Nhìn lại chuyện làm ăn của 9 doanh nhân tuổi Tuất quyền lực trong năm Mậu Tuất

Bà chủ Vietjet Nguyễn Thị Phương Thảo, nhà sáng lập sữa TH Thái Hương, Chủ tịch HĐQT Techcombank hay mẹ chồng Hà Tăng đã trải qua năm tuổi với sự gia tăng tài sản, quyền lực lớn trên thương trường.

Năm 2018, các doanh nhân tuổi Tuất, tuổi đứng ở vị trí áp cuối 12 con giáp theo tử vi Phương Đông, đã có một năm gặt hái nhiều thành công với tài sản gia tăng kèm quyền lực. Tiêu biểu trong số đó là tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo, bà Thái Hương, ông Bùi Thành Nhơn, ông Lê Văn Quang và ông Nguyễn Hữu Đặng...

Thái Hương - Nhà sáng lập Tập đoàn TH

nhin lai chuyen lam an cua 9 doanh nhan tuoi tuat quyen luc trong nam mau tuat

Nhà sáng lập Tập đoàn TH, Phó Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Ngân hàng Bắc Á, sinh năm 1958 tại Nghệ An, đang có tổng giá trị tài sản trên sàn chứng khoán đến cuối tháng 12/2018 là 447,63 tỉ đồng.

Tối 20/10 tại London, Vương quốc Anh, Ban tổ chức Giải thưởng Stevies Awards đã trao giải Vàng ở hạng mục “Doanh nhân xuất sắc của năm” tôn vinh bà Thái Hương – nhà sáng lập và tư vấn đầu tư Tập đoàn TH.

Đầu năm 2018 bà tiếp tục cho ra những sản phẩm mới như TH true NUT – tiên phong trong xu thế sữa hạt tại Việt Nam với quả chà là, nước uống lên men từ lúa mạch. Đây là 2 dòng sản phẩm hoàn toàn mới mẻ tại Việt Nam được thị trường quan tâm.

Hiện nay, các dự án nông nghiệp do bà tư vấn đang sản xuất các sản phẩm gạo, lạc, dầu ăn… mang thương hiệu TH để đưa vào bếp của người Việt và đưa ra thế giới.

Năm 2018, Tập đoàn TH cũng khởi công nhà máy chế biến sữa công suất 1.500 tấn/ ngày tại Kaluga, Liên Bang Nga.

Bà Thái Hương vốn xuất thất thân là dân tài chính, đã giữ vị trí quan trọng tại ngân hàng Bắc Á trước khi được biết đến với vai trò người sáng lập TH. Hiện bà vẫn đang giữ vị trí Tổng Giám đốc đồng thời là Phó Chủ tịch HĐQT tại nhà băng này.

Năm 2018, BacABank có lợi nhuận trước thuế đạt 842 tỷ đồng, tăng 13,4% so với năm 2017. Bà Hương nắm giữ hơn 21,6 triệu cổ phiếu BAB, tính đến ngày 1/2/2019 có giá trị khoảng 447 tỷ đồng.

Ông Bùi Thành Nhơn - Chủ tịch Novaland

nhin lai chuyen lam an cua 9 doanh nhan tuoi tuat quyen luc trong nam mau tuat

Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Địa ốc Nova (Novaland) sinh năm 1958, quê ở Đồng Tháp. oanh nghiệp bất động sản ông lớn này đã và đang đầu tư hàng chục dự án lớn ở phân khúc trung và cao cấp. Năm 2018, cổ phiếu NVL tăng 38% giúp tài sản của ông Nhơn tăng khoảng 4.000 tỷ đồng.

Hiện ông Chủ tịch Novaland có tổng giá trị tài sản trên sàn chứng khoán đạt 19.085,40 tỉ đồng.

Ông Bùi Thành Nhơn xuất thân là một cử nhân ngành chăn nuôi thú y và tốt nghiệp khóa quản trị kinh doanh cao cấp HSB Tuck School of Business tại Darthmouth, Đức. Ông bắt đầu sự nghiệp bằng những công việc trong ngành thú y tại Phòng Nông nghiệp Ủy ban Nhân dân Huyện Nhà Bè, TP HCM rồi đến Công ty Vật tư Chăn nuôi Thú y cấp I, TP HCM.

