Nhà văn Kim Dung - Ông trùm làng báo Hong Kong giàu thứ 12 Trung Quốc

Kim Dung là một trong những nhà văn ảnh hưởng nhất của văn học Trung Quốc hiện đại. Ông còn là người đồng sáng lập của nhật báo Hồng Kông Minh Báo, ra đời năm 1959 và là tổng biên tập đầu tiên của tờ báo này. Năm 2010 với số tài sản khổng lò của mình nhà văn Kim Dung đã lọt vào top 12 người giàu nhất Trung Quốc.

Kim Dung tên thật Tra Lương Dung, là nhà văn nổi tiếng với hàng loạt tiểu thuyết võ hiệp: Thiên long bát bộ, Anh hùng xạ điêu, Thần điêu hiệp lữ, Lộc Đỉnh ký, Tiếu ngạo giang hồ…Ông được xếp thứ 27 trong danh sách 50 tác giả thu được tiền tác quyền nhiều nhất năm 2014.

Với việc xây dựng nên hàng loạt hình tượng anh hùng giang hồ quân tử, nghĩa hiệp, Kim Dung được mệnh danh là đại hiệp của các đại hiệp. Ông là một trong số ít tác giả châu Á có nhiều tác phẩm được chuyển thể thành phim, hơn nữa được chuyển thể nhiều lần trong suốt nửa thế kỷ qua.

nha van kim dung ong trum lang bao hong kong giau thu 12 trung quoc

Cuộc đời và sự nghiệp

Kim Dung sinh năm 1924 tại tỉnh Triết Giang, là một trong những nhà văn ảnh hưởng nhất của văn học Trung Quốc hiện đại. Ông còn là người đồng sáng lập tờ nhật báo Hồng Kông Minh Báo.

Ông sinh ra trong một gia tộc có thể nói là "bảng vàng danh giá", có ông cố là nhà thơ nổi tiếng đời nhà Thanh, ông nội làm tri huyện Đan Dương ở tỉnh Giang Tô.

Từ nhỏ Kim Dung đã là một đứa trẻ thông minh, hoạt bát, nghịch ngợm nhưng không đến nỗi quậy phá. Ông yêu thiên nhiên, thích nghe kể chuyện thần thoại, truyền thuyết, nhất là về những ngọn triều trên sông Tiền Đường. Đặc biệt ông rất mê đọc sách. Dòng họ Kim Dung có một nhà để sách gọi là “Tra thị tàng thư” nổi tiếng khắp vùng Chiết Tây, chứa rất nhiều sách cổ, những cuốn sách này làm bạn với ông từ rất bé.

Năm lên 8 tuổi, ông lần đầu đọc tiểu thuyết kiếm hiệp và dần mê say với thể loại văn học này. Cũng từ đó ông thường có thói quen sưu tầm tiểu thuyết thể loại này.

Năm 15 tuổi ông đã có hai tập sách bán rất chạy là cuốn "Dành cho người thi vào sơ trung" và cuốn " Hướng dẫn thi vào cao trung" đây là hai cuốn sách đầu tiên của ông được nhà sách chính quy xuất bản và đều là những cuốn cẩm nang luyện thi.

Năm Kim Dung 16 tuổi ông viết truyện trào phúng "Cuộc du hành của Alice" có ý châm biếm ngài chủ nhiệm ban huấn đạo. Cũng vì thế mà ông bị đuổi khỏi trường. Tác phẩm này mặc dù gây họa nhưng đã thể hiện trí tưởng tượng phong phú và tinh thần phản kháng của Kim Dung mà sau này thể hiện rất rõ trong các tác phẩm của ông.

Ông phải chuyển đến học trường Cù Châu. Tại đây ông đã viết bài "Một sự ngông cuồng trẻ con" đăng trên Đông Nam nhật báo, viết về sự bất công trong trường học này. Bài báo này đã gây chấn động dư luận trong trường, khiến Hiệu trưởng phải bãi bỏ những quy định vô lý.

