Những xe tăng bại trận trong chiến dịch Điện Biên Phủ

8 trong 10 xe tăng của Pháp bảo vệ tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ đã bị quân đội Việt Nam tiêu diệt năm 1954, hiện được lưu giữ ở Điện Biên.
Những xe tăng bại trận trong chiến dịch Điện Biên Phủ - Ảnh 1.

Để bảo vệ tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ (Điện Biên), năm 1954 Pháp đã huy động 10 xe tăng, thuộc dòng xe M24. Đây là loại xe tăng hạng nhẹ do Mỹ chế tạo năm 1943, được đưa vào sử dụng trong chiến tranh thế giới thứ 2. Trong đó có một tăng chỉ huy, 9 chiếc còn lại bố trí thành 3 phân đội. Tăng chỉ huy và hai phân đội chốt tại Trung tâm tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, một phân đội ở phân khu Nam. Kết thúc chiến dịch, Quân đội nhân dân Việt Nam đã tiêu diệt 8 xe tăng và thu 2 chiếc nguyên vẹn đưa về Hà Nội. Trong đó 3 chiếc đang được trưng bày tại chân đồi A1, cứ điểm Điện Biên Phủ.


Những xe tăng bại trận trong chiến dịch Điện Biên Phủ - Ảnh 2.

Xe tăng chỉ huy nằm giữa ngã ba cầu Mường Thanh - hầm tướng De Castries - sân bay Mường Thanh của Đại đội xe tăng. Nó có nhiệm vụ bảo vệ Sở chỉ huy Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, bị đạn pháo của Đại đoàn công pháo 351 bắn cháy vào 16h45 ngày 7/5/1954.

Những xe tăng bại trận trong chiến dịch Điện Biên Phủ - Ảnh 3.

Chiếc Bazeille bị đại đội 674 (Tiểu đoàn 251 - Trung đoàn 174 - Đại đoàn 361) tiêu diệt sáng 1/4/1954 trên đỉnh đồi A1 và hiện vẫn nằm tại đây. Mỗi xe tăng đều được đặt một tên riêng: Bazeille, Ettlingen, Posen, Smolensk, Auerstaedt, Ratisbonne, Neumach, Conti, Mulhouse, Douaumont.

Những xe tăng bại trận trong chiến dịch Điện Biên Phủ - Ảnh 4.

Một xe tăng trấn giữ sân bay giữa cánh đồng Mường Thanh, hiện chỉ còn trơ phần xác.

Những xe tăng bại trận trong chiến dịch Điện Biên Phủ - Ảnh 5.

Nhiều bộ phận của xe tăng được gom lại, tập kết tại chân đồi A1. Mỗi xe có trọng tải từ 16 đến 18 tấn, trước đó 10 chiếc xe tăng được tháo rời và vận chuyển bằng cầu hàng không từ sân bay Cát Bi (Hải Phòng) lên sân bay Mường Thanh.

Những xe tăng bại trận trong chiến dịch Điện Biên Phủ - Ảnh 6.

Vũ khí của dòng xe tăng này mạnh hơn nhờ được trang bị pháo chính 75 mm và 3 đại liên. Số xe này có nhiệm vụ dẫn đầu đội hình trong các cuộc càn quét.

Những xe tăng bại trận trong chiến dịch Điện Biên Phủ - Ảnh 7.

10 xe tăng có cùng số hiệu D60549 nổi ở hai hông phía sau. Các xe tăng được lợp mái che. Mỗi năm, Bảo tàng Điện Biên Phủ hai lần tu sửa bảo dưỡng để chống chọi với thời gian và thời tiết.

Những xe tăng bại trận trong chiến dịch Điện Biên Phủ - Ảnh 8.

Một xe tăng nằm cách hầm hầm tướng De Castries, chỉ huy trưởng tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, khoảng 100 m.

Trước đó 17h30 ngày 13/3/1954, Đại tướng Võ Nguyên Giáp ra lệnh nổ súng mở đầu chiến dịch Điện Biên Phủ. Đợt 1, từ 13/3 đến 17/3, Việt Minh tấn công vào phân khu Bắc; sau 5 ngày đã làm chủ Him Lam, Độc Lập, Bản Kéo. Đợt 2 của chiến dịch bắt đầu từ ngày 30/3 đến 30/4, tiến công vào tập đoàn cứ điểm phía Đông, gồm các ngọn đồi C1, E, D, A1.

Quân đội Việt Nam mở đợt tấn công lần 3, từ ngày 1/5 đến 7/5, đánh chiếm các cứ điểm còn lại. Riêng đồi A1, bộ đội tiến hành 4 đợt tiến công nhưng chỉ chiếm được nửa quả đồi. Đêm 6/5, quân đội Việt Nam phải dùng thuốc nổ bí mật phá sập hầm ngầm, chiếm được quả đồi.

17h30 ngày 7/5/1954, lá cờ "Quyết chiến quyết thắng" của Quân đội nhân dân Việt Nam tung bay trên nóc hầm tướng De Castries. Tướng De Castries và Bộ chỉ huy tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ phải ra hàng.

chọn
Địa phương được dự báo là 'thủ phủ công nghiệp' mới ở phía nam vừa hút hơn 1,5 tỷ USD vốn ngoại sau một quý
Quý I/2024, Bà Rịa - Vũng Tàu đã thu hút 13 dự án FDI với tổng vốn đầu thu thu hút hơn 1,56 tỷ USD và 10 dự án trong nước với tổng đầu tư thu hút gần 25.000 tỷ đồng.