Nỗi lo sợ của những 'người độc thân ký sinh' ở Nhật Bản

Khi tuổi trẻ qua đi, nhóm người được gọi là "ký sinh trùng độc thân" ở Nhật Bản phải đối mặt với tương lai bất định, khi họ phải làm quen với cuộc sống tự lập vì không thể sống bám cha mẹ thêm được nữa.
noi lo so cua nhung nguoi doc than ky sinh o nhat ban Ngôi sao phim người lớn già nhất Nhật Bản giải nghệ ở tuổi 80
noi lo so cua nhung nguoi doc than ky sinh o nhat ban
Hiromi Tanaka chơi đàn piano trong căn nhà nhỏ cùng với người mẹ ở Tokyo. Ảnh: Reuters

Hiromi Tanaka từng tham gia một nhóm nhạc trẻ và theo đuổi lý tưởng lạc quan của tuổi trẻ.

"Tôi sống cuộc sống bấp bênh và cho rằng bằng cách nào đó, mọi việc cũng sẽ ổn thôi", Tanaka tâm sự khi đang ngồi chơi piano trong căn phòng nhỏ. Căn nhà cũ kỹ này nối liền với lối đi sang nơi sinh sống của người mẹ cao tuổi.

Ở tuổi 54, bà Tanaka đang sống bằng thu nhập từ công việc dạy hát cho số học sinh đang ngày càng ít dần cùng tiền trợ cấp của mẹ. Bà chưa có kế hoạch khi nghỉ hưu và cũng đã tiêu gần hết tiền tiết kiệm.

"Bố tôi qua đời năm ngoái, nên tiền lương hưu cũng giảm đi một nửa. Nếu mọi việc vẫn tiếp tục như thế này, tôi và mẹ sẽ không biết phải sống thế nào", bà Tanaka thở dài nói.

Tương lai bất định

Theo Reuters, Tanaka là một trong nhiều "người độc thân suốt đời" ở Nhật Bản. Theo số liệu mới được công bố hồi đầu tháng, trong số những người ở độ tuổi 50, 1/4 nam giới và 1/7 nữ giới không kết hôn.

Theo số liệu của chuyên gia Viện Đào tạo và Nghiên cứu Thống kê năm 2016, khoảng 4,5 triệu người Nhật Bản ở độ tuổi 35-54 đang sống phụ thuộc vào cha mẹ. Hiện tượng này xuất hiện từ cách đây hai thập kỷ, khi những người trẻ độc thân chỉ sống bám vào cha mẹ và không tự lo cho cuộc sống bản thân.

Ngày nay, vì không có tiền lương hưu hay tiền tiết kiệm, những người trung niên này có thể trở thành gánh nặng cho hệ thống phúc lợi xã hội vốn đã chịu nhiều áp lực trước thực trạng dân số già và lực lượng lao động bị thu hẹp.

Trong thời kỳ "bong bóng kinh tế" giữa những năm 1990, nhóm người ở độ tuổi 20 vẫn vui vẻ với cuộc sống của mình. Họ nghĩ rằng đến chừng 30 tuổi, họ sẽ kết hôn, theo Masahiro Yamada, chuyên gia xã hội học Đại học Chuo. Ông chính là người đưa ra thuật ngữ "người độc thân ký sinh" vào năm 1997.

"Nhưng một phần ba không bao giờ kết hôn và họ giờ đã 50 tuổi", Yamada nói trong cuộc phỏng vấn với Reuters.

Xu hướng trên không chỉ là nhân tố đứng sau tỷ lệ sinh thấp và dân số thu hẹp của Nhật Bản. Nó đồng thời là yếu tố khiến tiêu dùng suy giảm, bởi việc lập gia đình mới là động lực cho chi tiêu cá nhân. Thống kê cho thấy khoảng 20% người ở độ tuổi trung niên vẫn độc thân và sống dựa vào sự hỗ trợ của cha mẹ, trở thành nhân tố đe dọa mạng lưới an toàn xã hội.

