Nhiều vùng nông thôn Thái Bình sẽ lên thành thị

Tỉnh Thái Bình đề xuất bổ sung 8 đô thị mới trong giai đoạn từ nay đến năm 2030, đưa nhiều vùng nông thôn lên thành thị, trong đó có toàn bộ diện tích huyện Thái Thụy.

Theo dự thảo quy hoạch tỉnh Thái Bình giai đoạn 2021 - 2030, tỉnh này đề xuất bổ sung 8 đô thị so với Kế hoạch phân loại đô thị toàn quốc giai đoạn 2021 - 2030 được Thủ tướng phê duyệt hồi tháng 2/2021 (Quyết định 241/QĐ-TTg).

Cụ thể, theo theo Kế hoạch phân loại đô thị toàn quốc, giai đoạn 2021 - 2025 toàn tỉnh Thái Bình có 18 đô thị.

Trong đó, tỉnh thực hiện nâng loại và bổ sung cho 10 đô thị: 1 đô thị loại I (thành phố Thái Bình); 3 đô thị loại IV (Đông Hưng, Tiền Hải, Vũ Thư); 6 đô thị loại V thành lập mới (An Đồng, Quỳnh Ngọc, Thụy Trường, Thái Phương, Thanh Tân, Bình Thanh).

Giai đoạn này giữ nguyên cấp đô thị với 8 đô thị: 1 đô thị loại IV (đô thị Diêm Điền); 7 đô thị loại V (Kiến Xương, Quỳnh Côi, Hưng Hà, Vũ Quý, Thái Ninh, Hưng Nhân, An Bài).

Giai đoạn 2026 - 2030, toàn tỉnh có 26 đô thị. Trong đó, nâng loại và bổ sung cho 10 đô thị: 2 đô thị loại IV (Hưng Hà, Hưng Nhân); 08 đô thị loại V đô thị thành lập mới (Đông Quan, Tiên Hưng, Đông Minh, Nam Phú, Xuân Hòa, Tân Phong, Vũ Tiến, Vũ Hội).

Giai đoạn này sẽ giữ nguyên cấp đô thị với 16 đô thị: 1 đô thị loại I (thành phố Thái Bình); 4 đô thị loại IV (Diêm Điền, Đông Hưng, Tiền Hải, Vũ Thư); 11 đô thị loại V (Quỳnh Côi, An Bài, An Đồng, Quỳnh Ngọc, Thái Phương, Thái Ninh, Thụy Trường, Kiến Xương, Vũ Quý, Thanh Tân, Bình Thanh).

Tại dự thảo quy hoạch tỉnh Thái Bình giai đoạn 2021-2030, tỉnh đề xuất bổ sung 8 đô thị mới gồm: Thụy Phong, Thụy Văn, Thái Thịnh, huyện Thái Thụy (đến năm 2026 đạt tiêu chí đô thị loại V); Thái Thụy (đến năm 2030 đạt tiêu chí đô thị loại III trên cơ sở toàn huyện Thái Thụy); Đô thị Trà Giang, huyện Kiến Xương (giai đoạn 2021-2025 đạt tiêu chí đô thị loại V, đến năm 2030 nằm trong ranh giới mở rộng thành phố Thái Bình); Đô thị Nam Trung, huyện Tiền Hải (đến năm 2025 đạt tiêu chí đô thị loại V); Đô thị Cộng Hòa, Hồng Minh, huyện Hưng Hà (đến năm 2030 đạt tiêu chí đô thị loại V).

Một góc huyện Thái Thụy. (Ảnh: Báo Thái Bình). 

