Như Chất lượng Việt Nam Online đã thông tin trong các bài viết trước, thời gian vừa qua, chúng tôi nhận được nhiều phản ánh của người tiêu dùng đề nghị tìm hiểu, giải đáp những thông tin khó hiểu về nguồn gốc sản phẩm đang được lưu hành trên thị trường của thương hiệu có tên MINISO JAPAN.
Như Chất lượng Việt Nam Online đã thông tin trong các bài viết trước, thời gian vừa qua, chúng tôi nhận được nhiều phản ánh của người tiêu dùng đề nghị tìm hiểu, giải đáp những thông tin khó hiểu về nguồn gốc sản phẩm đang được lưu hành trên thị trường của thương hiệu có tên MINISO JAPAN.
Để tiếp tục làm rõ, nhóm phóng viên đã nhập cuộc điều tra. Cụ thể, khi phóng viên theo phản ánh của người tiêu dùng đến khảo sát thực tế tại một số của hàng của Miniso thì nhận thấy dấu hiệu đáng chú ý trên sản phẩm nước ép trái cây đóng chai của Miniso tem phụ bằng tiếng Việt theo quy định có ghi dòng chữ “ngày sx: xem trên bao bì sản phẩm” thế nhưng rất khó để tìm thấy bất kỳ thông tin nào về ngày sản xuất như đã ghi trên tem phụ. Do vậy, người tiêu dùng thắc mắc không biết các sản phẩm nước ép trái cây Miniso được sản xuất từ khi nào?
Khi hỏi nhân viên bán hàng, chúng tôi nhận được câu trả lời không biết, quanh quanh xem đi xem lại cũng không có, check thông tin hệ thống cũng không có.
Nhân viên bán hàng chia sẻ: “Cái này họ không ghi ngày sản xuất nên em không tìm được ngày ở chỗ nào”. (Ảnh: Minh Nghĩa)
Ngoài ra, tem phụ bằng tiếng Việt cũng không ghi thông tin về hạn sử dụng theo quy định tại Nghị định 43/2017/NĐ-CP của Chính phủ về nhãn hàng hóa có hiệu lực từ 1/6/2017.
Nước ép trái cây MINISO không có thông tin ngày sản xuất? (Ảnh: Minh Nghĩa). |
Cũng theo quy định tại Nghị định 43/2017/NĐ-CP, trên sản phẩm đồ uống (trừ rượu) bắt buộc phải có các thông tin sau: Tên hàng hóa; Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa; Xuất xứ hàng hóa; Định lượng; Ngày sản xuất; Hạn sử dụng; Thành phần hoặc thành phần định lượng; Thông tin cảnh báo; Hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản. Tuy nhiên, trên nhãn phụ bằng tiếng Việt của nước ép trái cây Miniso có dấu hiệu không ghi thông tin cảnh báo theo quy định của pháp luật?
Từ những phản ánh của người tiêu dùng và dấu hiệu thực tế, phóng viên đã liên lạc với 2 Công ty CP ĐT MINI Số Việt Nam và Công ty TNHH MTV MINISO Việt Nam để làm rõ thông tin trả lời cho người tiêu dùng, chúng tôi sẽ phản ánh trong các bài viết tiếp theo.
Điều 10. Nội dung bắt buộc phải thể hiện trên nhãn hàng hóa Nhãn hàng hóa bắt buộc phải thể hiện các nội dung sau: a) Tên hàng hóa; b) Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa; c) Xuất xứ hàng hóa; d) Các nội dung khác theo tính chất của mỗi loại hàng hóa được quy định tại Phụ lục I của Nghị định này và văn bản quy phạm pháp luật liên quan. Phụ lục I NỘI DUNG BẮT BUỘC PHẢI THỂ HIỆN TRÊN NHÃN THEO TÍNH CHẤT CỦA HÀNG HÓA (Kèm theo Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ) Đối với đồ uống (trừ rượu): a) Định lượng; b) Ngày sản xuất; c) Hạn sử dụng; d) Thành phần hoặc thành phần định lượng; đ) Thông tin cảnh báo; e) Hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản. |
Ham đồ ngoại, người Việt bị lừa về thương hiệu
Mập mờ về nhãn mác nguồn gốc xuất xức, không ít thương hiệu gây hiểu lầm cho người tiêu dùng vì tâm lý tin vào ... |
Đối thủ Mumuso dính 'bão' dư luận, CEO của Miniso rời ghế
Trao đổi với báo chí, bà Dương Thanh Tâm - người đưa Miniso về Việt Nam cho biết bà đã chính thức rời khỏi Miniso ... |
Sản phẩm xuất xứ từ Trung Quốc 'gắn mác' Hàn, Nhật không chỉ có Mumuso
Không chỉ có Mumuso có bán những sản phẩm có xuất xứ từ Trung Quốc mà bên cạnh đó có một số thương hiệu khác ... |