"Một khi tiêu hết tài sản được thừa kế và tiền tiết kiệm, khi không còn gì nữa, họ sẽ phải nhờ đến trợ cấp của chính phủ", Yamada nói.

Giới chuyên gia nhận định xu hướng này không chỉ ảnh hưởng đến lối sống của con người, mà còn làm gia tăng các công việc lương thấp và không ổn định. Người lao động hợp đồng, thời vụ hay bán thời gian hiện chiếm gần 40% trong lực lượng lao động Nhật Bản hiện nay, gấp đôi con số vào những năm 1980.

Sự cân bằng của thị trường lao động thời gian gần đây đồng nghĩa với việc số người độc thân sống dựa vào cha mẹ đang giảm nhẹ, nhưng xu hướng chung có thể sẽ không thay đổi, theo nhận định của nhà kinh tế Katsuhiko Fujimori thuộc Viện Nghiên cứu và Thông tin Mizuho.

noi lo so cua nhung nguoi doc than ky sinh o nhat ban
Akihiro Karube, 53 tuổi, hiện sống cùng người cha già 84 tuổi. Ảnh: Reuters

Bỏ lại phía sau

Trước đây, nhiều người độc thân trung niên sống cùng cha mẹ cũng từng có công việc ổn định, nhưng họ đã trượt dài trên con đường sự nghiệp vì lý do sức khỏe hay các công ty cắt giảm nhân sự để tái cơ cấu.

"Một khi trượt khỏi thang sự nghiệp, mọi việc sẽ rất khó khăn", Hirotoshi Moriyama, thành viên tổ chức phi chính phủ chuyên hỗ trợ người trung niên tìm việc làm, cho hay.

Sau khi tốt nghiệp, Akihiro Karube, làm kinh doanh quảng cáo và có mức lương cao ở độ tuổi 30 khi đó. Tuy nhiên, sau cuộc hôn nhân ngắn ngủi, ông quyết định trở về sống cùng cha mẹ. Sau khi bị chẩn đoán mắc bệnh Parkinson, ông đã phải nghỉ việc. Karube từng thử tìm một công việc hỗ trợ người cao tuổi nhưng không thành và buộc phải sống dựa vào tiền lương hưu của cha cùng trợ cấp tàn tật của bản thân.

"Tôi chỉ ước giá như mình có thu nhập ổn định. Đó là điều quan trọng nhất", Karube nói. Ông hiện sống cùng người cha 84 tuổi trong nhà ở xã hội ở ngoại ô Tokyo.

Đối với những người như Karube, tương lai của họ đều khá ảm đạm khi không chỉ dựa vào cha mẹ, mà còn hiếm khi mạo hiểm và quen với cuộc sống ẩn dật.

Ở Nhật, thuật ngữ "hikikomori" được dùng để nói về những người trẻ tự giam mình trong 4 bức tường và hạn chế tham gia cuộc sống bên ngoài. Ngày nay, bộ phận này còn bao gồm cả những người lớn tuổi.

Fuminobu Ohashi cũng từng có cuộc sống như vậy, cho đến khi anh tham gia nhóm hỗ trợ từ năm ngoái, tổ chức các chương trình tư vấn cho bậc phụ huynh đang lo lắng cho tương lai của con em mình.

"Vấn đề là họ sẽ làm gì sau khi cha mẹ qua đời", Ohashi nói. "Đó là một quả bom hẹn giờ đang đếm rất nhanh".

chọn
Những ông lớn địa ốc hiện diện tại 'Đất Tổ' Phú Thọ
Vài năm trở lại đây, Phú Thọ liên tục đón các doanh nghiệp lớn ngành bất động sản như GP Invest, T&T hay BV Land... Hiện nay, Ecopark và Tasco cũng đang hướng đến dự án bất động sản đầu tiên tại địa phương này.