Ngân hàng Thế giới dự báo Ấn Độ phải đối mặt với suy giảm kinh tế nghiêm trọng

Tuần qua, Ngân hàng Thế giới đã cắt giảm dự báo GDP của Ấn Độ, và cho biết nước này đang phải đối mặt với sự suy giảm kinh tế nghiêm trọng.

Ngân hàng Thế giới đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế của Ấn Độ trong bảng đánh giá chung tình hình kinh tế của khu vực Nam Á. Nhu cầu tiêu dùng nội địa giảm tốc, được cho là nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng suy giảm kinh tế tại Ấn Độ.

Trong báo cáo mới nhất về kinh tế khu vực Nam Á, Ngân hàng Thế giới cho biết tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội của Ấn Độ sẽ chỉ ở mức 6% trong năm tài chính bắt đầu từ ngày 1/4, thay vì 7,5% so với dự báo từ trước đó.

Dự kiến, kinh tế Ấn Độ sẽ hồi phục lên 6,9% trong giai đoạn 2020-2021, và tăng lên 7,2% trong năm tiếp theo.

Ngan-hang-The-gioi-du-bao-An-Do-dang-phai-doi-mat-voi-su-suy-giam-kinh-te-nghiem-trong-1

Tăng trưởng của Ấn Độ đang chậm lại. (Nguồn: Bloomberg).

Báo cáo cho biết tăng trưởng kinh tế chậm lại theo chu kì của Ấn Độ là một vấn đề nghiêm trọng. Trong môi trường kinh tế yếu kém như vậy, các vấn đề cơ cấu bề mặt và khu vực tài chính không ổn định đang trở thành lực cản cho tăng trưởng.

Đầu tháng này, Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế xuống còn 6,1% trong năm nay.

Tăng trưởng GDP của Ấn Độ cũng đã hạ nhiệt trong quý thứ 5 liên tiếp xuống còn 5% tính đến cuối tháng 6/2019, với tốc độ chậm nhất kể từ tháng 3/2013.

Tình thế nghiêm trọng

Ngan-hang-The-gioi-du-bao-An-Do-dang-phai-doi-mat-voi-su-suy-giam-kinh-te-nghiem-trong-2

Nhu cầu tiêu dùng nội địa giảm tốc được cho là nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng suy giảm kinh tế tại Ấn Độ. (Ảnh: Bloomberg).

Tình hình nghiêm trọng buộc Chính phủ Ấn Độ phải có những quyết sách phù hợp và các bước đi ban đầu đúng hướng.

Mới đây, Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ đã bắt đầu chu kì nới lỏng, và Chính phủ cũng đã công bố gói kích thích kinh tế - báo cáo của Ngân hàng Thế giới cho biết. Tất cả những biện pháp này sẽ giúp kiềm chế sự suy thoái kinh tế, nhưng nó cũng làm gia tăng mối lo ngại về không gian tài chính.

Theo báo cáo, thách thức chính đến từ các nguồn làm giảm tốc tiêu dùng cá nhân, và các yếu tố đằng sau như việc đầu tư yếu kém, không hiệu quả của nền kinh tế,... Những rủi ro tài chính bao gồm các cú sốc bên ngoài, dẫn tới điều kiện tài chính toàn cầu ngày càng chặt chẽ hơn và các quy định mới của các công ty tài chính phi ngân hàng đã gây ra một vòng căng thẳng mới cho nền kinh tế.

Để giảm thiểu những rủi ro này, chính quyền cần đảm bảo rằng có đủ thanh khoản trong hệ thống tài chính, đồng thời củng cố khung pháp lí cho các công ty tài chính phi ngân hàng.

Ngoài ra, Ngân hàng Thế giới cũng dự kiến nền kinh tế khu vực Nam Á sẽ tăng trưởng 5,9% trong năm 2019, thấp hơn 1,1% so với ước tính trước đó. Tổ chức này cũng cắt giảm dự báo tăng trưởng cho Sri Lanka, Maldives và Bhutan, đồng thời tăng dự báo tăng trưởng cho Nepal và Bangladesh.

chọn
'Quy hoạch NOXH ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi là không khả thi'
Theo đại diện Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP HCM, so với các dự án nhà ở thông thường, việc xây dựng NOXH phức tạp hơn. Chẳng hạn như việc chọn địa điểm xây dựng, nếu NOXH được quy hoạch ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi thì sẽ không khả thi do di chuyển hàng ngày bất tiện.