Đó là phản ánh của chủ Trung tâm khám chữa bệnh Thiện Nhân, quận Hải Châu (viết tắt Trung tâm Thiện Nhân) đến ông Đặng Việt Dũng, Phó Chủ tịch thường trực UBND TP Đà Nẵng tại cuộc họp của UBND TP với các doanh nghiệp y tế trên địa bàn.
Cụ thể, bác sĩ Ngô Đức Hải, chủ Trung tâm Thiện Nhân trình bày, cuối năm 2016, Trung tâm làm hồ sơ trình lên Bảo hiểm xã hội, Sở Y tế TP về việc xin được khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế cho bệnh nhân.
Bác sĩ Ngô Đức Hải, chủ Trung tâm Thiện Nhân trình bày về việc xin khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế nhưng 2 năm chưa có câu trả lời. (Ảnh: Văn Luận) |
Sau đó, đoàn công tác của Bảo hiểm xã hội TP đi thẩm định 1 lần. Đến nay tháng 8/2018 là 2 năm nhưng Trung tâm không nhận được câu trả lời về việc cho khám chữa bệnh thanh toán Bảo hiểm y tế.
Trong khi theo quy định, khi doanh nghiệp y tế xin khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế sẽ được xem xét giải quyết, trả lời trong 7 ngày.
“Qua tìm hiểu, tôi được biết, Quyết định 1399/QĐ-BHXH ngày 22/11/2014 của BHXH Việt Nam quy định, trong vòng 7 ngày sau khi nhận hồ sơ, cơ quan chức năng lập hội đồng thẩm định. 7 ngày sau đó thì phải trả lời cho doanh nghiệp biết.
Nếu được thì cấp mã cơ sở khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế, nếu không thì trả lời lý do vì sao? Thế nhưng 2 năm rồi chúng tôi vẫn chưa nhận được câu trả lời.
Trong khi nhiều bệnh nhân đến khám chữa bệnh tại Trung tâm, lúc nào cũng hỏi có khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế. Chúng tôi chỉ biết nói đang chờ trên TP”, bác sĩ Hải nói.
Nghe phản ánh bác sĩ Hải, ông Đặng Việt Dũng thốt lên: “Trì trệ đến thế là cùng! Tôi chả hiểu được cải cách hành chính kiểu gì. Thế mà lúc nào cũng gọi là đứng đầu cả nước. Các ông trả lời xem, cởi lòng ra cho người dân họ nhờ với".
Ông Dũng yêu cầu ông Đinh Văn Hiệp, Giám đốc Bảo hiểm xã hội TP trả lời về phản ánh của bác sĩ Hải, vì sao hồ sơ xin khám chữa bệnh lại “chậm như rùa bò”.
Ông Đặng Việt Dũng yêu cầu chậm nhất 18/9 có câu trả lời về việc khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế. (Ảnh: Văn Luận) |
Ông Hiệp chia sẻ, hiện tại quận Hải Châu ngoài Trung tâm Thiện Nhân thì còn có 13 cơ sở y tế tư nhân, công lập khác. Hiện nay, tất cả các chỉ định xét nghiệm thì không liên thông, khi khám xong mà chuyển qua trung tâm, bệnh viện khác thì sẽ chỉ định khám, chữa bệnh lại từ đầu bởi không công nhận kết quả đó.
"Nếu các cơ sở y tế ngoài công lập nằm ở các vùng xa xôi, vùng khó khăn, chúng tôi thậm chí sẽ tự đến hợp đồng với họ để cho người dân khám chữa bệnh bằng Bảo hiểm y tế.
Nhưng với một địa bàn như quận Hải Châu đã có quá nhiều cơ sở y tế thì có nên hay không? Chúng ta ủng hộ hệ thống y tế tư nhân nhưng phải điều phối toàn TP Đà Nẵng cho phù hợp. Nếu ra đời cơ sở y tế tư nhân dày đặc rồi buộc Bảo hiểm y tế phải hợp đồng thì có nên hay không?
Nếu buộc chúng tôi phải thực hiện thì khi quỹ âm, trách nhiệm không chỉ của chúng tôi mà còn của cả lãnh đạo TP”, ông Hiệp nói.
Sau khi nghe ông Hiệp nói, ông Dũng đề nghị ngành y tế TP Đà Nẵng phải liên thông như nhau, quy chuẩn, các bác sĩ xét nghiệm một bản là sử dụng được tại các cơ sở khám chữa bệnh khác.
“Được là được, không được là không được, không ậm ừ. Để nhiều năm với doanh nghiệp mà chưa trả lời là không nên. Chậm nhất 18/9 trả lời cho tôi về Phòng khám Thiện Nhân kết quả thế nào!”, ông Dũng chỉ đạo.
Được biết, tại TP Đà Nẵng hiện nay, 22 phòng khám và bệnh viện tư nhân. Trong đó chỉ một số bệnh viện tư nhân lớn được chữa bệnh bảo hiểm y tế.
Thiếu tướng Vũ Xuân Viên làm Giám đốc Công an TP Đà Nẵng
Bộ Công an quyết định điều động và bổ nhiệm Thiếu tướng Vũ Xuân Viên - Cục trưởng Cục Tham mưu Cảnh sát làm Giám ... |
Đô thị 07:33 | 21/10/2019
Đô thị 13:52 | 20/10/2019
Đô thị 11:21 | 20/10/2019
Đô thị 07:24 | 20/10/2019
Đô thị 17:26 | 19/10/2019
Nhà đất 11:05 | 19/10/2019
Nhà đất 08:46 | 19/10/2019
Đô thị 17:41 | 18/10/2019