![]() |
Thịt đậm màu là thịt gì? Tại sao ăn vào lại tốt cho tim mạch? |
![]() |
'Chuyện thầm kín' của bệnh nhân ung thư và tim mạch |
![]() |
Dấu hiệu gì để nhận biết cơn nhồi máu cơ tim? |
|
(Ảnh: giphy) |
Suy tim là tình trạng cơ tim không đảm bảo được nhu cầu về cung cấp lượng tuần hoàn. Người mắc bệnh ở nhiều độ tuổi khác nhau, suy tim không chỉ xảy ra ở người cao tuổi mà tỉ lệ người trẻ mắc bệnh ngày càng gia tăng. Có nhiều hình thái suy tim và có 3 cấp độ chính là: suy nhẹ, suy vừa và suy nặng.
![]() |
(Ảnh: Đông Tây) |
Bà Đinh Thị Mai, 75 tuổi ở Hà Nội nhập viện trong tình trạng bị tắc 2 nhánh mạch vành nuôi tim dẫn đến đau tức ngực liên tục, khó thở. Được đưa đến bệnh viện kịp thời nên các bác sĩ đã nhanh chóng nong, đặt stent điều trị mạch vành, giúp cơ tim hồi phục dần, chống suy tim.
Bà Mai chia sẻ:"Tôi bị đau từng cơn, một tí rồi hết nhưng rồi lại đau quá nên tôi phải nhập viện, may mà vẫn còn kịp. Những ai có biểu hiện đau ngực hay khó thở như tôi thì đừng cố gắng chịu đến khi nặng mới nhập viện, không phải ai cũng may mắn được điều trị kịp thời nếu chính chúng ta cứ chủ quan".
![]() |
Bệnh nhân suy tim điều trị tại bệnh viện Tim Hà Nội |
Biểu hiện của suy tim tùy vào tình trạng bệnh. Giai đoạn sớm biểu hiện kín đáo, người bệnh thấy hơi khó thở, khả năng gắng sức kém hơn mức bình thường.
Dấu hiệu điển hình cần lưu ý là mệt mỏi, khó thở khi gắng sức hoặc khó thở về đêm, đau ngực, ho khan, phù chân, gan to làm đau hạ sườn phải, tĩnh mạch ở cổ nổi lên hoặc nổi vết tím ở môi, chân tay hoặc toàn thân.
![]() |
PGS. TS Nguyễn Quang Tuấn - Giám đốc bệnh viện Tim Hà Nội (Ảnh: coga) |
PGS. TS Nguyễn Quang Tuấn - Giám đốc bệnh viện Tim Hà Nội cho biết:
"Ngoài vấn đề chúng ta khai thác các triệu chứng lâm sàng và khám thực thế thì cận lâm sàng là vô cùng quan trọng, xét nghiệm thường quy như điện tâm đồ giúp chúng ta biết buồng tim có bị tăng cánh hay không? Chụp X - quang, tim bị dãn hay không, phổi có bị ứ dịch hay không? Đấy là tất cả các triệu chứng suy tim khi chụp X - quang. Đặc biệt quan trọng là xét nghiệm siêu âm tim giúp chúng ta biết được chức năng cơ tim".
![]() |
(Ảnh: Bs tim mạch) |
Suy tim trước tiên được điều trị nguyên nhân. Nếu do bị hẹp hoặc hở van tim thì áp dụng thay van tim. Nếu mạch vành bị tắc thì dùng phương pháp nong, đặt stent hoặc phẫu thuật bắc cầu nối chủ vành giúp hồi phục cơ tim.Với những trường hợp không điều trị được nguyên nhân hoặc đến quá muộn thì cần điều trị nội khoa. Trường hợp thuốc không cải thiện được thì phải dùng thêm máy trợ tim
PGS. TS. Nguyễn Quang Tuấn - Giám đốc bệnh viện Tim Hà Nội cho biết thêm:
"Với người suy tim quan trọng nhất là ăn nhạt vì khi ăn mặn cơ thể sẽ giữ lại nước, làm tăng khối lượng tuần hoàn. Khi cơ tim đã yếu rồi, chức năng tim đã giảm rồi mà phải hoạt động nhiều hơn bình thường thì sẽ suy nặng hơn. Ăn giảm muốn nhằm cải thiện rõ các triệu chứng của suy tim. Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng hạn chế uống nước, đừng uống quá nhiều. Mặc dù, suy tim gắng sức nhiều thì khó thở nhưng người bệnh suy tim bắt buộc phải tập thể dục hoặc là đi bộ nhẹ nhàng vì tập luyện đó sẽ giúp cho cơ tim hồi phục tốt hơn".
![]() |
(Ảnh: bệnh tim mạch) |
Chế độ ăn và sinh hoạt cũng rất quan trọng với người bị suy tim nhưng điều cần thiết hơn cả là tuân thủ chế độ ăn nhạt và phải vận động nhẹ nhàng. Đặc biệt để tránh biến chứng dẫn đến đột quỵ, khi có dấu hiệu bất thường cần đi khám và điều trị sớm.
Mỗi năm, khoảng 17,5 triệu người trên toàn thế giới tử vong vì các bệnh lý tim mạch. Trong đó, có khoảng 1 triệu trẻ em sinh ra bị mắc các bệnh tim bẩm sinh. Theo Tổ chức Y tế thế giới: Nguyên nhân tử vong do bệnh lý tim mạch nhiều hơn gấp 4 lần tổng số người tử vong do 3 loại bệnh lý là: HIV/AIDS, sốt rét và lao. Riêng tại Việt Nam, mỗi năm các bệnh lý liên quan đến tim mạch cướp đi sinh mạng của 200.000 người, chiếm ¼ tổng số ca tử vong. 50% bệnh nhân suy tim tử vong sau 5 năm, gần 30% bệnh nhân tử vong chỉ sau 1 năm được chẩn đoán bị suy tim. |
Phòng ngừa suy tim trong mùa đông |
Ngồi nhiều hơn 5 giờ mỗi ngày làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim |