Nhà máy smartphone cuối cùng của Samsung ở Trung Quốc đóng cửa, mở rộng hoạt động tại Việt Nam?

Nhà máy sản xuất smartphone cuối cùng của Samsung tại Quảng Đông (Trung Quốc) sắp tới sẽ đóng cửa. Cuộc cạnh tranh khốc liệt của Huawei, Xiaomi, Oppo và cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung là nguyên nhân khiến Samsung chia tay Trung Quốc.

Nhà máy sản xuất smartphone Huizhou Samsung Electronics (Samsung Huệ Châu) nằm tại thành phố Huệ Châu thuộc tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc đang chuẩn bị đóng cửa trong thời gian tới, South China Morning Post cho biết.

Samsung đóng cửa nhà máy sản xuất smartphone cuối cùng tại Trung Quốc

b36ac0f2-8e5f-11e9-b2aa-5ba392ab87ab_image_hires_085430

Samsung Huệ Châu, Trung Quốc. (Ảnh: SCMP).

Theo tờ South China Morning Post (SCMP), giống như những cơ sở khác tại Thâm Quyến và Thiên Tân, Samsung Huệ Châu, nhà máy sản xuất điện thoại thông minh của gã khổng lồ công nghệ Hàn Quốc đã bị đóng cửa, dừng hoạt động.

Vào thời hoàng kim, khu phức hợp Samsung Huệ Châu ở phía bắc châu thổ sông Châu Giang là nhà máy sản xuất điện thoại lớn nhất của Samsung tại Trung Quốc, sản xuất ra hơn 1/5 số smartphone hãng này bán ra trong thị trường Trung Quốc năm 2011.

Hiện tại, các cửa hàng nhỏ và các công ty cung cấp linh kiện xung quanh khu phức hợp rộng lớn, tồn tại gần 30 năm bỗng yên tĩnh đến lạ thường, những thông báo dán trên các cánh cổng lớn nói rằng công ty đã dừng hoạt động.

Thực tế, "kể từ tháng Hai sau Tết Nguyên Đán, đã xuất hiện những tin đồn nói rằng Samsung sẽ đóng cửa phần lớn các cơ sở sản xuất trong vài tháng tới", ông Zhong Ming, một người dân địa phương đã chứng kiến sự trỗi dậy của các nhà máy Samsung tại đây trong suốt hơn ba thập kỉ nói với tờ SCMP.

phong tro

Dịch vụ phòng trọ quanh nhà máy này giảm giá 50% vẫn không có công nhân thuê. (Ảnh: SCMP).

Trước đó, vào tháng 12 năm ngoái, Samsung đã đóng cửa các cơ sở sản xuất tại Thiên Tân, công ty này cũng đã ngừng sản xuất các thiết bị mạng vào đầu năm 2018 tại các nhà máy ở Thâm Quyến.

Các công nhân ở Huệ Châu nói rằng họ đã chuẩn bị sẵn sàng để đón nhận thông báo rằng nhà máy sẽ đóng cửa, trong khi người dân địa phương, công nhân, những nhà cung cấp khác gần như cũng đã chấp nhận thực tế trên.

"Những tấm biển quảng cáo bắt mắt của Samsung trên đường phố giờ đây cũng đã biến mất", Steve Huang, một kĩ sư làm việc được 17 năm tại đây cho hay.

Huang cho biết thêm, số lượng công nhân làm việc trong nhà máy ở đây đã giảm xuống còn 4.000 so với con số 9.000 công nhân vào năm 2013, khi Samsung là hãng điện thoại xếp thứ nhất tại Trung Quốc với 20% thị phần. Năm ngoái, thị phần Samsung Trung Quốc đã giảm xuống 1% trước sự cạnh tranh tranh gắt gắt từ Huawei, Xiaomi và Oppo.

Theo SCMP, hiện khu tổ hợp nhà máy sản xuất Samsung này đã hoàn toàn im ắng, đồng thời, hãng cũng ngừng tuyển dụng nhân công từ cuối tháng 2 năm nay.

Nhiều người cũng cho biết thêm đi kèm với việc cắt giảm hàng loạt lao động, Samsung cũng đã chi các khoản phúc lợi, bồi thường từ vài nghìn đến hơn chục nghìn USD, tùy số năm công tác cho người lao động khi họ phải rời khỏi nhà máy.

Như vậy, việc đóng cửa nhà máy Huệ Châu - nhà máy cuối cùng của Samsung tại Trung Quốc, đánh dấu việc hãng điện thoại hàng đầu Hàn Quốc sẽ chia tay đất nước được đánh giá là rất tiềm năng với các hãng điện thoại khi có dân số đông nhất thế giới.

Samsung Huệ Châu có gì đặc biệt?

c2697c42-8e5f-11e9-b2aa-5ba392ab87ab_972x_085430

Một thông báo đóng cửa dán trên cánh cổng một nhà máy tại Huệ Châu. (Ảnh: SCMP).

