Đắk Lắk: Bốn người trong một gia đình nhập viện vì cúm A/H1N1 | |
Trường hợp nhiễm cúm A/H1N1 đầu tiên ở Bến Tre đã tử vong |
Cúm A/H1N1 là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do virus cúm A/H1N1 gây nên. Bệnh có khả năng lây nhiễm rất cao và lây lan nhanh trong cộng đồng.
Bệnh cúm A/H1N1 lây truyền qua đường hô hấp, người lành có thể mắc bệnh trực tiếp nếu hít phải giọt bắn nước mũi, nước bọt khi người bệnh hắt hơi, ho. Người bệnh cũng có thể mắc gián tiếp qua bàn tay khi cầm nắm các vật dụng có nhiễm nước mũi, nước bọt của bệnh nhân hoặc do dùng chung dụng cụ với người bệnh.
Cúm A/H1N1 lây truyền qua đường hô hấp. (Ảnh minh họa) |
Những tháng đầu năm 2018, một số tỉnh thành ở nước ta đã xuất hiện một số trường hợp mắc cúm A/H1N1.
Sáng ngày 5/7, ông Phạm Văn Lào - Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Đắk Lắk cho biết, trên địa bàn tỉnh đã xuất hiện chùm ca bệnh cúm A/H1N1 trong cùng một gia đình ở thôn 1, xã Hòa Phong, huyện Krông Bông. Bốn trường hợp mắc cúm A/H1N1 là vợ chồng anh N.T.H (SN 1989) và chị N.T.N (SN 1988) cùng hai con là cháu N.T.G.B (SN 2013) và cháu N.T.G.L (SN 2015).
Theo kết quả xét nghiệm của Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên đối với mẫu bệnh phẩm của các bệnh nhân này cho thấy, tất cả đều dương tính với chủng cúm A/H1N1.
Hiện Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh phối hợp với Bệnh viện Đa khoa tỉnh tổ chức khám, cách ly các bệnh nhân này để điều trị theo đúng quy trình. Các trường hợp tiếp xúc gần với bệnh nhân là bác sĩ, điều dưỡng, bệnh nhân cùng phòng, người nhà đã được lấy mẫu xét nghiệm. Đến nay, sức khỏe của các bệnh nhân đã dần ổn định.
Còn tại TP.HCM, trong tháng 6/2018, có ba trường hợp tử vong do cúm A/H1N1, trong đó hai bệnh nhân phát hiện tại Bệnh viện Chợ Rẫy và một trường hợp tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM.
Hiện bệnh viện Chợ Rẫy đang điều trị cho 7 ca nhiễm cúm A/H1N1, 24 trường hợp mắc virus cúm A/H1N1, tại bệnh viện Từ Dũ cũng có hàng chục bệnh nhân có triệu chứng sốt, mỏi cơ.
Bệnh nhân nhiễm cúm được cách ly điều trị. (Ảnh: Đinh Hằng/TTXVN) |
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, số liệu giám sát cúm mùa từ hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ từ 14/5 tới 27/5/2018, cho thấy trong hơn 67.928 mẫu xét nghiệm đã ghi nhận 2.328 mẫu dương tính với cúm, trong đó có 69% (1616) là cúm A, còn lại là cúm B.
Còn theo số liệu hệ thống giám sát quốc gia Việt Nam cho biết, trong những năm trước và những tháng đầu năm 2018, cúm A/H1N1 chiếm 20-50% trong số các chủng cúm.
Cục trưởng Cục Y tế dự phòng Trần Đắc Phu cho biết, đa phần bệnh nhân bị cúm thường khỏi sau một tuần điều trị thông thường, nhưng một số trường hợp như người có sức đề kháng kém, có bệnh mạn tính, người già, trẻ em và phụ nữ có thai thì có khả năng diễn biến nặng sang viêm phổi, suy hô hấp dẫn đến tử vong.
Để tránh những hậu quả đáng tiếc do cúm A/H1N1 gây ra, người dân cần thực hiện những biện pháp phòng tránh.
