Nông dân Mỹ buồn vì Trung Quốc lục tung cả thế giới để tìm thịt heo, nhưng trừ nước Mỹ

Năm 2019, người Trung Quốc đối mặt với khủng hoảng thịt heo vì dịch tả châu Phi. Thế nhưng, do chiến tranh thương mại, thịt heo Mỹ khó tiếp cận với thị trường tỉ dân vì mức thuế 72%.

Bộ Nông nghiệp Trung Quốc khẳng định nguồn cùng thịt heo có thể cân bằng với nhu cầu thị trường 1,4 tỉ dân trong dịp Tết Nguyên đán sắp tới, bằng việc tăng tái đàn và đẩy mạnh nhập khẩu với số lượng lớn.

Tính đến hết tháng 11, Trung Quốc đã nhập khẩu thịt heo tăng 58% so với cùng kì năm ngoái. Riêng tháng 11 đã gần 230.000 tấn. Đây là mức cao nhất kể từ năm 2016. Thế nhưng, trong số lượng heo nhập khẩu, rất ít đến từ Mỹ.

Thịt heo Mỹ bị Trung Quốc đánh thuế 72%

Theo Wall Street Journal, nông dân Mỹ đang hi vọng rằng năm 2020 sẽ là năm mà Trung Quốc vẫn thèm ăn thịt heo, sau một năm 2019 đáng thất vọng cho xuất khẩu thịt heo của Mỹ. Bất chấp dịch tả heo châu Phi đã tàn phá hơn 1/2 đàn heo của đất nước, Trung Quốc đã không quay sang Mỹ để có thể đáp ứng nhu cầu thịt heo của hàng tỉ dân, vì cuộc chiến thương mại kéo dài giữa 2 nước.

Nông dân Mỹ buồn vì Trung Quốc lục tung khắp mọi nơi để tìm thịt heo, trừ Mỹ - Ảnh 1.

Nông dân nuôi heo Mỹ mất đi cơ hội hốt bạc ở thị trường tỉ dân trong năm 2019. (Ảnh: Shutter Stock).

Theo công ty dịch vụ tài chính và ngân hàng đa quốc gia Rabobank, giá heo hơi ở Mỹ chỉ nhích lên trong khoảng thời gian ngắn, ngay cả khi Trung Quốc mất tới 55% số heo dịch mắc bệnh. Giá heo hơi hợp đồng tương lai tốt nhất trên sàn giao dịch Chicago Mercantile kết thúc năm 2019 ở mức gần 37.000 đồng/kg, giảm gần 30% so với mức cao gần 51.500 đồng/kg vào đầu tháng Tư. 

Hiện tại, giá heo hơi đã giảm 3,1% từ đầu năm.

Mức thuế 72% đối với nhập khẩu thịt heo Mỹ đã được áp dụng trong phần lớn thời gian của năm 2019. Điều này làm cạn kiệt nhu cầu của người Trung Quốc đối với heo hơi của Mỹ. Đến đầu tháng 12, chỉ có 77,3 triệu kg thịt heo Mỹ được xuất qua thị trường tỉ dân, theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA).

Kể từ dịch tả heo châu Phi bùng phát vào tháng 8/2018, giá thịt heo tại Trung Quốc đã tăng vọt. Đỉnh điểm là mức tăng 110% trong tháng 11 năm ngoái. 

Theo Bưu Điện Hoa Nam Buổi Sáng, từ mốc 85.000 đồng/kg năm 2019, hiện nay thịt heo đã tăng vọt lên mức 200.000 đồng/kg, trước áp lực tiêu dùng Tết. Giá các loại thịt khác cũng tăng mạnh, bao gồm cả thịt gà, thịt vịt và thịt bò, cùng với các nguồn protein khác như trứng.

Nông dân Mỹ buồn vì Trung Quốc lục tung khắp mọi nơi để tìm thịt heo, trừ Mỹ - Ảnh 2.

Giá heo hơi tăng liên tục nhưng Trung Quốc thà tìm nguồn cung nơi khác, trừ Mỹ. (Đồ hoạ: Tất Đạt).

Trong tình cảnh đó, thay vì Mỹ, người Trung Quốc đã chọn mua thêm thịt heo từ Liên minh châu Âu và Brazil, theo dữ liệu của USDA. Vì thế, còn 287.500 tấn thịt heo đông lạnh của Mỹ đang nằm chất đống trong các kho lạnh trên khắp cả nước. USDA khẳng định đây là một con số kỉ lục.

