Ô nhiễm không khí ở TP HCM bất ngờ tăng cao, Biên Hòa có nơi lên mức nguy hại

Nhiều nơi tại TP HCM đạt chỉ số ô nhiễm không khí ở mức trên 150 - mức có thể ảnh hưởng sức khỏe, đặc biệt là trẻ em và người già.
onhiem4a

Những tòa nhà ở TP HCM chìm trong màn sương mù ngày 20/9. (Ảnh: Trường Nguyên)

Ngày 24/9, bầu trời TP HCM tiếp tục bị bao phủ bởi màn sương trắng đục, nhiều tòa nhà cao tầng bị che khuất ở tầm nhìn xa.

Theo số liệu trên AirVisual (ứng dụng kiểm tra mức độ ô nhiễm không khí, được cung cấp số liệu bởi Aqicn.org - của Mỹ), TP HCM có 3 khu vực có chỉ số chất lượng không khí ở mức gây hại, gồm: khu vực Đại học Bách Khoa (159), quận 1 (155) và khu vực Vinhomes Tân Cảng (152). Đây là mức có thể ảnh hưởng sức khỏe, đặc biệt là trẻ em và người già, hạn chế ra ngoài.

Screenshot_20190924-140307_2

Nhiều nơi ở TP HCM có chỉ số ô nhiễm không khí cao. (Ảnh: AirVisual)

Trong khi đó, vào chiều qua (23/9), hai khu vực Đại học Bách khoa TP HCM và quận 1 chỉ ở mức kém, với chỉ số lần lượt là 108 và 102.

Bên cạnh đó, nhiều nơi tại TP HCM chỉ số không khí đạt mức kém - mức không tốt cho sức khỏe, cần hạn chế thời gian ở ngoài, như ở Thảo Điền (146) và nhiều khu vực ở quận 9: Khu Công nghệ cao (102), Khu du lịch Suối Mơ (132), đường Cầu Đình (126).

Đáng chú ý, khu vực ngã tư Hà Huy Giáp - Võ Thị Sáu, TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai có chỉ số ảnh hưởng sức khỏe rất cao, lên đến 335. Đây là chỉ số ở mức nguy hại với sức khỏe.

Trước đó, theo một số chuyên gia, hiện trạng ô nhiễm không khí ở TP HCM và nhiều tỉnh thành miền Nam chính là do vụ cháy rừng ở Indonesia ngày 18/9 góp phần gây ra. 

Song, chuyên gia khác khác cho rằng, nguyên nhân hiện tượng sương mù như vừa qua là ô nhiễm từ các nguồn phát thải của hoạt động giao thông, nhà máy – xí nghiệp kết hợp với độ ẩm cao trong không khí vì TP HCM có mưa liên tục.

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.