Dấu hiệu em bé của bạn khỏe mạnh trong thai kỳ | |
Những thực phẩm gây nóng nên tránh trong thai kỳ |
Có rất nhiều nguồn thông tin về thai kỳ, từ những cuốn sách cho đến những lời khuyên từ các mẹ và bạn bè. Bên cạnh cảm giác thèm ăn, ốm nghén, cảm nhận sự phát triển của em bé từng ngày, sẽ còn có nhiều những thay đổi với cơ thể của bạn và em bé trong từng tuần của thai kỳ.
Tuần 1 - 4: Mang thai hoặc triệu chứng tiền kinh nguyệt (PMS)?
Trong giai đoạn sớm nhất của thai kỳ, có thể bạn sẽ dễ nhầm lẫn việc mang thai với các triệu chứng trước kỳ kinh nguyệt.
Theo Healthline, các dấu hiệu sớm của thai kỳ rất giống với các triệu chứng do PMS gây ra. Các triệu chứng bao gồm ngực căng và đau, chảy máu âm đạo nhẹ, mệt mỏi, khó ngủ, buồn nôn và nhạy cảm với mùi thức ăn, thay đổi tâm trạng hoặc hành vi và đau bụng. Ngay cả khi chưa từng mang thai, bạn cũng có thể đã trải qua các triệu chứng này ở một thời điểm nào đó trong cuộc sống. Hoàn toàn dễ hiểu vì sao các triệu chứng thai kỳ sớm thường dễ dàng nhầm lẫn với PMS.
Trong bốn tuần đầu của thai kỳ, thai nhi là một nhóm tế bào nhỏ xíu.
Tuần 5 - 9: Thay đổi tâm trạng và quần jean bó sát
Vào tuần thứ năm của thai kỳ, với các thử nghiệm đơn giản bạn có thể dễ dàng biết được mình có thai hay không. Tuy nhiên, nếu các dấu hiệu vẫn chưa rõ ràng bạn có thể cảm nhận từ chiếc quần jean của mình.
Nếu đang trong thai kỳ ở tuần từ thứ 5 đến 9, bạn sẽ cảm thấy chặt quanh eo khi mặc quần jean. Đây là lúc chàng trai hay cô bé của bạn đang phát triển miệng, mũi, tai và thứ gì đó giống như đầu người. Theo Baby Center, vào tuần thứ bảy, tử cung của bạn sẽ tăng lên gấp đôi.
Theo WebMD, tuần thứ tám thường là khi các bà mẹ bắt đầu cảm thấy một chút mệt mỏi ủ rũ. Bệnh buổi sáng chắc chắn sẽ khiến bạn có tâm trạng xấu, vì vậy hãy cố để có thức ăn trong dạ dày suốt cả ngày, chống lại cảm giác buồn nôn.
Tuần 10 - 14: Những "cảnh báo" của em bé
Tuần thứ 10 của thai kỳ của bạn có thể được coi là "kì thi" thành công đầu tiên của bé, phôi thai đã phát triển thành hình hài thai nhi.
Đến tuần thứ 11, em bé của bạn có kích thước lớn hơn. Bé bắt đầu phát triển bàn tay và bàn chân, lỗ mũi, lưỡi, ngón tay và ngón chân nhỏ.
Kích thước và trọng lượng của bé tăng dần vào tuần thứ 12, 13. Em bé lớn hơn nghĩa là bụng của mẹ bầu cũng to hơn. Thời điểm này bạn có thể cảm nhận em bé đang chuyển động trong bụng và thấy rất thú vị.
Tuần 15 - 19: "Thiên thần" trong bụng của bạn
Tạm biệt tam cá nguyệt đầu tiên, bạn sẽ bước vào tam cá nguyệt thứ hai!
Đối với nhiều bà mẹ, việc khó khăn của thai kỳ là không thể tìm thấy một vị trí ngủ thoải mái khi bụng phát triển lớn hơn. May mắn thay, bắt đầu tuần 15 có nghĩa là bạn đang khỏe mạnh vào tam cá nguyệt thứ hai của thai kỳ, diễn ra từ tuần thứ 13 đến tuần thứ 28. Theo WebMD, một số phụ nữ bắt đầu cảm thấy trẻ sơ sinh "đá" vào bụng của họ ngay từ tuần thứ 13.
Ba tháng cuối của thai kỳ được nhiều người cho là khó khăn nhất trong giai đoạn mang thai, vì vậy bạn hãy cảm thấy vui vì những gì đang trải qua vẫn còn nhẹ nhàng hơn những điều sắp đến. Hãy lập kế hoạch rõ ràng để sẵn sàng tinh thần chào đón sự ra đời của bé.
Tuần 20 - 24: Nhìn bụng phát triển từng ngày
Xin chúc mừng, bạn đã đi được nửa chặng đường trong thai kỳ của bạn. Theo WebMD, bạn có thể siêu âm giữa tuần 18 và tuần 22 của thai kỳ. Cũng trong khoảng thời gian này, bạn sẽ có thể biết giới tính của đứa trẻ.
WebMD chỉ ra, thời gian này bạn có thể tăng khoảng 5 - 8 kg vào tuần thứ 23 của thai kỳ. Bạn cũng cảm thấy khô da và hoặc ngứa khó chịu, vì vậy hãy chắc chắn rằng bạn luôn mang kem dưỡng da để chống lại khô da. Tuy nhiên, hãy chắc chắn rằng bất cứ sản phẩm chăm sóc da nào bạn sử dụng không chứa hóa chất có thể gây hại cho em bé của bạn, bao gồm các thành phần: retinol, targretin gel và Panretin.