Sau này ông Nhơn đã tự thành lập Công ty TNHH Thương Mại Thành Nhơn, chuyên kinh doanh thuốc thú y và các loại dược liệu, hóa chất.

Giai đoạn 2006, ông Nhơn bắt đầu chuyển hướng sang đầu tư bất động sản. Cho đến nay, Novaland đã cung cấp gần 26.000 sản phẩm ra thị trường với hơn 40 dự án lớn nhỏ ở TP HCM. Năm 2019, tập đoàn này đặt kế hoạch doanh thu 18.000 tỷ đồng, tăng 20% so với kế hoạch năm trước.

Tuy nhiên, 2018 cũng là năm Novaland vướng nhiều lùm xùm liên quan tới các dự án bất động sản đang triển khai, trong đó có siêu dự án lấn biển tại Đà Nẵng. Những ngày đầu năm 2019, Novaland tiếp tục lùm xùm với một loạt dự án tại TP HCM chính quyền phải thực hiện kiểm tra lại tính pháp lý, nguồn gốc đất.

Ông Lê Văn Quang - Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc Tập đoàn Thủy sản Minh Phú

nhin lai chuyen lam an cua 9 doanh nhan tuoi tuat quyen luc trong nam mau tuat

Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc CTCP Tập đoàn Thủy sản Minh Phú (MPC) Lê Văn Quang sinh năm Mậu Tuất (1958) tại Quảng Ninh. Hiện ông Quang sở hữu khối tài sản hơn 2.222 tỷ đồng.

Ông Quang mở doanh nghiệp tư nhân Minh Phú từ năm 1992. Năm 2003, ông làm Tổng giám đốc Công ty XNK Thủy sản Minh Phú.

Năm 2006, Minh Phú đạt được quy trình nuôi trồng và sản xuất khép kín, đạt kim ngạch xuất khẩu gần 133 triệu USD, lợi nhuận sau thuế gần 109 tỉ đồng, dẫn đầu về xuất khẩu tôm cả nước. Cuối năm đó, công ty thực hiện niêm yết cổ phiếu trên sàn chứng khoán.

Tuy nhiên, cuối tháng 3/2015, công ty thủy sản lớn nhất miền Tây này hủy niêm yết. Hiện Minh Phú lên kế hoạch trở lại sàn chứng khoán TP HCM năm 2019.

Sau 26 năm hoạt động, năm 2018, Minh Phú đạt doanh thu xuất khẩu 750 triệu USD, lợi nhuận trước thuế 1.100 tỷ đồng.

Ngày 26/9, Thủy sản Minh Phú (MPC) của vợ chồng "vua tôm miền Tây" Lê Văn Quang và Chu Thị Bình công bố thông tin triệu tập ĐHĐCĐ bất thường năm 2018, nhằm thông qua phương án phát hành riêng lẻ 75,72 triệu cổ phiếu, tăng vốn từ mức 1.400 tỉ lên hơn 2.157 tỉ đồng và hủy bỏ một số ngành nghề kinh doanh

Ông Lê Viết Hải - Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Tập đoàn Xây dựng Hoà Bình

nhin lai chuyen lam an cua 9 doanh nhan tuoi tuat quyen luc trong nam mau tuat

Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Tập đoàn Xây dựng Hoà Bình (HBC) và Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Tập đoàn Xây dựng Hoà Bình (HBC) sinh năm Mậu Tuất (1958) tại Thừa Thiên Huế.

Ông Hải là dân Kiến trúc, sau một thời gian làm việc tại Công ty Quản lý nhà thuộc Sở Nhà đất TP HCM, năm 1987, ông quyết định thành lập Văn phòng Xây dựng Hòa Bình.

Sau 3 năm, văn phòng nhỏ bé này đã hoàn thành một công trình được đánh giá là có quy mô lớn, kỹ thuật thi công khá phức tạp lúc bấy giờ, đó là khách sạn Riverside. Từ cột mốc ấy, Hòa Bình liên tục trúng thầu các dự án lớn như khách sạn International, Saigon Food Center, Tecasin Business Center…

Đầu năm 2018, tổng giá trị tài sản của ông Hải là 987,9 tỷ đồng và là người giàu thứ 60 trên sàn chứng khoán. Tuy nhiên trong năm 2018, cổ phiếu HBC giảm giá tới gần 50%, do xu hướng chung của thị trường xây dựng cũng như sụt giảm trong kết quả kinh doanh.

