Ngoài phim cổ trang, Trung Quốc từng ra lệnh cấm những loại hình giải trí này

Tổng cục Điện ảnh, phát thanh và truyền hình Trung Quốc liên tục có những động thái cứng rắn về các hoạt động văn hoá, giải trí của nước này. Điển hình là tuýt còi dòng phim “xuyên không”, các show dành cho trẻ em và gần đây nhất là cấm phát sóng các bộ phim cổ trang.

"Tuýt còi" trào lưu làm phim xuyên không

Từ năm 2010, Trung Quốc rộ lên phong trào làm phim xuyên không. Hàng loạt các tác phẩm như Thần thoại, Bộ bộ kinh tâm, Cung tỏa tâm ngọc… thu hút khán giả và đưa nhiều ngôi sao trẻ trở thành những gương mặt hạng A trong làng giải trí. 

Tuy nhiên, nhận thấy khán giả - đa phần là thế hệ trẻ dường như bị "lệch lạc" về lịch sử sau những bộ phim ngược về quá khứ, cục Điện ảnh Trung Quốc đã đưa ra lệnh cấm đối với những bộ phim xuyên không, hoặc có những sự thay đổi quá xa so với lịch sử. Cục trở nên khắt khe từ khâu duyệt kịch bản.

Còn đối với những bộ phim đã sản xuất trước khi lệnh được ban hành, đơn vị kiểm duyệt đã ra tay biên tập và cắt xén không thương tiếc để nội dung không đi quá xa so với yêu cầu của các cơ quan chức năng. Và hậu quả là khán giả có dịp thưởng thức những tác phẩm dở tệ không đầu cuối, nhiều tình tiết vô lí, thiếu logic. Có thể thấy rõ ở các tác phẩm như Bộ bộ kinh tình, bị cắt ghép đến mức nội dung chỉ được đánh giá ở mức độ trung bình.

Không những vậy, các tác phẩm xuyên không không được phép phát sóng vào những khung giờ vàng. Thậm chí, việc đưa những tác phẩm này lên mạng cũng gặp nhiều khó khăn. Đơn cử, web drama đình đám đầu năm 2016 Thái tử phi thăng chức kí cũng bị dỡ xuống khỏi trang online. Tác phẩm Tình yêu vượt nghìn năm (Trịnh Sảng, Tỉnh Bách Nhiên) buộc phải chuyển từ 9 giờ tối sang 10 giờ tối.

Ngoài phim cổ trang, Trung Quốc từng ra lệnh cấm những loại hình giải trí này - Ảnh 1.

"Thái tử phi thăng chức kí" bị yêu cầu dỡ

Các show dành cho trẻ dưới 18 tuổi bị "cấm cửa"

Ngày 18/4/2016, Tổng cục Điện ảnh Trung Quốc đưa ra văn bản kiểm soát các chương trình truyền hình thực tế có sự tham gia của trẻ em. Trong văn bản ghi rõ "cần tăng cường hơn nữa quản lí các chương trình không có giá trị tích cực".

Tổng cục Điện ảnh nước này cho rằng, việc trẻ em tham gia show truyền hình quá sớm, được lăng-xê tên tuổi, trở thành ngôi sao chỉ sau một đêm là điều phản giáo dục, ảnh hưởng đến sự phát triển sau này.

Tại Trung Quốc, có rất nhiều show truyền hình tìm kiếm các ngôi sao nhí. Điển hình như nữ nghệ sĩ dương cầm trẻ Âu Dương Na Na cũng bước ra từ một chương trình như thế. Tuy nhiên với lệnh cấm này, việc hoạt động nghệ thuật của nữ nghệ sĩ 15 tuổi gặp không ít khó khăn hay các chương trình thực tế của đài Chiết Giang như Bố ơi, mình đi đâu thế mùa 4, Mẹ là siêu nhân của đài Hồ Nam; Thời đại thiếu nhi, show tìm kiếm tài năng Lớp học âm nhạc của đại sư mùa 2 do đài Bắc Kinh thực hiện đều bị dừng lại.

Ngoài phim cổ trang, Trung Quốc từng ra lệnh cấm những loại hình giải trí này - Ảnh 2.

"Bố ơi, mình đi đâu thế" thành công về doanh thu nhưng cũng bị cấm chiếu

Nhiều người nhầm lẫn khi cho rằng các em chỉ đơn thuần đang vui chơi trong một show truyền hình thực tế trong khi đằng sau ống kính, các em cũng bị yêu cầu thực hiện các cảnh quay chuyên nghiệp như người lớn.

