Chào bác sĩ!
Tôi là người đồng tính nam, 19 tuổi. Tôi có quan hệ với bạn tình cùng giới. Gần đây tôi có xuất hiện một số mụn có vảy khô ở vùng bộ phận sinh dục, tôi lo lắng mình bị bệnh giang mai. Bác sĩ có thể cho tôi biết dấu hiệu của bệnh giang mai như nào và điều trị ở đâu?
Hình minh họa (Ảnh: Budane) |
Bác sĩ Đình Hòa - Trường Đại học Y Hà Nội, chuyên gia hỗ trợ sức khỏe tình dục LGBT hồi đáp như sau:
Chào bạn,
Tôi hiểu được cảm giác lo lắng của bạn lúc này. Trước hết, bạn nên đến các trung tâm y tế để các bác sĩ xét nghiệm, kiểm tra cho chính xác và từ đó có phương pháp điều trị hiệu quả hơn.
Giang mai là một bệnh nhiễm khuẩn, lây truyền chủ yếu qua đường tình dục nhưng có thể lây qua đường máu, đường mẹ sang con và đường tiếp xúc trực tiếp với các thương tổn giang mai có loét.
Bệnh diễn biến nhiều năm (10, 20, 30) năm có khi cả đời, có lúc rầm rộ, có những thời kỳ ngấm ngầm không có triệu chứng gì làm cho người bệnh lầm tưởng là đã khỏi và thể lây truyền cho thế hệ sau.
Nếu không được điều trị bệnh có thể xâm nhập vào tới cả các phủ tạng đặc biệt là da, tim mạch, thần kinh trung ương gây nhiều biến chứng rất nặng, có nhiều hình thái lâm sàng khác nhau nên chẩn đoán cũng rất khó khăn. Bệnh ảnh hưởng tới sức khoẻ bệnh nhân thậm chí gây tử vong hoặc tàn phế suốt đời nếu không được điều trị kịp thời. Nó ảnh hưởng sâu sắc sức khoẻ và sự phát triển nòi giống của dân tộc.
- Lây truyền qua đường tình dục.
- Lây truyền qua đường máu(tiêm truyền máu hoặc tiêm chích ma tuý mà bơm tiêm không vô khuẩn).
- Truyền từ mẹ sang con (qua nhau thai từ tháng thứ 4 trở đi).
Theo cổ điển bệnh giang mai tiến triển làm 3 thời kỳ: giang mai 1, giang mai 2, giang mai 3. Giữa các thời kỳ có giai đoạn không có triệu chứng lâm sàng gọi là giang mai kín.
Theo cách phân loại mới , bệnh hiang mai có 2 loại:
- Giang mai mắc phải (Syphilis acquise)
- Giang mai bẩm sinh (Syphilis congénitale).
Giang mai mắc phải: Giang mai mới và lây. Giang mai thời kỳ 1. Giang mai thời kỳ 2: Giữa thời kỳ 1 và 2 có giai đoạn không có triệu chứng lâm sàng và giữa thời kỳ 2 sơ phát đến thời kỳ 2 tái phát (giang mai tái hồi) cũng có giai đoạn không triệu chứng lâm sàng gọi là giang mai 2 kín sớm.
Giang mai muộn không lây Giữa thời kỳ giang mai 2 tái hồi có giai đoạn không triệu chứng lâm sàng gọi là kín muộn sau đó đến giang mai 3.
Giang mai bẩm sinh: Thai nhi bị lây từ mẹ khi còn nằm trong tử cung nên khi đẻ ra đã mắc bệnh, dưới nhiều hình thái khác nhau.
+ Giang mai bẩm sinh sớm xuất hiện trong 2 năm đầu.
+ Giang mai bẩm sinh muộn xuất hiện khi bé đã trên 3 tuổi.
- Di chứng của giang mai bẩm sinh: các thương tổn giang mai ở thai nhi đã thành sẹo và khi bé ra đời đã có sẵn các dấu hiệu như trán dô, mũi tẹt hình yên ngựa, xương chày hình lỡi kiếm, tam chứng Hutchinson (răng Hutchinson, điếc nhất thời, lác quy tụ).