Tính tới ngày 29/1/2019, giá trị tài sản chứng khoán của ông Hải đạt hơn 500 tỷ đồng. Ông chủ của một trong hai doanh nghiệp xây dựng lớn nhất Việt Nam này luôn ấp ủ giấc mơ đưa ngành xây dựng Việt vượt ra khỏi tầm quốc gia. Ông thể hiện tham vọng sẽ xuất khẩu nhà ra nước ngoài.

Bà chủ Vietjet - Tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo

nhin lai chuyen lam an cua 9 doanh nhan tuoi tuat quyen luc trong nam mau tuat

Tổng giám đốc Vietjet Air (VJC), Phó chủ tịch HĐQT HDBank (HDB), sinh năm 1970 ở Hà Nội, là nữ tỷ phú USD đầu tiên và duy nhất của Việt Nam theo xếp hạng của Forbes. Bà Thảo hiện có giá trị tài sản trên sàn chứng khoán lên tới 22.160,48 tỉ đồng.

Năm 2018, HDBank ghi nhận mức lợi nhuận trước thuế 4.005 tỷ đồng, cao nhất từ trước đến nay và tăng 65,7% so với năm 2017, tiếp tục nằm trong Top 10 ngân hàng có lợi nhuận cao nhất hệ thống.

Bên cạnh hoạt động kinh doanh, năm 2018, HDBank của tỷ phú Phương Thảo còn có nhiều sự kiện nổi bật. Cổ phiếu HDB được niêm yết trên sàn chứng khoán hồi đầu năm và nằm trong nhóm 20 cổ phiếu vốn hóa lớn nhất sàn chứng khoán TP HCM. Nhà băng này cũng sáp nhập PGBank, một ngân hàng nhỏ nhưng có lợi thế là cổ đông là Tập đoàn xăng dầu Việt Nam (Petrolimex).

Tỷ phú Phương Thảo cũng có một năm gia tăng tài sản mạnh với kết quả kinh doanh của Vietjet. Năm 2018, Vietjet đạt doanh thu thuần cả năm đạt hơn 52.000 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 5.216 tỷ đồng.

Bà Thảo hiện đang sở hữu gần 40 triệu cổ phiếu VJC và 36 triệu cổ phiếu HDB. Khối tài sản này hiện có giá trị lên tới hơn 6.000 tỷ đồng. Chưa kể, bà đang đại diện cho SOVICO sở hữu gần 131 triệu cổ phiếu HDB và 24,7 triệu cổ phiếu VJC có tổng giá trị hơn 7.000 tỷ đồng.

Tuy nhiên, cổ phiếu VJC của tỉ phú Nguyễn Thị Phương Thảo cũng liên tiếp chịu nhiều tiêu cực từ tình hình thị trường và những sự cố mà Vietjet Air gặp phải gần đây, khiến giá trị tài sản trên sản chứng khoán của nhà sáng lập hãng bay giá rẻ đầu tiên của Việt Nam mất khoảng 335 tỉ đồng.

Năm Mậu Tuất cũng là năm vị nữ tỷ phú USD đầu tiên của Việt Nam nhận được nhiều sự công nhận từ quốc tế. Bà Thảo được xướng tên trong danh sách 100 phụ nữ quyền lực nhất thế giới năm 2018 (xếp ở vị trí thứ 44) của tạp chí Forbes. Kênh truyền thông về kinh doanh và tài chính uy tín hàng đầu của thế giới Bloomberg cũng xướng tên nữ tỷ phú này lọt nhóm 50 nhà lãnh đạo tiêu biểu toàn cầu năm 2018.

Cũng năm 2018, sau hơn 6 năm kể từ khi thực hiện chuyến bay thương mại đầu tiên, Vietjet Air đã vươn lên trở thành hãng hàng không có thị phần nội địa lớn nhất, vượt qua Vietnam Airlines và Jetstar Pacific.