Về đô thị mới Thụy Phong, hiện là xã Thụy Phong nằm về phía Tây huyện Thái Thụy (Thái Thụy là huyện có vị trí địa chính trị, địa kinh tế quan trọng của tỉnh, là một trong hai huyện có hơn một nửa diện tích thuộc Khu kinh tế Thái Bình). Đây là đầu mối của các tuyến đường giao thông quan trọng: đường tỉnh ĐT.455, ĐT.456... Dự kiến khi cao tốc CT.08 hoàn thành, khu vực Thụy Phong sẽ có nhiều điều kiện thuận lợi để giao lưu với các tỉnh vùng Duyên hải Bắc Bộ, vùng Đồng bằng sông Hồng và cả nước.

Khu vực quy hoạch là vùng phát triển tổng hợp đa ngành gồm công nghiệp, dịch vụ, nông nghiệp, đô thị và nông thôn của huyện Thái Thụy. Tổng diện tích đất tự nhiên 697,7 ha; dân số khoảng 8.262 người; mật độ dân số 1.185 người/km2. Kinh tế chủ lực là dịch vụ, công nghiệp, thu nhập bình quân đầu người đạt 50,95 triệu đồng/người/năm. Cơ sở hạ tầng được phát triển theo hướng đô thị hóa với trục phát triển chính trên tuyến ĐT.455, ĐT.456. Cơ sở kinh tế bao gồm: một số khu tiểu thủ công nghiệp, làng nghề khác trên địa bàn. Hiện nay khu vực trung tâm là khu vực thu hút các dự án phát triển trên địa bàn huyện Thái Thụy.

Đối với đô thị mới Thụy Văn, xã Thụy Văn nằm về phía bắc huyện Thái Thụy. Đây là đầu mối của các tuyến đường giao thông quan trọng: Quốc lộ 37, đường Thái Bình - Hà Nam giai đoạn 2 (cao tốc Thái Bình - Hưng Yên). Dự kiến khi cao tốc Thái Bình - Hưng Yên hoàn thành, khu vực Thụy Văn sẽ có nhiều điều kiện thuận lợi để giao lưu với các tỉnh vùng Duyên Hải Bắc Bộ, vùng Đồng bằng sông Hồng và cả nước.

Khu vực quy hoạch là vùng phát triển tổng hợp đa ngành gồm công nghiệp, dịch vụ, nông nghiệp, đô thị và nông thôn của huyện Thái Thụy. Tổng diện tích đất tự nhiên 497.1 ha; dân số khoảng 5.304 người; mật độ dân số 1.067 người/km2. Kinh tế chủ lực là dịch vụ, công nghiệp, thu nhập bình quân đầu người đạt 48,35 triệu đồng/người/năm. Cơ sở hạ tầng được phát triển theo hướng đô thị hóa với trục phát triển chính trên tuyến QL37. Cơ sở kinh tế bao gồm cụm công nghiệp Thụy Văn. Hiện nay khu vực trung tâm là khu vực thu hút các dự án phát triển trên địa bàn huyện Thái Thụy. 

Đô thị mới Thái Thịnh, xã Thụy Thịnh hiện nằm về phía nam huyện Thái Thụy. Khu vực quy hoạch là vùng phát triển tổng hợp đa ngành gồm dịch vụ, nông nghiệp, đô thị và nông thôn của huyện Thái Thụy. Tổng diện tích đất tự nhiên 587.4 ha; dân số khoảng 4.454 người; mật độ dân số 758 người/km2. Kinh tế chủ lực là dịch vụ, công nghiệp, thu nhập bình quân đầu người đạt 45,35 triệu đồng/người/năm. Cơ sở hạ tầng được phát triển theo hướng đô thị hóa với trục phát triển chính trên tuyến QL37B, ĐT.459.

Đối với đô thị Thái Thụy, đô thị này được đề xuất quy hoạch trên cơ sở toàn bộ huyện Thái Thụy hiện nay. Huyện Thái Thụy hiện có thị trấn Diêm Điền là đô thị loại IV.