Lâm sàng giang mai thời kỳ 1: Đặc điểm giang mai 1 là thời kỳ xoắn khuẩn xâm nhập tại chỗ và qua hệ thống mạch máu đã lan toàn thân. Tổn thương khu trú tại chỗ, nông điều trị khỏi hoàn toàn không để lại di chứng ít nguy hiểm cho bản thân người bệnh nếu điều trị kịp thời. Nhưng rất nguy hiểm cho xã hội vì lây rất mạnh (nhiều xoắn khuẩn tại các tổn thương, bệnh nhân không có cảm giác chủ quan vẫn quan hệ với nhiều bạn tình được).
Giai đoạn này xuất hiện sau khi ủ bệnh 3-4 tuần hoặc 3 tháng và kéo dài 1-2 tháng với các triệu chứng sau:
+ Trợt phát ngay ở chỗ xoắn khuẩn đột nhập vào cơ thể, ở đàn ông khu trú ở quy đầu, rãnh quy đầu, nhưng cũng có thể ở miệng sáo, ở hãm, ở bìu, ở vùng xương mu ở trực tràng quanh hậu môn đối với người có quan hệ đồng giới.
Ở đàn bà thường xuất hiện ở cổ tử cung, thành âm đạo, môi lớn, môi bé, âm vật. Còn có thể có ở một số vị trí khác nh hạnh nhân, họng, lỡi hoặc môi, ở trên trán, ở vú có khi ở ngón tay nhất là đối với nữ hộ sinh đỡ đẻ cho bệnh nhân giang mai.
+ Đặc điểm của trợt là: Vết trợt nông hình tròn hay bầu dục bằng phẳng với mặt da, màu đỏ tơi, không có mủ, không có vảy thường đơn độc. Không ngứa, không đau nhưng nền rắn như mảnh bìa. Ngày nay người ta gặp nhiều loại chancre không điển hình như mô tả. 1/3 số bệnh nhân có nhiều trợt loét, 25% có loét gây đau và không có nền rắn như cổ điển. Có thể trợt bội nhiễm, trợt hoại tử hoặc trợt khổng lồ.
Một số trường hợp không điển hình: 25% bệnh nhân giang mai không có loét mà biểu hiện là thương tổn của thời kỳ 2. Trong thời kỳ ủ bệnh do dùng penicilline đã làm cho loét xuất hiện chậm hoặc không xuất hiện.
Ở đàn ông đôi khi chancre khu trú ở niệu đạo hơi sâu trong miệng sáo, chỉ thấy ít tiết dịch nhầy và rắn chắc. Ở hãm dương vật loét trông giống như một vết nốt hình raquette (vợt). Nếu ở trong bao quy đầu sẽ gây phù nề nhiều làm cho dương vật hình chuông, vợt.
Ở đàn bà loét ở môi lớn gây phù nề nhiều ở một bên âm hộ. Khu trú ở cổ tử cung hay gặp nhưng thường bị bỏ sót vì không gây đau đớn gì. Ở hậu môn khi biểu hiện bằng vết nứt thâm nhiễm và đau buốt.
Các khu trú khác ngoài sinh dục như môi, núm vú, ngón tay đều có đau. Loét tự khỏi sau 5-6 tuần, thường chỉ để lại sẹo nông và mỏng. Nếu được điều trị xoắn khuẩn hết sau 24 - 40 giờ và thương tổn lành nhanh chóng.
Còn tiếp
Thuốc dành cho người HIV chỉ cần dùng điều trị trong một tuần
Thuốc dành cho người HIV chỉ cần dùng điều trị trong một tuần sẽ sớm được đưa vào sử dụng. Đây là hy vọng mới ... |
11 điều cứ ngỡ không thể lây HIV nhưng bạn lại không ngờ
Không chỉ riêng bạn, có rất nhiều người khác cũng có chung suy nghĩ rằng bản thân chẳng thể mắc HIV? Thế nhưng, điều bạn ... |