Ông Nguyễn Hữu Đặng - Tổng Giàm đốc HDBank (HDB)

nhin lai chuyen lam an cua 9 doanh nhan tuoi tuat quyen luc trong nam mau tuat

Tổng Giám đốc HDBank (HDB) quê quán tại tỉnh Long An cũng sinh cùng năm Canh Tuất (1970) với Phó Chủ tịch nhà băng này - Tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo. Ông Nguyễn Hữu Đặng hiện có giá trị tài sản trên sàn chứng khoán là 797,56 tỉ đồng và đang sở hữu 26,5 triệu cổ phiếu HDB.

Cũng như Phó chủ tịch Phương Thảo, ông Nguyễn Hữu Đặng đã có một năm "rực rỡ" với HDBank năm 2018, khi nhà băng này ghi nhận mức lợi nhuận trước thuế 4.005 tỷ đồng, cao nhất từ trước đến nay, và tăng 65,7% so với năm 2017.

2018 cũng là năm cổ phiếu HDB được niêm yết trên sàn chứng khoán và nhanh chóng nằm trong nhóm 20 cổ phiếu vốn hóa lớn nhất sàn chứng khoán TP HCM.

Ông Hồ Hùng Anh - Chủ tịch HĐQT Techcombank

nhin lai chuyen lam an cua 9 doanh nhan tuoi tuat quyen luc trong nam mau tuat

Phó Chủ tịch CTCP Ma San (Masan Corp – công ty mẹ của Masan Group), Phó chủ tịch Tập đoàn Masan (Masan Group – MSN), Thành viên HĐQT Masan Consumer và Chủ tịch HĐQT Techcombank, doanh nhân Hồ Hùng Anh, sinh năm Canh Tuất (1970), tại Thừa Thiên Huế. Ông Quang là một trong những "doanh nhân Đông Âu" trở về đầu tư tại Việt Nam.

Sau một thời gian "ẩn mình" trước truyền thông, hiện ông Hồ Hùng Anh có phần cởi mở hơn. 2018 cũng là một năm thành công của vị doanh nhân này khi Techcombank chính thức niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán TP HCM ( HoSE). Mã cổ phiếu TCB chào sàn với mức giá lên đến 128.000 đồng/cổ phiếu, là cổ phiếu ngân hàng có giá cao nhất thời điểm này.

Techcombank cũng là ngân hàng tư nhân có lợi nhuận cao nhất từ trước đến nay tại năm 2018, khi đạt lợi nhuận trước thuế hơn 10.600 tỷ. Vốn điều lệ của Techcombank cũng tăng vọt gấp 3 lần, lên gần 35.000 tỷ, là ngân hàng tư nhân có vốn điều lệ lớn nhất hiện nay.

Tài sản của ông Hồ Hùng Anh cũng tăng lên nhanh chóng trong năm qua. Ông Hồ Hùng Anh cùng với mẹ, vợ, con trai và em dâu đng nắm giữ 17,02% cổ phần Techcombank, trị giá khoảng 16.200 tỷ đồng. Ngoài ở Techcombank, ông Hùng Anh còn sở hữu 1.000 tỷ đồng cổ phiếu Masan Group và nhiều tài sản khác được cho là có đến 37.000 tỷ đồng.

Bà Lê Hồng Thủy Tiên, vợ vua hàng hiệu Johnathan Hạnh Nguyễn

nhin lai chuyen lam an cua 9 doanh nhan tuoi tuat quyen luc trong nam mau tuat

Là Chủ tịch và Tổng Giám đốc Công ty TNHH XNK Liên Thái Bình Dương (IPP Group), quê quán tại Hà Nội, bà Thủy Tiên đang sở hữu 59% cổ phần công ty TNHH XNK Liên Thái Bình Dương (IPP Group).

Bà Thủy Tiên sinh năm Canh Tuất (1970) tại Hà Nội, từng được khán giả biết đến với vai trò là nữ diễn viên vang bóng một thời của thập niên 90, với bộ phim Vị đắng tình yêu đóng cùng cố diễn viên Lê Công Tuấn Anh.