Thị trấn thuộc Khu kinh tế Thái Bình. Đây vừa là đô thị tiểu vùng Đông Bắc của vùng tỉnh Thái Bình, vừa là đô thị trung tâm vùng của Khu kinh tế Thái Bình gắn với phát triển công nghiệp, dịch vụ cảng của khu bến Diêm Điền, Tân Sơn.

Khu vực thị trấn là đầu mối của các tuyến đường bộ ven biển, Thái Bình - Hà Nam, QL37, cách sân bay quốc tế Cát Bi, cảng nước sâu Lạch Huyện (Hải Phòng) gần 40km nên rất thuận lợi về giao thông, dịch vụ logistics cả đường bộ, đường thủy và đường hàng không.... thuận lợi cho giao thương với các địa phương trong tỉnh và với các tỉnh lân cận như Hải Phòng, vùng Duyên Hải Bắc Bộ. Vì vậy, thị trấn Diêm Điền có nhiều thuận lợi trong phát triển kinh tế - xã hội và thu hút đầu tư.

Đối với đô thị Trà Giang, đô thị này được quy hoạch bao gồm xã Trà Giang và các xã An Bình, Quốc Tuấn, nằm về phía Bắc huyện Kiến Xương.

Đây là đầu mối của các tuyến đường giao thông quan trọng: Đường tỉnh ĐT.457, ĐT.465A kết nối huyện Kiến Xương với huyện Thái Thụy, huyện Tiền Hải và Thành phố Thái Bình. Đô thị Trà Giang có vai trò là khu vực cầu nối phát triển giữa đô thị trung tâm vùng tỉnh là thành phố Thái Bình và Khu kinh tế Thái Bình.

Khu vực quy hoạch là vùng phát triển tổng hợp đa ngành gồm dịch vụ, đô thị và nông thôn của huyện Kiến Xương. Tổng diện tích đất tự nhiên khoảng 19,98 km2; dân số khoảng 16.874 người; mật độ dân số 844,5 người/km2. Kinh tế chủ lực là dịch vụ, nông nghiệp; thu nhập bình quân đầu người đạt 41,3 triệu đồng/người/năm. Cơ sở hạ tầng được phát triển theo hướng đô thị hóa với trục phát triển chính trên tuyến đường tỉnh ĐT.457, đường huyện ĐI 1.24,…

Về đô thị mới Nam Trung, xã Nam Trung hiện nằm về phía nam huyện Tiền Hải. Đây là đầu mối của các tuyến đường giao thông quan trọng: ĐT.462, ĐH.30. Khu vực quy hoạch là vùng phát triển tổng hợp đa ngành gồm dịch vụ, đô thị và nông thôn của huyện Tiền Hải. Tổng diện tích đất tự nhiên 786,6 ha; dân số khoảng 11.678 người; mật độ dân số 1.485,7 người/km2. Kinh tế chủ lực là dịch vụ, nông nghiệp. Cơ sở hạ tầng được phát triển theo hướng đô thị hóa với trục phát triển chính trên tuyến đường tỉnh ĐT.462, đường huyện ĐH.30, ..

Về đô thị mới Cộng Hòa, xã Cộng Hòa hiện nằm về phía bắc huyện Hưng Hà (là huyện có vị trí địa chính trị, địa kinh tế quan trọng của tỉnh, tiếp giáp với tỉnh Hưng Yên). Đây là đầu mối của các tuyến đường giao thông quan trọng: Đường tỉnh ĐT.451A, đường huyện Đ11.65A... Dự kiến khi tuyến đường tỉnh ĐT.451A hoàn thành sẽ là cầu nối thúc liên kết huyện Hưng Hà và tỉnh Thái Bình với tỉnh 1ưng Yên và vùng thủ đô Hà Nội thông qua tuyến cao tốc 5B.

