thai nhi vì lý do lựa chọn giới tính của người mang thai mà không bị ép buộc phải loại bỏ thai nhi.

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đến 7.000.000 đồng với hành vi dụ dỗ, lôi kéo người mang thai loại bỏ thai nhi vì lý do lựa chọn giới tính.

3. Phạt tiền từ 7.000.000 đến 10.000.000 đồng với hành vi đe dọa dùng vũ lực, uy hiếp tinh thần để ép buộc người mang thai loại bỏ thai nhi vì lý do lựa chọn giới tính.

4. Phạt tiền từ 10.000.000 đến 12.000.000 đồng với hành vi dùng vũ lực để ép buộc người mang thai phải loại bỏ thai nhi vì lý do lựa chọn giới tính.

5. Phạt tiền từ 12.000.000 đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Cung cấp hóa chất, thuốc để loại bỏ thai nhi mà biết rõ người đang mang thai muốn loại bỏ thai nhi vì lý do lựa chọn giới tính;

b) Chỉ định hoặc hướng dẫn sử dụng hóa chất, thuốc hoặc các biện pháp khác để loại bỏ thai nhi mà biết rõ người đang mang thai muốn loại bỏ thai nhi vì lý do lựa chọn giới tính.

6. Phạt tiền từ 15.000.000 đến 20.000.000 đồng với hành vi phá thai mà biết rõ người đang mang thai muốn loại bỏ thai nhi vì lý do lựa chọn giới tính”.

Quy định này xử phạt các chủ thể:

- Người phá thai vì lựa chọn giới tính

- Người đe dọa, ép buộc phá thai vì lựa chọn giới tính

- Người phá thai mà biết rõ người đang mang thai muốn loại bỏ thai nhi vì lý do lựa chọn giới tính ( bác sỹ, y sỹ tiến hành...)

Trách nhiệm Hình sự

Về vấn đề truy cứu trách nhiệm hình sự, tại Điều 316 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2017) quy định “Tội phá thai trái phép” như sau:

"1. Người nào thực hiện việc phá thai trái phép cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:

a) Làm chết người;

b) Gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

c) Gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;

d) Đã bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

a) Làm chết 02 người;

b) Gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Làm chết 03 người trở lên;

b) Gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm".

Như vậy, hành vi phá thai trái phép phải gây ra hậu quả theo quy định hoặc đã bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm thì mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Hình thức xử lý hình sự áp dụng với chủ thể đặc biệt: người thực hiện, có chuyên môn trong lĩnh vực y tế tiến hành việc nạo, phá thai cho người mang thai.

nao pha thai trai phep co the bi xu ly hinh su Tài xế Mercedes đi vào cầu dành cho xe máy, hành hung phụ nữ có thể bị xử lý thế nào?

Lái ô tô Mercedes đi vào cầu vượt ở tầng dành riêng cho xe máy, nam tài xế được cho là còn hành hung phụ ...

nao pha thai trai phep co the bi xu ly hinh su 3 thanh niên không mũ bảo hiểm, lạng lách trước đầu xe ôtô có thể bị xử lý thế nào?

Đi xe máy không đội mũ bảo hiểm, 3 nam thanh niên còn lạng lách, đánh võng trước đầu xe ô tô trên Quốc lộ ...

nao pha thai trai phep co the bi xu ly hinh su Người 'bôi bẩn' lên con đường hơn 300 tỉ đồng ở Hà Nội có thể bị xử lý thế nào?

Theo quy định, hành vi viết, vẽ bậy ở các công trình công cộng, tường nhà người khác là vi phạm pháp luật.

chọn
Lỗ lũy kế của Tập đoàn Đại Dương lên hơn 2.577 tỷ đồng, vẫn đang giải thể hai công ty BĐS
Công ty CP Tập đoàn Đại Dương (MCK: OGC) đã công bố BCTC hợp nhất quý I với kết quả kinh doanh tiếp tục không mấy khả quan.