Ngoài Nước sạch sông Đà, Hà Nội còn có những nguồn cấp nước nào khác?

Trong số các nguồn cấp nước sạch cho Hà Nội hiện nay, Nước sạch sông Đà là nguồn cấp lớn thứ hai.

Nước sạch sông Đà là nguồn cấp lớn thứ hai 

Theo Kế hoạch bảo đảm cung cấp nước sạch hè năm 2019 trên địa bàn Hà Nội thì trong năm 2018 đã có 4 dự án cấp nguồn hoàn thành.

Đó là các dự án: Dự án xây dựng trạm cấp nước Dương Nội công suất 30.000m3/ngđ; Dự án cải tạo Nâng công suất nhà máy nước mặt Bắc Thăng Long - Vân Trì đạt công suất 150.000 m3/ngđ; Dự án xây dựng nhà máy nước mặt sông Đuống giai đoạn 1 công suất 150.000 m3/ngđ; Dự án nhà máy nước mặt sông Đà giai đoạn II sau khi hoàn thành trạm bơm tăng áp và 6,4 km truyền dẫn nâng khả năng cấp nước cho nội đô Hà Nội từ 220.000 m3/ngđ lên 280.000-300.000 m3/ngđ.

Nhờ vậy, nguồn nước sạch cấp cho thành phố năm 2019 đã tăng lên đáng kể (công suất tăng thêm khoảng 335.000 m3/ngđ). Tổng công suất nguồn cấp nước từ các nhà máy nước tập trung trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay đạt khoảng 1.370.000 m3/ngđ, bao gồm:

- Nguồn cấp từ các Nhà máy nước do Công ty TNHH MTV Nước sạch Hà Nội quản với công suất khoảng 670.200 m3/ngđ trên tổng công suất thiết kế là 792.600 m3/ngđ (trong đó nguồn nước ngầm khoảng 520.200 m3/ngđ; nguồn nước mặt từ nhà máy Bắc Thăng Long - Vân Trì 150.000 m3/ngđ).

nuocsongdainside-15707981243272026073269

Khu xử lí của Nhà máy Nước mặt sông Đà. (Ảnh: Vinaconex)

- Nguồn cấp từ Nhà máy Nước mặt sông Đà do Công ty CP Nước sạch sông Đà (Viwasupco) quản với lưu lượng cấp cho Hà Nội trung bình khoảng 250.000-260.000 m3/ngđ trên tổng công suất nhà máy giai đoạn 1 là 300.000 m3/ngđ, có thể nâng công suất lên 330.000 m3/ngđ.

- Nguồn cấp từ ba trạm cấp nước (Hà Đông cơ sở 1, cơ sở 2 và trạm Dương Nội) do Công ty TNHH MTV Nước sạch Hà Đông quản với công suất khoảng 70.000 m3/ngđ.

- Nguồn cấp từ 2 trạm cấp nước (Sơn Tây 1 và 2) do Công ty CP cấp nước Sơn Tây quản với công suất khoảng 27.000 m3/ngđ trên công suất thiết kế nhà máy 30.000 m3/ngđ.

- Nguồn cấp từ Nhà máy Nước mặt sông Đuống có khả năng cung cấp sản lượng theo công suất thiết kế giai đoạn 1 là 150.000 m3/ngđ, có thể nâng công suất lên 165.000m3/ngđ.

- Các nguồn cấp nước cục bộ như: Nhà máy nước Ba Vì 15.000m3/ngđ; Trạm cấp nước Văn Điển 6.000m3/ngđ...

Theo UBND TP Hà Nội, nhu cầu sử dụng nước tại khu vực đã được đầu tư hệ thống mạng lưới cấp nước hiện naỵ trung bình là khoảng từ 1.100.000 - 1.200.000 m3/ngđ. Do vậy, với tổng công suất các nguồn cấp hiện nay có thể đạt 1.370.000 m3/ngđ là cơ bản đáp ứng nhu cầu dùng nước của nhân dân với chỉ tiêu khoảng 100 - 150 lít/người/ngày. Thời gian cao điểm nắng nóng đầu hè vừa qua nhu cầu sử dụng nước ngày cao điểm là khoảng 1.160.000 m3/ngđ.

Thêm nhiều dự án cấp nguồn nước sạch sắp hoàn thành

Tháng 7 vừa qua, UBND TP Hà Nội đã yêu cầu đẩy nhanh tiến độ thi công, hoàn thành 5 dự án cấp nguồn tập trung trong năm 2019, công suất tăng thêm khoảng 525.000 m3/ngđ, nâng tổng nguồn nước sạch cấp cho hệ thống lên khoảng 1.700.000 m3/ngđ. Cụ thể như sau:

- Công ty CP Nước mặt sông Đuống: Tập trung triển khai, hoàn thành Dự án Nhà máy nước mặt sông Đuống - Giai đoạn 2 nâng công suất nhà máy từ 150.000 m3/ngđ lên 300.000 m3/ngđ.

- Công ty CP Nước mặt sông Hồng: Tập trung triển khai, hoàn thành, đưa vào vận hành giai đoạn 1 Nhà máy nước mặt sông Hồng với công suất 150.000 m3/ngđ.

- Công ty CP Nước sạch sông Đà (Viwasupco): Thực hiện Dự án nhà máy nước mặt sông Đà giai đoạn II, nâng công suất cấp nước của hệ thống cấp nước sông Đà từ 300.000 m3/ngđ lên 450.000 m3/ngđ.

- Liên danh Công ty CP Ao Vua và Công ty CP Đầu tư xây dựng cấp thoát nước và môi trường Ba Vì: Hoàn thành Dự án Nâng công suất Nhà máy nước Ba Vì từ 10.000 m3/ngđ lên 60.000 m3/ngđ.

- Công ty CP cấp nước Mê Linh: Hoàn thành Dự án xây dựng Nhà máy nước 25.000 m3/ngđ cấp nước cho 12 xã của huyện Mê Linh.

chọn
'Quy hoạch NOXH ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi là không khả thi'
Theo đại diện Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP HCM, so với các dự án nhà ở thông thường, việc xây dựng NOXH phức tạp hơn. Chẳng hạn như việc chọn địa điểm xây dựng, nếu NOXH được quy hoạch ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi thì sẽ không khả thi do di chuyển hàng ngày bất tiện.