Những công trình hạ tầng giao thông nào kết nối TP HCM với các vùng đô thị vệ tinh?

Một trong những xu hướng của BĐS năm 2021 là đầu tư vào những khu vực lân cận của TP HCM hay còn gọi là các đô thị vệ tinh. Trong những năm gần đây hạ tầng giao thông kết nối TP HCM với các khu đô thị vệ tinh đang trở thành điểm nóng.

Dự án trọng điểm quốc gia cảng hàng không sân bay Long Thành kết nối vùng kinh tế trọng điểm phía Nam

Những công trình hạ tầng giao thông nào kết nối TP HCM với các vùng đô thị vệ tinh? - Ảnh 1.

Một thiết kế sân bay Long Thành. (Ảnh: Zing News).

Theo Thanh Niên, Cảng hàng không quốc tế Long Thành sau khi được đưa vào hoạt động sẽ tác động rất lớn đến giao thông và kinh tế khu vực phía nam TP HCM.

Cụ thể, sân bay Long Thành sẽ chia sẻ với sân bay Tân Sơn Nhất về nhu cầu vận tải, vận chuyển hành khách và hàng hóa ngày càng gia tăng. Đây là hướng phát triển bền vững và lâu dài trong tương lai.

Đồng thời, khi sân bay Long Thành mở ra, những hạ tầng kết nối phải được xây dựng đồng bộ sẽ định hình lại hạ tầng cho cả vùng kinh tế trọng điểm phía nam, tạo ra một cú hích về hạ tầng giao thông đồng bộ, bài bản hơn.

Thông tin từ Zing News, khu Nam Sài Gòn đã phát triển mạnh mẽ kể từ năm 1996 sau khi được Tập đoàn Phú Mỹ Hưng khai phá với dự án đại lộ Nguyễn Văn Linh.

Từ đó đến nay, toàn khu vực thu hút nhiều nhà đầu tư BĐS lớn trong và ngoài nước như NovaLand, Keppel Land, Hưng Thịnh, Him Lam, Nam Long…với các dự án quy mô lên đến hàng trăm hecta, góp phần khiến thị trường bất động sản Nam Sài Gòn trở nên sôi động.

Tuyến Metro số 1 Bến Thành – Suối Tiên là cánh tay nối dài của TP HCM tới các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương

Những công trình hạ tầng giao thông nào kết nối TP HCM với các vùng đô thị vệ tinh? - Ảnh 2.

Đoàn tàu đầu tiên của tuyến metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên ở khu vực depot Long Bình (Q.9). (Ảnh: Thanh Niên).

Đường sắt đô thị là một trong những chiến lược giao thông đô thị quan trọng của TP HCM.

Tuyến Metro Bến Thành - Suối Tiên đi qua các quận 1, 2, 9, Bình Thạnh, Thủ Đức, Biên Hòa, Tân Vạn (Đồng Nai) và thị xã Dĩ An của Bình Dương.

Theo Ban Quản lý Đường sắt đô thị TP HCM, tuyến Metro số 1 là xương sống trong vận chuyển hành khách công cộng của thành phố, có ý nghĩa quan trọng trong việc hiện đại hóa hệ thống giao thông công cộng, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của TP HCM và khu vực.

Việc phát triển hạ tầng giao thông đô thị của tuyến đường này cũng có ý nghĩa trong công tác định hướng phát triển mạnh các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương để trở thành khu đô thị vệ tinh của TP HCM.

Cụ thể, Đồng Nai có những lợi thế nhất định mà các tỉnh khác không có, theo Thanh Niên. Đồng Nai có sân bay quốc tế Long Thành chuẩn, nơi hội tụ cả 5 tuyến đường cao tốc cùng hệ thống cảng biển quốc tế, đường sắt đi ngang qua. Với Bình Dương, đây là khu vực hội tụ nhiều ông lớn BĐS công nghiệp – lĩnh vực có tiềm năng tăng trưởng lớn nhất trong năm 2020 bất chấp ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19.

Cao tốc Long Thành - Dầu Giây khơi thông con đường huyết mạch phía Nam

Những công trình hạ tầng giao thông nào kết nối TP HCM với các vùng đô thị vệ tinh? - Ảnh 3.

Cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây sẽ được mở rộng trong những năm tới. (Ảnh: Thanh Niên).

Theo Zing News, về mặt giao thông, tuyến cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây giúp kết nối các tỉnh miền Tây, Đông Nam Bộ, TP HCM và Tây Nguyên. Thời gian đi lại giữa TP HCM và Đồng Nai được rút gọn từ 3 giờ xuống còn 1 giờ.

Ngoài ra, đoạn cao tốc này còn đóng vai trò là "chất xúc tác" cho kinh tế, du lịch cho các địa phương đi qua. Khu vực Nam Bộ có khả năng tận dụng tuyến đường để khai thác tối đa thế mạnh, đặc biệt trong lĩnh vực bất động sản.

TP HCM cũng đã đề xuất mở rộng cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây lên 8-12 làn xe trong những năm tới để đáp ứng tốt hơn nhu cầu lưu thông, kết nối TP HCM và đồng bộ với kế hoạch đầu tư sân bay Long Thành.

Một số dự án giao thông trọng điểm khác

Cao tốc TP HCM – Trung Lương là đường cao tốc nối TP HCM với Tiền Giang và các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, dài 50 km. Với tuyến đường cao tốc này, thời gian từ TP HCM đi Tiền Giang được rút ngắn còn khoảng 30 phút, thay vì 90 phút như trước đó.

Báo Chính phủ thông tin, dự án đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu có tổng chiều dài 53,7 km, trong đó đoạn qua địa phận tỉnh Đồng Nai dài 34,2 km. Điểm đầu nối với tuyến tránh QL1 đoạn tránh TP Biên Hòa (Đồng Nai), điểm cuối giao với đường vành đai TP Bà Rịa.

Tuyến cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu sẽ góp phần chia sẻ áp lực giao thông cho quốc lộ 51 đồng thời tạo điều kiện cho vận tải đường bộ và các cảng biển, khu công nghiệp ở Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu phát triển.

Theo Tạp chí Tài chính, tại các khu vực vệ tinh phía Đông Sài gòn như Bình Dương, Đồng Nai, giá đất tăng nhanh chóng bất chấp thời kỳ Covid-19. Nếu năm 2019, giá đất bình quân tại Đồng Nai dao động trong khoảng 12-14 triệu đồng/m2 thì ngay đầu năm 2020 đã đạt mức bình quân 22 triệu đồng/m2.

Lực đẩy về hạ tầng giao thông đã phần nào thúc đẩy thị trường BĐS của các khu đô thị vệ tinh của TP HCM trở nên sôi động.

chọn
Các dự án của Novaland, Nam Long, DIG ở Đồng Nai đón tin mừng
Quy hoạch chung TP Biên Hòa vừa được phê duyệt điều chỉnh cục bộ. MBS đánh giá động thái này sẽ giúp đẩy nhanh tiến độ phê duyệt quy hoạch 1/500 các phân khu thuộc dự án Aqua City, Izumi và Khu đô thị Long Tân.