Samsung Huệ Châu được thành lập vào ngày 24/8/1992, bốn ngày trước khi quan hệ ngoại giao giữa Trung Quốc và Hàn Quốc được thiết lập, khi đó hàng trăm hợp đồng điện tử đã được kí kết giữa gã khổng lồ Hàn Quốc với chính quyền thành phố Huệ Châu.

Một năm sau, Samsung Huệ Châu có số vốn đăng kí lên tới 23 triệu đôla và bắt đầu hoạt động như một công ty sản xuất thiết bị điện tử tiêu dùng lớn. Công ty đã sản xuất các thiết bị âm thanh vào những năm 90, máy nghe nhạc MP3 vào đầu nhưng năm 2000 và điện thoại thông minh kể từ năm 2017.

Năm 2011, khi doanh số điện thoại thông minh của Samsung xếp thứ 1 trên thế giới, hai nhà máy của họ ở Thiên Tân và Huệ Châu đã sản xuất lần lượt là 55,64 và 70,14 triệu điện thoại di động.

Tháng trước, tôi nghe nói rằng vài trăm công nhân đã nhân được khoản bồi thường khoảng từ 10.000-100.000 nhân dân tệ, tức khoảng 1.400-14.400 đôla, tùy theo số năm làm việc tại Samsung, một người dân địa phương cho biết.

Cũng theo người này, "giá thuê phòng ở đây đã giảm từ 500 Nhân dân tệ (72 đôla) xuống chỉ còn 200-300 Nhân dân tệ nhưng vẫn không có người thuê".

Samsung Trung Quốc từ chối bình luận thông tin này. Trên các phương tiện truyền thông của Trung Quốc và Hàn Quốc, vào cuối tuần trước đã thông báo rằng nhà sản xuất Hàn Quốc đã cắt giảm sản xuất, sa thải công nhân tại Huệ Châu trong bối cảnh doanh số điện thoại thông minh đang có dấu hiệu chững lại.

Việt Nam, Ấn Độ là các nước Samsung muốn đến

sam2-1560620944264787087908

Samsung cân nhắc chuyển nhà máy sang Việt Nam, Ấn Độ và các nước châu Á khác. (Ảnh: Nikkei).

Theo SCMP, dữ liệu hải quan Trung Quốc cho biết trong quý đầu tiên của năm 2019, xuất khẩu điện thoại thông minh Samsung từ Huệ Châu đã giảm 20,1% so với cùng kì năm ngoái.

Samsung đang bị cạnh tranh khốc liệt bởi các đối thủ là các hãng điện thoại thông minh của chính Trung Quốc như Huawei, Xiaomi và Oppo.

Từng dẫn đầu thị phần tại Trung Quốc với 20%, năm ngoái, thị phần smartphone Samsung tại Trung Quốc chỉ còn 1%, đây là một kết quả sụt giảm thê thảm của ông lớn smartphone Hàn Quốc.

Việc kết quả kinh doanh không còn thuận lợi tại Trung Quốc, đồng thời, các mối lo ngại ngày càng lớn hơn về tương lai kinh tế nước này đặt trong cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung ngày càng căng thẳng, khiến Samsung cũng như các công ty lớn khác đang dịch chuyển dây chuyển sản xuất ra ngoài Trung Quốc.

SCMP cho rằng Việt Nam, Ấn Độ và các nước châu Á khác đang là lựa chọn mà Samsung đang cân nhắc. Thực tế, Samsung cũng đang vận hành các nhà máy tại các quốc gia này và cũng có ý định mở rộng, dịch chuyển nhà máy từ Trung Quốc khi nước này đang dần đánh mất vai trò chuỗi cung ứng giá trị toàn cầu.

Theo SCMP, thực tế trước đây làn sóng dịch chuyển khỏi Trung Quốc của các doanh nghiệp lớn sang Đông Nam Á, Ấn Độ, châu Phi ít diễn ra do Trung Quốc có nhiều thuận lợi về chi phí, nhân công… nhưng tình thế lập tức thay đổi khi Tổng thống Mỹ Donald Trump bắt đầu áp thuế lên các sản phẩm Trung Quốc từ năm ngoái.

Mới đây, Foxconn - nhà lắp ráp iPhone và iPad lớn nhất, sử dụng hơn 1 triệu công nhân tại Trung Quốc cũng khẳng định các nhà máy ngoài nước này hoàn toàn đủ năng lực sản xuất các sản phẩm cho nhiều thị trường, trong đó có Mỹ.

chọn
Lãnh đạo Everland chia sẻ về dự án HH5 Bắc An Khánh vừa M&A ở khu tây Hà Nội
Tại ĐHĐCĐ thường niên 2024, Chủ tịch Everland Lê Đình Vinh cho biết, hiện nay tình hình thị trường bất động sản phía tây Hà Nội đang ấm dần, do tập đoàn đang phối hợp với chủ khu đô thị Bắc An Khánh để hoàn thiện các thủ tục về đầu tư, xây dựng ô đất HH5 để có thể triển khai xây dựng từng phần ngay trong 2024.