Nghiên cứu áp dụng cơ chế đặc thù tại dự án đường Vành đai 3 TP HCM

Về cơ chế đặc thù đầu tư xây dựng dự án đường Vành đai 3 TP HCM, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành yêu cầu nghiên cứu áp dụng tương tự các cơ chế đặc thù trong Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội và dự án đầu tư xây dựng cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025.
Nghiên cứu áp dụng cơ chế đặc thù tại dự án đường Vành đai 3 TP HCM - Ảnh 1.

Đầu tư xây dựng đường Vành đai 3 là dự án quan trọng quốc gia, có vai trò, ý nghĩa rất lớn đối với TP HCM và các địa phương trong khu vực. (Ảnh: Báo Giao Thông).

Vừa qua, Văn phòng Chính phủ đã có văn bản số 29/TB-VPCP ngày 30/1 thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành tại cuộc họp về dự án đường Vành đai 3 TP HCM.

Xem thêm: Thông tin mới nhất về dự án Vành đai 3 TP HCM

Theo đó, từ ngày 24/1, Phó Thủ tướng đã chủ trì cuộc họp trực tuyến về công tác chuẩn bị dự án đường Vành đai 3 TP HCM. Sau khi nghe báo cáo của UBND TP HCM, các địa phương và ý kiến phát biểu của thành viên tổ công tác dự án, Phó Thủ tướng đã kết luận về một số vấn đề quan trọng.

Phó Thủ tướng nhấn mạnh, dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 3 có tiến độ yêu cầu gấp, khối lượng công việc lớn tuy nhiên các Bộ, ngành, địa phương, tư vấn phải thực hiện đúng, đầy đủ trình tự, thủ tục theo quy định pháp luật về đầu tư công, ngân sách, đất đai, môi trường... trong quá trình lập, thẩm định dự án.

Về nội dung báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án, UBND TP HCM, các địa phương và các cơ quan cần xem xét kỹ lưỡng về phạm vi đầu tư, quy mô, phân kỳ, tiêu chuẩn thiết kế, chi phí đầu tư... bảo đảm tối ưu về hiệu quả, chất lượng, không được lãng phí, tiêu cực.

Hội đồng thẩm định Nhà nước, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Xây dựng có trách nhiệm xem xét các giải pháp thiết kế, trong đó lưu ý các nút giao, đường lên xuống phù hợp, bảo đảm an toàn, hiệu quả, giảm chi phí xây dựng...

Đối với công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng tái định cư, các địa phương cần tiếp tục rà soát kỹ lưỡng về phạm vi, khối lượng, đơn giá để bảo đảm tiết kiệm, khả thi, tuân thủ quy định pháp luật, tránh lãng phí, tham nhũng, tiêu cực. Đặc biệt, cần lưu ý các ý kiến của Bộ Tài nguyên và Môi trường về khung chính sách, đơn giá bồi thường đất nông nghiệp.

Về nguồn vốn, phương án tỷ lệ nguồn vốn ngân sách trung ương - địa phương khoảng 50 - 50 là phù hợp với điều kiện ngân sách trung ương còn hạn chế như hiện nay.

Đặc biệt, về cơ chế đặc thù, Phó Thủ tướng yêu cầu nghiên cứu áp dụng tương tự các cơ chế đặc thù trong Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội đã được Quốc hội thông qua tại Nghị quyết số 43/2022/QH15 và Nghị quyết số 44/2022/QH15 ngày 11/1 về chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025.

Về tiến độ, UBND TP HCM hoàn thiện hồ sơ báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án, phấn đấu gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư trước ngày 28/1, chậm nhất ngày 5/2. Hội đồng thẩm định Nhà nước hoàn thành thẩm định trình Thường trực Chính phủ trước ngày 15/2, làm cơ sở báo cáo cấp có thẩm quyền để kịp trình Quốc hội trước ngày 20/3.

chọn
BĐS Hồ Gươm đang tiến vào khu đô thị hơn 126 ha ven Vành đai 4 sau thương vụ 45 tỷ đồng
Sau khi cổ phần hóa, Viwaseen cùng đối tác DAF đã nhượng lại quyền phát triển khu đô thị hơn 126 ha ven Vành đai 4 Hà Nội cho Công ty CP Đầu tư Bất động sản Hồ Gươm với khoản tiền 45 tỷ đồng.