Người sở hữu tác phẩm âm nhạc đang bị khai thác 'chùa', bị lạm dụng?

Luật sư Quách Minh Trí cho rằng, vấn đề sở hữu trí tuệ ở Việt Nam đang có những câu chuyện dở khóc, dở cười. Người sở hữu các tác phẩm âm nhạc ở Việt Nam từng rơi vào tình cảnh tác phẩm của mình bị khai thác lạm dụng mà không thể làm được gì…

Mới đây, Hội thảo Bảo vệ tài sản sáng tạo nhân “Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới (26/4) đã diễn ra tại Hà Nội. Hội thảo hướng đến sự nâng cao nhận thức về quyền sở hữu trí tuệ, đặc biệt trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn và điện ảnh, từng bước cải thiện ý thức tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực nghệ thuật tại Việt Nam.

Tại Hội thảo có sự tham gia của Tham tán thương mại Đại sứ quán Mỹ, đại diện Hiệp hội Điện ảnh Mỹ (MPA) và nhiều nghệ sĩ nổi tiếng như đạo diễn Việt Tú,  NSND Tự Long, NSƯT Xuân Bắc, rocker Trần Tuấn Hùng, họa sĩ Đinh Công Đạt, ca sĩ Bảo Trâm Idol...

Người sở hữu tác phẩm âm nhạc đang bị khai thác chùa, bị lạm dụng? - Ảnh 1.

Đạo diễn Việt Tú cho rằng nhiều nghệ sĩ Việt Nam chưa quan tâm đến vấn đề bảo quyền.

Tham gia với tư cách diễn giả tại hội thảo, đạo diễn Việt Tú khẳng định, nhiều nghệ sĩ ở nước ta hiện nay chưa thực sự quan tâm đến vấn đề bản quyền. Nghệ sĩ làm việc chủ yếu dựa theo cảm tính, không có thói quen lưu trữ cẩn thận hồ sơ trong quá trình làm việc. Vì thế, khi có tranh chấp, nếu không có đủ bằng chứng, nghệ sĩ chắc chắn thua cuộc.

Vị đạo diễn cũng thổ lộ mong muốn thành lập một quỹ tư vấn luật cho những nghệ sĩ và doanh nghiệp tham gia vào nền công nghiệp văn hóa. “Nếu xây dựng được một hạ tầng xã hội văn minh, trong đó nghệ sĩ và doanh nghiệp đều hiểu quyền và nghĩa vụ của mình trong hợp tác, chúng ta sẽ có những tác phẩm lớn mang tầm thế giới”, anh chia sẻ.

Người sở hữu tác phẩm âm nhạc đang bị khai thác chùa, bị lạm dụng? - Ảnh 2.

Ca sĩ Bảo Trâm (áo đỏ) chia sẻ, đã đến lúc nghệ sĩ cần ý thức hơn về việc thực hiện và bảo vệ quyền tác giả, tác phẩm.

Bên cạnh Việt Tú, các diễn giả khác trong buổi hội thảo là các nghệ sĩ,  chuyên gia trong ngành sáng tạo và lĩnh vực sở hữu trí tuệ cũng trao đổi về quá trình sáng tạo nghệ thuật, các cách thức ứng dụng khoa học công nghệ và chỉ ra những hậu quả của một môi trường đối xử không công bằng với tài sản trí tuệ.

Nhà điêu khắc Đinh Công Đạt nhắc đến các vấn nạn về tranh giả, tranh chép trong hội họa. Anh cho rằng, hội họa là lĩnh vực mà vấn đề về sở hữu trí tuệ, tôn trọng bản quyền đang bị xem nhẹ nhất. Theo nhà điêu khắc, trong khi thị trường tranh giả đang ngày càng tràn lan thì các cơ quan chức năng vẫn chưa có các chế tài quản lý một cách chặt chẽ.

Người sở hữu tác phẩm âm nhạc đang bị khai thác chùa, bị lạm dụng? - Ảnh 3.

Nhà điêu khắc Đinh Công Đạt nhắc đến vấn nạn về tranh giả, tranh chép trong hội họa.

Ca sĩ Bảo Trâm Idol cũng cho rằng, đã đến lúc nghệ sĩ Việt Nam cần có ý thức hơn về việc thực hiện và bảo vệ quyền tác giả, tác phẩm.

Ở góc độ pháp luật, luật sư Quách Minh Trí lại cho rằng, vấn đề sở hữu trí tuệ ở Việt Nam đang có những câu chuyện dở khóc dở cười. Anh lấy ví dụ về việc các tác phẩm âm nhạc Việt Nam từng đối diện với vấn nạn bị ăn cắp bản quyền. Người sở hữu các tác phẩm âm nhạc từng rơi vào tình cảnh tác phẩm của mình bị khai thác lạm dụng mà không thể làm được gì.

Người sở hữu tác phẩm âm nhạc đang bị khai thác chùa, bị lạm dụng? - Ảnh 4.

NSND Tự Long trả lời phỏng vấn tại chương trình.

Theo luật sư Minh Trí, sự ra đời của các tổ chức bảo vệ quyền tác giả như VCPMC - Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam đã mang lại những kết quả tích cực trong việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.

Chuyên gia truyền thông  Phạm Ngọc Mai Anh thì đưa ra cảnh báo, đừng để trí tuệ Việt chỉ đi “gia công” cho nước ngoài. "Hiện nay startup công nghệ của Việt Nam phát triển rất nhiều nhưng thành công không được bao nhiêu, một phần cũng là vì môi trường để phát triển chưa có. Nếu chúng ta muốn phát triển một môi trường lành mạnh, phát huy được yếu tố sáng tạo và trí tuệ của người Việt thì trước hết phải trân trọng công sức của những người làm ra nó. Từ đó, họ mới có động lực để đầu tư thời gian, công sức và tiền bạc để làm ra các sản phẩm hay, mà không phải chỉ đi gia công cho nước ngoài”, bà Phạm Ngọc Mai Anh nói.

Người sở hữu tác phẩm âm nhạc đang bị khai thác chùa, bị lạm dụng? - Ảnh 5.

Luật sư Quách Minh Trí lại cho rằng, vấn đề sở hữu trí tuệ ở Việt Nam đang có những câu chuyện dở khóc dở cười.

Theo bà Mai Anh, khái niệm dùng phần mềm “chùa”, crack rất phổ biến trong xã hội, nhất là với bộ phận giới trẻ. Khi cần một phần mềm, người ta sẽ nghĩ ngay đến việc lên mạng tìm kiếm để download bản crack trước khi nghĩ đến việc bỏ tiền ra mua…”


chọn
D2D lội ngược dòng trong quý IV nhờ dự án Lộc An, vượt 98% mục tiêu lãi 2024
9 tháng đầu năm 2024, D2D lỗ sau thuế gần 3 tỷ đồng. Tuy nhiên trong quý IV, nhờ phát sinh doanh thu tại khu dân cư Lộc An và KCN Châu Đức, D2D lãi 91 tỷ đồng và vượt 98% kế hoạch lợi nhuận cả năm.