"Thật tình tôi vừa thất vọng vừa phẫn nộ, rằng cơ hội vàng của cả cuộc đời đã bị phá hủy chỉ vì vấn đề chính trị", thương nhân độc lập Dan Norcini nói. 

"Các loại thuế quan không cho phép thịt heo ra cảng nước Mỹ. Trung Quốc đã đi lục tung ở khắp mọi nơi để tìm thịt heo, trừ Mỹ", chuyên gia Mike Zuzolo, Chủ tịch của Global Commodity Analytics & Consulting LLC, cho biết.

Vận may sẽ đến với thịt heo Mỹ trong năm nay

Tuy nhiên, nông dân và thương nhân chăn nuôi đang dự đoán vận may sẽ có sự đảo ngược vào năm 2020, dựa trên thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 dự kiến sẽ được Mỹ và Trung Quốc kí kết vào cuối tháng này.

Tổng thống Trump vừa đã nói rằng ông sẽ kí thỏa thuận giai đoạn 1 với Trung Quốc vào ngày 15/1 sắp tới. Thỏa thuận này kêu gọi Trung Quốc mua thêm hàng nông sản của Mỹ, lên đến 40-50 tỉ USD hàng năm. Đổi lại, Washington phải cắt hoặc giảm thuế đối với nhiều loại sản phẩm của Trung Quốc.

Dennis Smith, một nhà môi giới của Archer Financial Services, cho biết ông đã thông báo với các khách hàng sẵn sàng cho việc lật ngược tình thế. "Tôi tìm các lô hàng lớn đến Trung Quốc để thắt chặt nguồn cung thịt heo có sẵn trong thời gian ngắn", ông nói.

Nông dân Mỹ buồn vì Trung Quốc lục tung khắp mọi nơi để tìm thịt heo, trừ Mỹ - Ảnh 3.

Lượng heo tồn kho của Mỹ ngày càng tăng. (Đồ hoạ: Tất Đạt).

Các nhà sản xuất thịt lớn có trụ sở tại Mỹ cũng đang tăng cường chuẩn bị cho đợt xuất hàng, với khối lượng lớn trong tương lai. Giám đốc điều hành của Tyson Food Inc., ông Noel White, nói với các nhà đầu tư, rằng công ty dự kiến sẽ xuất khẩu một lượng thịt heo nhiều hơn trước đây sang Trung Quốc vào năm 2020, nhờ chính sách mới chỉ mua thịt không có chất ractopamine. Đây là một phụ gia thức ăn được sử dụng ở Mỹ, nhưng bị cấm ở Trung Quốc.

JBS USA Holdings Inc., công ty mẹ có trụ sở tại Brazil, là nhà chế biến thịt bò và thịt heo lớn nhất thế giới, cũng cho biết họ sẽ bắt đầu bán thịt heo không có ractopamine trong tháng này, để tối đa hóa cơ hội thị trường xuất khẩu.

Giám đốc điều hành André Nogueira de Souza, chia sẻ: "Tôi hi vọng rằng, về tổng thể, Mỹ sẽ có sự tăng trưởng phù hợp trong xuất khẩu cho năm tới".

Ngay cả với khả năng người tiêu dùng Trung Quốc chuyển thói quen tiêu thụ thịt heo của họ sang các loại thịt khác như thịt bò và thịt gia cầm, các nhà sản xuất Mỹ cho biết họ nghĩ rằng rất có thể giá thịt heo rồi cũng sẽ tăng.

 "Vào năm 2020, nếu các rào cản được hạ xuống thì chúng ta sẽ thấy được những chuyển biến", chuyên gia Zuzolo của Global Commodity Analytics, nhận định.

chọn
ĐHĐCĐ Becamex IJC: Quý đầu năm lãi sau thuế 40 tỷ, sắp mở bán Sunflower II và Prince Town II
Tại ĐHĐCĐ thường niên vừa tổ chức, lãnh đạo Becamex IJC tiết lộ doanh thu và lãi sau thuế hợp nhất dự kiến quý I đạt 162 tỷ và 40 tỷ đồng. Hiện nay, công ty đang hoàn thiện các thủ tục để đưa vào bán hàng dự án Sunflower II và Prince Town II trong quý III/2024.