Khu vực quy hoạch là vùng phát triển tổng hợp đa ngành gồm dịch vụ, nông nghiệp, đô thị và nông thôn của huyện 1ưng 1à. Tổng diện tích đất tự nhiên 632,79 ha; dân số khoảng 7.174 người; mật độ dân số 1.135 người/km2. Kinh tế chủ lực là dịch vụ, nông nghiệp, thu nhập bình quân đầu người đạt 42,35 triệu đồng/người/năm. Cơ sở hạ tầng được phát triển theo hướng đô thị hóa với trục phát triển chính trên tuyến Đ1.65A.

Với đô thị mới Hồng Minh, xã Hồng Minh hiện nằm về phía nam huyện Hưng Hà. Là đầu mối của các tuyến đường giao thông quan trọng: Đường tỉnh ĐT.454 kết nối huyện Hưng Hà với huyện Vũ Thư và đường huyện ĐH.18, ĐH.19.

Khu vực quy hoạch là vùng phát triển tổng hợp đa ngành gồm dịch vụ, nông nghiệp, đô thị và nông thôn của huyện Hưng Hà. Tổng diện tích đất tự nhiên 898,39 ha; dân số khoảng 8.859 người; mật độ dân số 986,5 người/km2. Kinh tế chủ lực là dịch vụ, thu nhập bình quân đầu người đạt 46,4 triệu đồng/người/năm. Cơ sở hạ tầng được phát triển theo hướng đô thị hóa với trục phát triển chính trên tuyến đường tỉnh ĐT.454, đường huyện ĐH.18, ĐH.19...

Quy hoạch mạng lưới đô thị tỉnh Thái Bình giai đoạn 2021-2030

(Nguồn: Hồ sơ dự thảo quy hoạch Thái Bình giai đoạn 2021 - 2030).

STT

Huyện, thành phố

Tên đô thị

Hiện trạng

Giai đoạn

2021-2025

Giai đoạn

2026-2030

1

Thành phố

TP. Thái Bình

II

I

I (Mở rộng)

2

Quỳnh

Phụ

TT. Quỳnh Côi

V

V (Mở rộng)

IV

TT. An Bài

V

V (Mở rộng)

Đô thị mới An Đồng

  

V

V

Đô thị mới Quỳnh Ngọc

V

V

3

Hưng Hà

TT. Hưng Hà

V

 V (Mở rộng) 

IV

TT. Hưng Nhân

V

 V (Mở rộng) 

Đô thị mới Thái Phương

  

V

Đô thị mới Cộng Hòa

  

  

V

Đô thị mới Hồng Minh

  

  

V

4

Đông

Hưng

TT. Đông Hưng

V

 IV (Mở rộng) 

IV

Đô thị mới Đông Quan

  

  

V

Đô thị mới Tiên Hưng

  

  

V

5

Thái Thụy

TT. Diêm Điền

IV

IV

IV

III

TT. Thái Ninh

V

V

V

Đô thị mới Thụy Trường

  

V

V

Đô thị mới Thụy Phong

  

  

V

Đô thị mới Thụy Văn

  

  

V

Đô thị mới Thái Thịnh

  

  

V

6

Tiền Hải

TT. Tiền Hải

V

 IV (Mở rộng) 

IV

Đô thị mới Đông Minh

  

V

Đô thị mới Nam Trung

  

V

V

Đô thị mới Nam Phú

  

  

V

7

Kiến Xương

TT. Kiến Xương

V

V

 V (Mở rộng) 

TT. Vũ Quý

V

V

V

Đô thị mới Thanh Tân

  

  

V

Đô thị mới Bình Thanh

  

  

V

 

 

Đô thị mới Trà Giang

  

V

Nằm trong ranh giới mở rộng thành phố

8

Vũ Thư

TT. Vũ Thư

V

 IV (Mở rộng) 

IV

Đô thị mới Xuân Hòa

  

  

V

Đô thị mới Vũ Tiến

  

  

V

Đô thị mới Tân Phong

  

  

V

Nằm trong ranh giới mở rộng thành phố

Đô thị mới Vũ Hội

  

  

V

 

 

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.