Năm 1955 Kim Dung viết truyện võ hiệp đầu tay là " Thư kiếm ân cừu lục", đăng hàng ngày trên Hương Cảng tân giáo, lấy bút danh là Kim Dung. Và cũng từ đây tên Kim Dung được chú ý dần dần, ông cùng Lương Vũ Sinh được xem như hai người khai tông ra Tân phái của tiểu thuyết võ hiệp.

Năm 1959 ông cùng một người bạn thời phổ thông lập ra Minh Báo. Các bài xã luận của ông đăng trên Minh Báo đã giúp cho Minh Báo trở thành một trong những tờ báo được đánh giá cao nhất.

Năm 1972 sau khi viết cuốn tiểu thuyết cuối cùng ông đã chính thức nghỉ hưu và dành thời gian sau đó để biên tập, chỉnh sửa các tác phẩm của mình.

Ngày 30/10/2018, Kim Dung tạ thế ở tuổi 94 tuổi.

nha van kim dung ong trum lang bao hong kong giau thu 12 trung quoc

Ông trùm làng báo Hong Kong

Kim Dung là một trong những nhà văn ảnh hưởng nhất của văn học Trung Quốc hiện đại. Ông còn là người đồng sáng lập của nhật báo Hồng Kông Minh Báo, ra đời năm 1959 và là tổng biên tập đầu tiên của tờ báo này.

Vào thời điểm Kim Dung lập ra Minh báo, tất cả vốn liếng của tờ báo này chỉ vỏn vẹn có 100.000 HKD. Đến năm 1991 khi Minh báo lên sàn cổ phiếu, "đứa con tinh thần" của Kim Dung được định giá 870 triệu HKD, trong đó Kim Dung sở hữu 60%.

Năm 1992, lợi nhuận năm của Minh báo đạt 100 triệu HKD. Khối tài sản mà Kim Dung sở hữu lúc bấy giờ ước tính vào khoảng 120 triệu HKD, xếp thứ 64 trong danh sách các đại gia giàu nhất Hong Kong.

Thập niên 90, Kim Dung được giới báo chí xưng tụng là "võ lâm bang chủ" của làng báo chí truyền thông Hong Kong.

Lọt top 12 người giàu có nhất Trung Quốc

Năm 2010, các tiểu thuyết của Kim Dung đồng loạt được tái bản tại Trung Quốc đại lục mang lại cho ông khoản tiền khổng lồ. Chỉ tính riêng lợi nhuận bản quyền, chưa tính tới phần trăm lãi trên đầu sách bán ra, Kim Dung đã thu về 3.5 triệu nhân dân tệ (khoảng 12 tỉ đồng). Đồng thời cũng khiến ông nằm trong vị trí thứ 12 trong danh sách các tỷ phú giàu nhất Trung Quốc năm 2010, dù đã gác bút nhiều thập kỷ.

nha van kim dung ong trum lang bao hong kong giau thu 12 trung quoc

Bốn người phụ nữ trong đời

Nhà văn Kim Dung có 3 lần kết hôn, người vợ đầu tiên của nhà văn là Đỗ Dã Phân, cả hai quen nhau rất tình cờ. Năm 1947, Kim Dung làm việc cho chuyên trang Góc hài hước của một tòa soạn báo.

Sau một lần đăng câu hỏi lên trang, ông nhận được thư của chàng trai Đỗ Dã Thu. Thấy độc giả này hài hước, thú vị, Kim Dung ngỏ ý được gặp anh ngoài đời, Dã Thu đồng ý. Khi đến nhà Đỗ Dã Thu, Kim Dung gặp Đỗ Dã Phân (chị gái của Dã Thu) và nhanh chóng bị sự thông minh, hài hước của cô này hút hồn.