Tiêm vắc-xin
Tiêm chủng là biện pháp hiệu quả để phòng bệnh cúm. Vắc xin cúm được phép chỉ định cho người từ 6 tháng tuổi trở lên, sử dụng được cho thai phụ. Những người có nguy cơ diễn tiến nặng được khuyến cáo tiêm phòng cúm hàng năm.
Các gia đình nên đưa trẻ đi tiêm chủng đúng lịch, đủ mũi, tiêm nhắc lại để chủ động phòng tránh bệnh dịch.
Một phụ huynh đưa con đi tiêm chủng. (Ảnh: Thùy Dương) |
Vệ sinh phòng bệnh
Giữ nhà ở, nơi làm việc sạch sẽ bằng cách thường xuyên lau chùi, sử dụng các dung dịch sát khuẩn thông thường.
Tăng cường vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng. Che miệng và mũi khi ho, hắt hơi bằng tay áo, hoặc dùng khăn giấy sau đó bỏ vào thùng rác, nếu che bằng tay thì cần rửa tay ngay sau khi ho, hắt hơi nhằm trách lây nhiễm sang vật dụng khác.
Tránh tiếp xúc với người mắc hoặc nghi mắc bệnh cúm
Những người mắc bệnh mãn tính, phụ nữ mang thai, người già, trẻ em cần tránh tiếp xúc với người nghi ngờ mắc bệnh.
Người nhà, người bệnh cần đeo khẩu trang y tế và giữ khoảng cách trên một mét nếu phải tiếp xúc với người bệnh.
Tăng cường dinh dưỡng, không tự ý sử dụng thuốc
Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, giàu vitamin để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, ngăn ngừa nhiễm virus cúm. Không tự ý sử dụng thuốc đặc biệt là thuốc kháng vi rút như Tamiflu mà phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ.
Theo dõi sức khỏe hàng ngày
Người dân nên tự theo dõi sức khỏe hàng ngày, nếu có biểu hiện sốt, ho, đau họng… thì thông báo cho trường học, cơ quan, đoàn thể nơi đang học tập, công tác và cơ sở y tế địa phương. Nếu được xác định mắc cúm thì cần được cách ly và đeo khẩu trang.
Phòng chống cúm trong bệnh viện
Tại các bệnh viện, nhân viên y tế và các nhân viên phục vụ khác cần tuân thủ việc vệ sinh tay và phòng hộ chuẩn để tránh lây lan bệnh giữa các bệnh nhân và giữa bệnh nhân với nhân viên. Vệ sinh khử khuẩn được thực hiện theo quy trình bắt buộc.
Bệnh nhân mắc bệnh truyền nhiễm được điều trị ở khu vực riêng, có quy định cách ly tùy theo bệnh.
Bộ Y tế đã có quy định về khai báo dịch bệnh truyền nhiễm bắt buộc đối với tất cả các cơ sở khám chữa bệnh, qua đó kịp thời nắm bắt thông tin và triển khai các biện pháp ứng phó phù hợp.
Thực hiện cách ly tại bệnh viện để tránh lây lan bệnh. (Ảnh: Đức Phương) |
Những điều cần hiểu đúng về cúm A/H1N1
Bệnh cúm là bệnh do virút cúm chứ không phải bệnh “cảm cúm” dân gian thông thuờng. Bệnh do virút cúm được mô tả từ thời ... |
Các triệu chứng cho thấy bạn đã mắc cúm A/H1N1
Cúm A có thể có tỷ lệ tử vong thấp nhưng nguy cơ tới sức khỏe vẫn rất lớn, trong khi đó, nhiều người vẫn ... |
Báo động: Cúm A/H1N1 đã gây chết người!
Tại TP HCM đã có người tử vong vì cúm A/H1N1 và một người khác đang nguy kịch, trong khi bệnh này khá phổ biến ... |
Đô thị 06:50 | 08/10/2019
Đô thị 12:52 | 06/10/2019
Đô thị 20:27 | 04/10/2019
Đô thị 12:18 | 04/10/2019
Du lịch 16:47 | 18/09/2019
Đô thị 14:50 | 24/08/2019
Thời sự 09:25 | 13/06/2019
Tiêu dùng 18:22 | 04/06/2019