Phân lô bán nền tràn lan, đề xuất bỏ qui định cho phép tách thửa

Trước việc có thể dẫn đến hệ quả làm gia tăng tình trạng phân lô, tách thửa tràn lan, khó kiểm soát, HoREA đã đề nghị xem xét, bãi bỏ qui định cho phép tách thửa đối với từng loại đất, trong đó, có đất nông nghiệp.

Theo Hiệp hội Bất động sản TP HCM (HoREA), trước năm 2019, đã có địa phương cho phép tách thửa đất nông nghiệp, mặc dù Luật Đất đai 2003 và Luật Đất đai 2013 đều không qui định về tách thửa đất nông nghiệp hoặc tách thửa các loại đất khác không phải là đất ở.

Phân lô bán nền tràn lan, đề xuất bỏ qui định cho phép tách thửa - Ảnh 1.

Ảnh minh hoạ: Báo Sài Gòn Giải phóng.

Cụ thể, Luật Đất đai 2013 chỉ qui định tách thửa "đất ở tại nông thôn" và tách thửa "đất ở tại đô thị". Nhưng, tại Khoản 31 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP ngày 06/01/2017 đã bổ sung Điều 43d vào Nghị định 43/2014/NĐ-CP lại qui định: "UBND cấp tỉnh qui định diện tích tối thiểu được phép tách thửa đối với từng loại đất cho phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương". 

Theo HoREA, qui định này đã cho phép tách thửa đối với "từng loại đất", có thể hiểu là cho phép tách thửa đối với đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất phi nông nghiệp… có thể dẫn đến tình trạng các đầu nậu, doanh nghiệp "bất lương" lợi dụng tách thửa tràn lan và biến tướng thành đất ở, làm phá vỡ quy hoạch phát triển đô thị.

Vì vậy, HoREA đã đề nghị xem xét, bãi bỏ qui định cho phép tách thửa đối với từng loại đất, trong đó, có đất nông nghiệp, vì có thể dẫn đến hệ quả làm gia tăng tình trạng phân lô, tách thửa tràn lan, khó kiểm soát. 

Khoản 2 Điều 143 về tách thửa "đất ở tại nông thôn" qui định: "Căn cứ vào quĩ đất của địa phương và quy hoạch phát triển nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh qui định hạn mức đất giao cho mỗi hộ gia đình, cá nhân để làm nhà ở tại nông thôn; diện tích tối thiểu được tách thửa đối với đất ở phù hợp với điều kiện và tập quán tại địa phương";

Khoản 4 Điều 144 về tách thửa "đất ở tại đô thị" qui định: "Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng đô thị và quĩ đất của địa phương qui định hạn mức đất ở giao cho mỗi hộ gia đình, cá nhân tự xây dựng nhà ở đối với trường hợp chưa đủ điều kiện để giao đất theo dự án đầu tư xây dựng nhà ở; diện tích tối thiểu được tách thửa đối với đất ở"

chọn
Lãnh đạo Fecon: Luật mới không ảnh hưởng đến mảng BĐS của công ty, cam kết trả cổ tức 2022 vào quý IV năm nay
Giai đoạn đến 2029, Fecon cho biết đang nghiên cứu phát triển và triển khai đầu tư khoảng 11 dự án bất động sản với tổng giá trị gần 2 tỷ USD. Với các luật mới vừa được thông qua, ban lãnh đạo đánh giá không ảnh hưởng quá nhiều đến Fecon, các dự án của doanh nghiệp hiện khá là thuận lợi so với sự thay đổi của các luật.