Ăn uống bình thường, mẹ nuôi bú song song vẫn dư sữa đem cho | |
Bà bầu nên 'tránh xa' 9 loại quả này trong 3 tháng đầu thai kỳ | |
Khoa học chứng minh, vắt sữa non trong thai kì là an toàn |
Các bác sĩ Bệnh viện Phụ sản Thành phố Cần Thơ đang phẫu thuật cấp cứu một trường hợp bị biến chứng thai kỳ. (Ảnh:TT) |
Theo bác sĩ chuyên khoa 2 Huỳnh Thanh Liêm, Trưởng khoa Sanh, Bệnh viện Phụ sản Thành phố Cần Thơ, thai bám vết mổ cũ được định nghĩa là sự làm tổ bất thường của túi thai tại sẹo mổ lấy thai trước đó. Trước đây, tỷ lệ thai bám vết mổ cũ khoảng 1/2.500 đến 1/1,800. Ghi nhận trong vài thập kỷ gần đây, tỷ lệ này ngày càng tăng cùng với sự gia tăng số ca mổ lấy thai.
Bác sĩ khuyến cáo các trường hợp thai bám vết mổ cũ nếu không được chẩn đoán và điều trị sớm có thể dẫn tới nhiều biến chứng nặng nề như vỡ tử cung, xuất huyết ồ ạt phải cắt tử cung, thậm chí nguy hiểm tính mạng.
Vì vậy, tất cả các thai kỳ có vết mổ cũ ở tử cung cần được đánh giá cẩn thận, kiểm tra và theo dõi tại bệnh viện có chuyên khoa Sản, giúp phát hiện kịp thời và xử trí sớm. Khi đã được chẩn đoán thai bám vết mổ cũ, bệnh nhân phải được điều trị kịp thời nhằm tránh những tai biến.
Thời gian qua, các bác sĩ Bệnh viện Phụ sản thành phố Cần Thơ đã tiếp nhận và điều trị cho nhiều trường hợp thai bám sẹo mổ cũ bằng nhiều phương pháp như tiêm thuốc, nong và nạo dưới hướng dẫn siêu âm, nội soi buồng tử cung cắt khối thai, phẫu thuật cắt khối thai và phục hồi sẹo mổ...
Những thai phụ từng mổ lấy thai nhiều lần còn chịu nhiều nguy cơ sản khoa khác như nhau tiền đạo, nhau cài răng lược gây chảy máu phải cắt tử cung, nứt vết mổ, vỡ tử cung. Quá trình phẫu thuật dễ làm tổn thương nhiều cơ quan trong ổ bụng như ruột, bàng quang...
Bác sĩ khuyên các thai phụ và thân nhân không nên xin mổ lấy thai trong những trường hợp không cần thiết để tránh hậu quả đáng tiếc về sau.
Sinh mổ lợi hay hại? | |
9 bệnh nguy hiểm sẽ có vắc xin trong thập kỷ tới | |
Quan hệ vợ chồng sau sinh mổ sớm sẽ xảy ra hậu quả gì? |