Đang trên đỉnh cao của sự nghiệp diễn xuất, bà từ bỏ màn ảnh, trở thành tiếp viên hàng không của Vietnam Airlines. Đây cũng chính là cơ duyên giúp bà gặp gỡ ông Johnathan Hạnh Nguyễn.

Bà thực sự tham gia vào lĩnh vực kinh doanh cùng chồng vào năm 1995. Thời điểm đó, bà đảm nhận vị trí Tổng giám đốc siêu thị Miền Đông và Bình Dân cùng chuỗi siêu thị miễn thuế tại Mộc Bài, Lào Cai, Dinh Bà và Tịnh Biên.

Sau 23 năm gắn bó với nghiệp kinh doanh cùng chồng, đến nay, ở vị trí quyền lực của tập đoàn, bà quản lý gần 30 công ty gắn liền với việc độc quyền phân phối các thương hiệu thời trang cao cấp, doanh thu hàng năm lên tới hơn 500 triệu USD.

IPP hiện đang sở hữu hơn 150 cửa hiệu bán lẻ, đầu tư hai trung tâm thương mại lớn bao gồm Tràng Tiền Plaza (Hà Nội) và Rex Arcade TP HCM). Nhiều thương hiệu thời trang lớn nằm dưới sự phân phối độc quyền của IPP như Chanel, Salvatore Ferragamo, Burberry, Versace, Paul&Shark… Ngoài ra, IPP còn tham gia sang lĩnh vực ẩm thực và đồ ăn nhanh và đang đầu tư khá mạnh vào lĩnh vực hàng không, dịch vụ sân bay.

Cuối 2018, bà Lê Hồng Thủy Tiên cùng chồng là Johnathan Hạnh Nguyễn đã lọt Top 500 nhân vật quyền lực nhất ngành thời trang thế giới, do tạp chí danh tiếng Business of Fashion mới đây công bố BoF500 - danh sách 500 người quyền lực nhất của làng thời trang thế giới năm 2018.

Thiếu gia phố núi Cường Đôla

nhin lai chuyen lam an cua 9 doanh nhan tuoi tuat quyen luc trong nam mau tuat

Nguyễn Quốc Cường (Cường Đôla) đã kết thúc năm 2018 với sự kiện đáng chú ý khi công bố kết hôn cùng chân dài Đàm Thu Trang sau hơn một năm yêu nhau. Con trai người sáng lập Quốc Cường Gia Lai, bà Nguyễn Thị Như Loan, từng làm Phó Tổng giám đốc của công ty này nhưng chỉ nắm giữ 537.500 cổ phiếu QCG, tương đương tỉ lệ sở hữu gần 0,2%.

Giá trị thị trường của số cổ phiếu này khoảng 2,8 tỷ đồng, thấp nhất trong số những người thuộc gia đình bà Như Loan.

Cường Đôla sinh năm 1982, là một trong những tay chơi siêu xe khét tiếng với nhiều xế sang như: Lamborghini Gallardo SE, Lamborghini Gallardo, Ferrari 360 Spider, Ferrari F430, Ferrari F430 Spider, Audi R8, hay chiếc Bentley, Rolls-Royce Phantom, Porsche, Mini Cooper… Thú chơi xe của Cường Đôla cũng được nhắc đến với những chiếc biển đẹp kiểu như tứ quý tám, tứ quý sáu hay những chiếc điện thoại có gắn kim cương gần trăm triệu.

Trái với các doanh nhân khác có khởi đầu và kết quả mĩ mãn trong năm tuổi, Cường Đôla lại có một năm kinh doanh không vui. Mở đầu cho một năm Mậu Tuất sóng gió của đại gia phố núi là vụ chuyển nhượng khu đất hơn 32 ha với giá rẻ bèo tại xã Phước Kiển, huyện Nhà Bè, TP HCM, được báo chí thông tin từ giữa tháng 4/2018.

Cụ thể, Công ty Quốc Cường Gia Lai của Cường Đôla và Công ty TNHH MTV Đầu tư và Xây dựng Tân Thuận (Tân Thuận) - doanh nghiệp có 100% vốn của Thành ủy TP HCM, có giao dịch mua bán chuyển nhượng quyền sử dụng đất một dự án lớn tại huyện Nhà Bè.