Tuần 25 - 29: Chính thức bước vào tam cá nguyệt thứ ba
Chỉ còn vài tuần nữa là đến lúc bạn được gặp em bé của mình. Đây là thời gian rất thú vị trong thai kỳ; nhưng những tuần cuối này cũng là thời điểm khó chịu nhất trong thai kỳ của bạn.
Theo WebMD, vào thời điểm này cả em bé và bụng của bạn đang phát triển với tốc độ nhanh chóng, lượng thực phẩm đưa vào cơ thể mỗi ngày có xu hướng tăng lên. Lúc này cũng có rất nhiều người muốn đặt tay lên bụng của bạn để cảm nhận thấy sự chuyển động của em bé bên trong. Tuy nhiên, nếu bạn cảm thấy không thoải mái về điều này thì đừng ngại nói với mọi người đừng chạm vào bụng của bạn.
Đến tuần thứ 29, bạn có thể nhận thấy dấu hiệu của chuyển dạ sớm. Hãy chắc chắn rằng bạn nói chuyện với bác sĩ ngay khi nhận thấy áp lực tăng lên trong vùng xương chậu của bạn, chất lỏng rò rỉ từ âm đạo, hoặc các cơn co thắt.
Tuần 30 - 34: Đây có phải là chân của bé?
Chỉ còn một vài tuần nữa bạn sẽ được nhìn thấy em bé, thời điểm này bạn sẽ càng thấy lo lắng, hồi hộp. Bụng của mẹ bầu cũng căng và cảm thấy như không thể kéo dài thêm nữa. Hãy nhớ sử dụng kem chống rạn da đảm bảo an toàn cho sức khỏe của bạn và em bé.
Theo WebMD, lúc này bé đang chiếm khá nhiều khoảng trống trong tử cung của bạn, đôi khi bạn cảm thấy bé đang đá chân. Những cú đá và nhào lộn sẽ chậm lại trong những tuần tới, vì em bé của bạn sẽ tăng kích thước và trọng lượng nhanh hơn trong thời gian đó, chiếm nhiều không gian hơn trong tử cung của bạn.
Tuần 35 - 40: Xin chào baby!
Thời điểm bạn mong chờ đã đến. Một trong những dấu hiệu đầu tiên cho thấy em bé của bạn sắp "đến với thế giới" là đầu của em bé di chuyển vào xương chậu trước khi sinh. Bụng của mẹ bầu sẽ thấp xuống, cảm thấy muốn đi tiểu thường xuyên hơn, phân lỏng, các cơn co thắt và sự dịch chuyển lưu lượng máu. Khi những con đau xuất hiện thành cơn, hãy chuẩn bị khoảnh khắc lâm bồn.
Quá trình sinh nở trong phòng hộ sinh cũng được chia làm 3 giai đoạn. Trong giai đoạn đầu tiên, cổ tử cung của bạn sẽ bắt đầu giãn ra, có thể giãn đến mười centimet. Trong giai đoạn thứ hai, bạn sẽ được hướng dẫn để bắt đầu đẩy để đẩy em bé ra bằng cách hít thở, co thắt cơ đúng cách. Trong giai đoạn thứ ba, bạn sẽ đẩy ra nhau thai. Theo WebMD, quá trình sinh nở trên bàn mổ thường kéo dài từ 12 - 14 giờ đối với những người mang thai lần đầu tiên, và cũng đau đớn hơn. Thế nhưng, cảm giác khi bạn ôm em bé vào lòng sẽ làm vơi đi những cơn đau dữ dội trước đó.
Dấu hiệu em bé của bạn khỏe mạnh trong thai kỳ
Chuẩn bị kế hoạch có một em bé là quyết định quan trọng trong đời sống của một cặp vợ chồng. Điều này đồng nghĩa ... |
Thai kì khỏe mạnh
Khi biết mình có thai, có thể bạn sẽ bắt đầu lên kế hoạch cho thai kì chi tiết từng tuần một. Nên ăn gì? ... |
Trẻ có thể mắc bệnh tim, thiếu cân nếu người mẹ mắc tiểu đường thai kỳ
Không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ bầu, tiểu đường thai kỳ còn là mối nguy hại đối với sức khỏe và sự phát ... |
Phòng ngừa nhiễm trùng trong thai kỳ
Mang thai là một quá trình sinh lý bình thường và hầu hết phụ nữ sẽ có một thai kỳ khỏe mạnh. Tuy nhiên, mang ... |
Đầu thai kỳ mẹ nên ăn gì để thai nhi hấp thụ tốt nhất?
Chế độ dinh dưỡng luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu của mỗi mẹ bầu, đặc biệt là giai đoạn đầu thai kỳ. |
Lối sống 14:37 | 11/05/2019
Lối sống 15:22 | 01/05/2019
Lối sống 11:34 | 10/04/2019
Lối sống 13:00 | 06/01/2019
Lối sống 12:00 | 27/09/2018
Lối sống 23:00 | 12/09/2018
Lối sống 03:00 | 29/08/2018
Lối sống 03:25 | 10/08/2018