ChatGPT không phải là vạn năng nhưng nó có những thế mạnh mà người dùng có thể khai thác nếu biết cách viết nội dung yêu cầu một cách phù hợp, nhằm giúp công việc diễn ra suôn sẻ và dễ dàng hơn.
Một trong những gợi ý giúp người dùng có thể sử dụng công cụ ChatGPT hiệu quả nhất chính là hãy đưa ra câu hỏi có bối cảnh rõ ràng, chi tiết.
Thực tế, bạn có thể sử dụng công cụ này để hỏi những câu hỏi chung chung và nhận được những câu trả lời rất bình thường. Tuy nhiên nếu tạo ra được yêu cầu càng cụ thể, chi tiết và càng nhiều bối cảnh thì phản hồi mà ChatGPT trả về sẽ càng hữu ích.
Ví dụ về dạng yêu cầu chung chung:
Ví dụ về dạng yêu cầu cụ thể, chi tiết:
Lưu ý, khi viết câu hỏi yêu cầu hãy nêu mục tiêu cụ thể của bạn, sử dụng đúng ngữ pháp và tránh sử dụng các từ mơ hồ có thể hiểu theo nhiều cách. Viết prompt dưới dưới dạng câu hỏi cũng có thể giúp ChatGPT dễ dàng hiểu những gì bạn đang tìm kiếm và đưa ra câu trả lời rõ ràng hơn.
Ngoài ra, với một dạng câu hỏi yêu cầu, bạn có thể ấn “Tạo lại câu trả lời” nhiều lần để thu được nhiều phiên bản trả lời khác nhau của ChatGPT.
Một bí quyết khác khi sử dụng ChatGPT để viết nội dung là yêu cầu nó tuân theo văn phong và định dạng cụ thể. Theo đó, bạn có thể thêm các câu lệnh yêu cầu vào cách hỏi, chẳng hạn như “Giải thích về lạm phát trong nền kinh tế vĩ mô. Hãy sử dụng ngôn ngữ dễ hiểu cho học sinh lớp 5” hoặc “Giải thích về lạm phát trong nền kinh tế vĩ mô. Hãy dùng giọng điệu chuyên nghiệp và giàu thông tin, sử dụng số liệu thống kê, nghiên cứu và ý kiến chuyên gia để hỗ trợ lập luận”.
Cụ thể:
Hoặc:
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể nêu định dạng mà bạn mong muốn nhận được, ví dụ "Hãy viết dưới dạng email", hoặc "Hãy sử dụng cấu trúc: 1) Cái gì, 2) Tại sao, 3) Như thế nào".
Thông thường, các cuộc hội thoại với ChatGPT sẽ không có bối cảnh hay mục đích của việc người dùng muốn nó thực hiện như thế nào. Thế nhưng, nếu bạn gợi ý cho nó một vai trò, bối cảnh cụ thể, nó sẽ có định hướng để phản hồi tốt hơn.
Do đó, bạn cần mô tả rất rõ vai trò mà bạn mong muốn chúng thực hiện trong đoạn câu hỏi yêu cầu, hoặc dùng cấu trúc đơn giản "Là một nghề nghiệp/vai trò, bạn hãy...". Bạn có thể tham khảo một số vai trò có thể gợi ý cho ChatGPT như người kể chuyện, người đánh giá công nghệ, người nổi tiếng, nhà tuyển dụng, nhà quảng cáo, giáo viên,…
Ví dụ: Tôi muốn bạn đóng vai trò là giáo viên lớp 12. Bạn sẽ cần tạo những nội dung hấp dẫn và nhiều thông tin chính xác cho các loại học liệu như sách giáo khoa, bài giảng online và giáo án. Yêu cầu đầu tiên của tôi là “Tôi cần bạn giúp soạn kế hoạch giảng dạy cho bài học về sự ăn mòn của kim loại.”
Người dùng có thể đưa ra một chủ đề và yêu cầu cho ChatGPT viết về chủ đề đó dưới góc nhìn hoặc quan điểm khác nhau. Bằng cách này, bạn có thể khám phá nhiều ý tưởng mới và có thêm chiều sâu cho nội dung của mình.
Tuy nhiên, nhiều ý tưởng mà công cụ này đưa ra sẽ khá chung chung và cũng có những ý tưởng hoàn toàn ngớ ngẩn. Song bạn có thể tinh chỉnh bằng cách đưa thêm nhiều bối cảnh cụ thể hơn vào khung trò chuyện.
Bạn có thể dùng từ khóa mô tả trong câu hỏi yêu cầu để khám phá các góc nhìn khác nhau, ví dụ "Hãy ưu tiên các ý tưởng độc đáo, mới lạ" hoặc "Nêu các quan điểm gây tranh cãi".
Trong một đoạn hội thoại liên tục, ChatGPT có thể “học” được bối cảnh đã nêu để áp dụng vào câu trả lời kế tiếp. Chính vì thế, bạn có thể cải tiến phần trả lời của AI bằng cách đưa thêm thông tin hoặc những hướng dẫn chi tiết hơn, chẳng hạn yêu cầu AI “Hãy đưa thêm ý kiến chuyên gia vào bài viết, sử dụng thông tin được cung cấp dưới đây: …”.
Ngoài ra, người dùng cũng có thể yêu cầu ChatGPT "Hãy nghĩ ngược lại" nếu AI tiếp tục đưa ra kết luận không chính xác.
Người dùng có thể viết yêu cầu này trong phần khung hội thoại, chẳng hạn “Bạn hãy luôn luôn đặt câu hỏi trước khi trả lời để có thể phân vùng tốt hơn về những gì người hỏi đang tìm kiếm. Bạn có đồng ý với điều này không?” Nhờ vậy, ChatGPT sẽ luôn có tác phong hỏi thêm thông tin để có thể tạo ra câu trả lời chính xác hơn.
Bằng cách “Đưa trước thông tin cho ChatGPT”, bạn sẽ dễ dàng đóng khung kiến thức của bot, giúp nó biết những gì cần biết và những gì nó không biết.
Chẳng hạn như: Sơ yếu lý lịch của Nguyễn Văn A: [dán sơ yếu lý lịch đầy đủ vào đây]. Với những thông tin trên, hãy viết một tiểu sử diễn giả thật dí dỏm về Nguyễn Văn A.
Hoặc: [Dán toàn bộ văn bản của bài viết nào đó vào đây]. Tóm tắt nội dung bài viết trên với ba gạch đầu dòng.
Những hướng dẫn về những tình huống mà việc sử dụng ChatGPT sẽ đem lại hiệu quả bao gồm: tóm tắt văn bản sẵn có, tìm kiếm thông tin trong văn bản, viết lại văn bản, tạo sinh văn bản, phiên dịch, phân loại nội dung, trích xuất nội dung,…
Chính vì thế, bạn nên khai thác những khía cạnh này để tìm kiếm những cách sử dụng phù hợp với công việc của mình. Chẳng hạn, bạn có thể yêu cầu chatbot viết lại một đoạn văn bằng giọng chủ động hơn. Nếu không sử dụng tiếng Anh như ngôn ngữ mẹ đẻ, bạn có thể yêu cầu chatbot xóa lỗi ngữ pháp khỏi email trước khi gửi. Nếu muốn tự học lập trình, bạn có thể yêu cầu máy tính gợi ý các đoạn code và giám sát việc sửa code theo ý muốn…