Lô đất này có tổng diện tích hơn 32 ha này nằm bên đường Nguyễn Hữu Thọ, thuộc xã Phước Kiển được Công ty Tân Thuận bán cho QCG với giá 419 tỉ đồng. Mức giá này được cho là thấp hơn nhiều mặt bằng thị trường và gây thiệt hại cho ngân sách khoảng 2.000 tỉ đồng.

Vụ việc ở Phước Kiển khép lại tưởng chừng sẽ kết thúc “vận đen” vào đầu năm, nhưng khó khăn vẫn tiếp tục bám theo doanh nghiệp của thiếu gia phố núi Cường Đôla.

Kết quả doanh thu trong quý III/2018 của Quốc Cường Gia Lai giảm gần 30% so với cùng kì năm trước, khi đạt 82,5 tỉ đồng, cùng khoản lợi nhuận trước thuế khiêm tốn 1 tỉ đồng, tức chỉ gần bằng 1% quý III/2017.

Giữa lúc tình hình kinh doanh gặp nhiều khó khăn, tháng 11/2018, Cường Đôla đã chủ động xin từ nhiệm vai trò thành viên HĐQT của Quốc Cường Gia Lai nhiệm kỳ 2017-2021.

Ngày 16/11, HĐQT công ty đã thông qua đơn từ nhiệm của ông Cường sau khi được bầu vào HĐQT với vị trí thành viên vào ngày 26/4/2012, và tái bổ nhiệm 29/6/2017. Theo đó, ông Cường chỉ giữ chức phó tổng giám đốc của Quốc Cường Gia Lai.

Tuy nhiên, vào ngày 19/11, tức chỉ 3 ngày sau khi Cường Đôla rời ghế HĐQT, bà Nguyễn Thị Như Loan đã kí quyết định chấp thuận đơn từ nhiệm chức phó tổng giám đốc Quốc Cường Gia Lai của con trai Nguyễn Quốc Cường.

Theo thông tin từ doanh nghiệp này, ông Cường được nhận mức lương 5 triệu đồng khi ở vị trí thành viên HĐQT. Mức này đã tăng so với con số 3 triệu đồng trước đó.

Ngay sau khi thôi hết tất cả chức vụ tại doanh nghiệp gia đình với “lí do cá nhân”, Cường Đôla tiết lộ trên Facebook cá nhân về việc tập trung cho những dự định kinh doanh mới, cụ thể là mở nhà hàng và dành thời gian chăm sóc siêu xe.

Chuỗi nhà hàng C-tao của đại gia phố núi mang phong cách ẩm thực Hong Kong đã khai trương từ đầu năm ngoái, đến tháng 11/2018, có thêm một chi nhánh khác ở thành phố biển Vũng Tàu (Bà Rịa - Vũng Tàu).

nhin lai chuyen lam an cua 9 doanh nhan tuoi tuat quyen luc trong nam mau tuat Chủ tịch TTC Đặng Văn Thành: Nếu ai hỏi tôi kiếp sau làm gì, tôi vẫn làm doanh nhân

"Đỉnh cao của một doanh nhân phải là một nhà quản trị giỏi. Nếu ai hỏi tôi kiếp sau làm gì, tôi vẫn làm doanh ...

nhin lai chuyen lam an cua 9 doanh nhan tuoi tuat quyen luc trong nam mau tuat Đưa dòng khách lớn tới Việt Nam, hai doanh nghiệp được vinh danh 'Thương hiệu dẫn đầu Việt Nam và Doanh nhân tiêu biểu 2018'

Tại lễ trao giải “Thương hiệu dẫn đầu Việt Nam và Doanh nhân tiêu biểu 2018” được Viện khảo sát đánh giá chỉ số cạnh ...

chọn
'Quy hoạch NOXH ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi là không khả thi'
Theo đại diện Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP HCM, so với các dự án nhà ở thông thường, việc xây dựng NOXH phức tạp hơn. Chẳng hạn như việc chọn địa điểm xây dựng, nếu NOXH được quy hoạch ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi thì sẽ không khả thi do di chuyển hàng ngày bất tiện.