Năm 1948, họ tổ chức đám cưới ở Thượng Hải. Kim Dung tới Hồng Kông phát triển sự nghiệp, một phần vì nơi đất khách quê người, phần vì nhà văn quá bận rộn, tình cảm hai người nhạt dần và dẫn đến ly hôn.

Sau khi ly dị người vợ đầu, năm 1959, Kim Dung thành lập tờ Minh báo, Chu Mai trở thành trợ thủ đắc lực cho ông. Cả hai lấy nhau năm 1956 và có 4 người con (gồm hai trai, hai gái). Khi ly hôn, Chu Mai ra hai điều kiện: Một là Kim Dung bồi thường vật chất cho bà; hai là nếu lấy vợ nữa, Kim Dung không được có thêm con. Nhà văn đồng ý!

Không ai xác nhận đấy có phải là sự thực, chỉ biết Kim Dung và Chu Mai đã ly hôn, còn người vợ sau đó là Lâm Lạc Di, sau bao năm làm vợ của Kim Dung, bà không sinh đứa con nào.

Ngoài ba người phụ nữ trên, người ta vẫn thường kể về một Hạ Mộng mà mãi chỉ là giấc mộng trong đời Kim Dung. Diễn viên Hạ Mộng là minh tinh những năm 1950-1960. Nhiều bài báo cho biết khi còn trẻ Kim Dung từng từ bỏ công việc ở một tòa soạn báo để chuyển sang làm biên kịch phim, nhằm tiếp cận người đẹp này. Thậm chí ông lấn sân làm đạo diễn, mời Hạ Mộng đóng chính trong phim của mình song Hạ Mộng luôn giữ khoảng cách với Kim Dung.

Năm 1967, Hạ Mộng từ bỏ đóng phim, sang Canada sinh sống. Thông tin Hạ Mộng giải nghệ sang Canada hai ngày liền lên trang nhất tờ Minh báo. Kim Dung thậm chí viết bài xã luận đầy chất thơ, mang tên Giấc mộng xuân của Hạ Mộng. Trong bài, nhà văn nhắc lại thời vinh quang của nữ diễn viên, chúc cô có cuộc sống như ý sau khi rời Hong Kong.

Kim Dung từng ca ngợi nhan sắc Hạ Mộng: "Chưa ai nhìn thấy Tây Thi đẹp như thế nào. Tôi nghĩ, Tây Thi đẹp như Hạ Mộng thì mới đúng là danh bất hư truyền".

nha van kim dung ong trum lang bao hong kong giau thu 12 trung quoc Lý Nhược Đồng, Châu Tấn và dàn sao hạng A Hoa ngữ thương xót tiểu thuyết gia Kim Dung qua đời

Sự ra đi của tiểu thuyết gia Kim Dung đã để lại nhiều nỗi đau buồn cho showbiz xứ Trung.

nha van kim dung ong trum lang bao hong kong giau thu 12 trung quoc Những điều chưa biết về nhân vật chuyển giới nổi danh trong 'Tiếu ngạo giang hồ' của Kim Dung

Kim Dung là tiểu thuyết gia nổi tiếng người Trung Quốc với hàng loạt tác phẩm võ hiệp kinh điển.

nha van kim dung ong trum lang bao hong kong giau thu 12 trung quoc Kim Dung - Đệ nhất tiểu thuyết gia võ hiệp qua đời khiến người mến mộ bàng hoàng

Truyền thông Hong Kong ngày 30/10 cho biết nhà văn Kim Dung, tên thật là Tra Lương Dung, đã qua đời ở tuổi 94.

chọn
'Quy hoạch NOXH ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi là không khả thi'
Theo đại diện Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP HCM, so với các dự án nhà ở thông thường, việc xây dựng NOXH phức tạp hơn. Chẳng hạn như việc chọn địa điểm xây dựng, nếu NOXH được quy hoạch ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi thì sẽ không khả thi do di chuyển hàng ngày bất tiện.