3 thanh niên không mũ bảo hiểm, lạng lách trước đầu xe ôtô có thể bị xử lý thế nào?

Đi xe máy không đội mũ bảo hiểm, 3 nam thanh niên còn lạng lách, đánh võng trước đầu xe ô tô trên Quốc lộ 5.

Ngày 28/1, clip 3 thanh niên điều khiển chiếc xe máy không đội mũ bảo hiểm, lạng lách trước đầu xe ô tô được camera hành trình của chính chiếc xe ô tô ghi lại vừa được chia sẻ trên mạng xã hội, thu hút sự chú ý của nhiều người.

Theo đó, sự việc xảy ra trên Quốc lộ 5, đoạn thuộc địa phận tỉnh Hải Dương.

3 thanh nien khong mu bao hiem lang lach truoc dau xe oto co the bi xu ly the nao
Ảnh cắt từ clip.

Hình ảnh từ clip cho thấy, xe ô tô đang di chuyển trên Quốc lộ 5 thì bất ngờ bị một chiếc xe máy chở 2 nam thanh niên đều không đội mũ bảo hiểm chạy ngay gần đầu xe. Tài xế xe ô tô đã xin nhường đường và cảnh báo nhưng 3 thanh niên vẫn cố tình lạng lách, đánh võng ngay trước đầu xe như thách thức.

Dù rất bức xúc trước hành động của 3 nam thanh niên nhưng lái xe ô tô vẫn giữ bình tình, giảm tốc độ và giữ khoảng cách an toàn với chiếc xe máy chạy phía trước.

Hành động ngông nghênh, liều lĩnh của 3 thanh niên rất đáng lên án khi coi thường tính mạng của chính mình và những người xung quanh. Việc làm của 3 thanh niên còn vi phạm luật giao thông với 4 lỗi: điều khiển xe máy không đội mũ bảo hiểm, lạng lách đánh võng, chở quá số người quy định, và đi sai làn đường.

Không đội mũ bảo hiểm

Theo quy định tại khoản 2 Điều 30 Luật Giao thông đường bộ, người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy phải đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng quy cách.

Theo quy định tại điểm i và điểm k khoản 3 Điều 6 Nghị định số 46/2016/NĐ-CP ngày 26/5/2016 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, đối với một trong các hành vi: người điều khiển, người ngồi trên xe không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách khi tham gia giao thông trên đường bộ; chở người ngồi trên xe không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách (trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 6 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật) thì bị tiền từ 100.000 đến 200.000 đồng.

Như vậy, trường hợp hai người đi xe máy, người điều khiển xe máy không đội mũ bảo hiểm và chở thêm 2 người khác không đội mũ bảo hiểm thì cả 3 người đều bị xử phạt với ba hành vi vi phạm: người điều khiển xe máy sẽ bị xử phạt về hai hành vi, gồm:

- Người điều khiển xe máy không đội mũ bảo hiểm theo quy định;

- Người điều khiển xe máy chở người trên xe không đội mũ bảo hiểm;

- Người được chở đi kèm người điều khiển xe máy sẽ bị xử phạt về hành vi không đội mũ bảo hiểm.

Điều khiển xe lạng lách, đánh võng bị phạt bao nhiêu?

Theo Nghị định 46/2016/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt, hành vi điều khiển xe lạng lách, đánh võng được quy định rất cụ thể.

Đối với người điều khiển mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy điều khiển xe lạng lách hoặc đánh võng trên đường bộ trong, ngoài khu đô thị sẽ bị phạt từ 5 triệu đồng đến 7 triệu đồng, được quy định tại Điểm b, Khoản 9, Điều 6.

Theo quy định tại Khoản 10 của Điều này, người điều khiển xe mô tô, gắn máy nếu gây tai nạn giao thông hoặc không chấp hành hiệu lệnh dừng xe của người thi hành công vụ khi lạng lách, đánh võng còn có thể bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 14 triệu đồng.