Những dự án phim "nhạy cảm" bị xóa bỏ

Những đề tài ủy mị, nam nữ yêu đương sớm, yêu đương đồng tính nam – nam (đam mĩ) hay nữ - nữ đều bị "tuýt còi". Bộ phim Thượng ẩn làm điên đảo các nàng "hủ nữ" từng thu hút rất nhiều khán giả khi phát sóng trên mạng, bỗng bị ngưng bất chợt và gỡ hết khỏi các trang mạng. Nhà sản xuất chỉ còn cách đưa bộ phim lên YouTube, trong khi YouTube lại là một trong mạng không phổ biến và khó truy cập tại Trung Quốc.

Cũng tương tự, bộ phim có cốt truyện về tình yêu của hai soái ca Trọng sinh chi danh lưu cự tinh phải cấp tốc cắt gọt và biên tập lại để cố gắng chuyển thành tình yêu nam – nữ nhằm né lệnh cấm của cơ quan quản lí.

Ngoài phim cổ trang, Trung Quốc từng ra lệnh cấm những loại hình giải trí này - Ảnh 3.

Diễn viên trong phim Thượng Ẩn

Các dự án "ăn khách" đều có màu sắc giống nhau như tình yêu sướt mướt, câu chuyện "Lọ Lem - Hoàng tử" và yêu đồng giới đều bị coi là có tác động tiêu cực đến văn hóa cộng đồng và bị ngăn cản. Cùng với đó, nghệ sĩ vướng vào dự án phim hay show truyền hình có nội dung không phù hợp sẽ bị hạn chế xuất hiện trên truyền hình.

Ngoài phim cổ trang, Trung Quốc từng ra lệnh cấm những loại hình giải trí này - Ảnh 4.

Cấm chiếu phim cổ trang

Không chỉ dừng lại ở các tác phẩm tình cảm, mới đây nhất, từ ngày 23/3, hàng loạt bộ phim cố trang Trung Quốc như: Giang Sơn cố nhân, Đại Minh hoàng phi, Thứ nữ Cẩm Lan,… được thông báo hoãn chiếu. Nguyên nhân xuất phát từ lệnh cấm mới nhất của Tổng cục Điện ảnh và Phát thanh – Truyền hình Trung Quốc đối với các phim cổ trang.

Những phim cổ trang bao gồm tất cả các thể loại: Võ hiệp, huyền huyễn, xuyên không, cung đấu, dã sử, thần thoại,... sẽ bị cấm chiếu trên cả truyền hình mạng từ nay đến hết tháng 6/2019. Mở rộng hơn nhiều so với lệnh cấm phim cung đấu từng được cơ quan quản lí ban hành trước đó. Các phim đã chiếu không được tiếp tục quảng bá, phim nào chưa chiếu sẽ phải hoãn lại.

Ngoài phim cổ trang, Trung Quốc từng ra lệnh cấm những loại hình giải trí này - Ảnh 5.

Tân Bạch Nương Tử truyền kỳ bị hoãn chiếu

Nguyên nhân chính của lệnh cấm này được cho là các phim cổ trang thường "xuyên tạc lịch sử" để vẽ ra những kết thúc hoặc bi thương hoặc có hậu cho các nhân vật mà không tôn trọng các sự kiện thực tế đã diễn ra trong sử sách. Ngay cả trang phục, kiến trúc, đạo cụ của các nhân vật trong phim cũng bị "ném đá" là quá "tân thời", sáng tạo vô lối...

Review phim Us: Phiên bản hài hước của dòng phim zombieReview phim Us: Phiên bản hài hước của dòng phim zombie Trước khi ban hành lệnh cấm, Trung Quốc đã có nhiều bộ phim cổ trang rất nổi tiếngTrước khi ban hành lệnh cấm, Trung Quốc đã có nhiều bộ phim cổ trang rất nổi tiếng Vì sao Trung Quốc cấm chiếu phim cổ trang?Vì sao Trung Quốc cấm chiếu phim cổ trang?
chọn
Một doanh nghiệp dự chi gần 18.000 tỷ xây loạt cao ốc 25-40 tầng ven biển Bình Sơn - Ninh Chữ
Khu đô thị biển Bình Sơn - Ninh Chữ (khu K2) do Hacom Holdings làm chủ đầu tư vừa qua đã được điều chỉnh tổng vốn thành 17.779 tỷ đồng, tiến độ thực hiện từ quý III/2024 - quý I/2029.