Ngoài xử phạt tiền, lái xe còn có thể bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung: Bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 3 tháng đến 5 tháng nếu tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần (Theo Điểm c, Khoản 12, Điều 6).

Xe máy chở quá số người quy định bị xử phạt như thế nào?

Theo quy định của luật giao thông đường bộ, nếu người điều khiển xe máy có hành vi chở quá số người quy định thì sẽ bị phạt tiền, đồng thời có thể bị phạt bổ sung là tước quyền sử dụng giấy phép lái xe đến 3 tháng.

Cụ thể, tại Nghị định 46 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt thì hành vi chở quá số người quy định khi đang điều khiển xe máy, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe máy được nêu rõ tại Điều 6 (Xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ).

Đối với người điều khiển xe máy chở theo 2 người trên xe (trừ các trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 14 tuổi hoặc áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật) sẽ bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng, được quy định tại Điểm l, Khoản 3, Điều 6. Đối với người điều khiển xe máy chở theo 3 người trên xe thì sẽ bị phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng, được quy định rõ tại Điểm b, Khoản 4, Điều 6.

Ngoài ra, căn cứ theo Điểm b, Khoản 12, Điều 6 quy định về hình thức xử phạt bổ sung thì người điều khiển xe chở quá số người quy định theo Điểm b, Khoản 4 có thể sẽ bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe trong thời gian từ 1 tháng đến 3 tháng.

Đi sai làn đường bị phạt bao nhiêu tiền?

Theo Điều 13 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định về sử dụng làn đường như sau:

- Trên đường có nhiều làn đường cho xe đi cùng chiều được phân biệt bằng vạch kẻ phân làn đường, người điều khiển phương tiện phải cho xe đi trong một làn đường và chỉ được chuyển làn đường ở những nơi cho phép; khi chuyển làn đường phải có tín hiệu báo trước và phải bảo đảm an toàn.

- Trên đường một chiều có vạch kẻ phân làn đường, xe thô sơ phải đi trên làn đường bên phải trong cùng, xe cơ giới, xe máy chuyên dùng đi trên làn đường bên trái.

- Phương tiện tham gia giao thông đường bộ di chuyển với tốc độ thấp hơn phải đi về bên phải.

Theo quy định tại điểm g khoản 4 Điều 6 Nghị định 46/2016/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/8/2016, khi xe máy đi không đúng làn đường thì mức phạt nâng lên từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng Ngoài ra, trường hợp đi không đúng lần đường quy định gây tai nạn thì bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng.

3 thanh nien khong mu bao hiem lang lach truoc dau xe oto co the bi xu ly the nao Từ vụ lái xe đâm 2 bà bầu nhập viện ở Hà Nội, uống rượu bia rồi lái xe bị phạt bao nhiêu?

Luật giao thông đường bộ 2008 quy định cấm người uống rượu, bia điều khiển phương tiện giao thông là nhằm loại trừ nguy hiểm ...

3 thanh nien khong mu bao hiem lang lach truoc dau xe oto co the bi xu ly the nao Xe đạp đi vào đường cấm bị phạt bao nhiêu tiền?

Mức xử phạt đối với người điều khiển xe đạp đi vào đường có biển cấm xe đạp là như thế nào?

3 thanh nien khong mu bao hiem lang lach truoc dau xe oto co the bi xu ly the nao Ô tô đi lùi tại đường vành đai 3 trên cao bị phạt bao nhiêu tiền?

Điều khiển xe ô tô đi lùi trên đường vành đai 3 trên cao là một trong những lỗi có mức phạt khá nặng theo ...

chọn
Nhiều dự án ở tỉnh lẻ bung hàng
Những tháng cuối năm, thị trường bất động ở các tỉnh lẻ như Thanh Hóa, Thái Nguyên, Lào Cai, Bắc Ninh... bắt đầu đón nguồn cung từ các dự án mới.