Phát hiện cây sưa cổ thụ, trị giá hàng trăm tỉ ở Quảng Nam

Một gia đình ở Quảng Nam sở hữu cây sưa đỏ cổ thụ, khoảng 300 năm tuổi, cỡ 10 người ôm, nhiều thương lái đã hỏi mua bằng cả "núi tiền" nhưng gia chủ vẫn không bán. 
phat hien cay sua co thu tri gia hang tram ti o quang nam
Ông Ba bên cây sưa cổ thụ. Ảnh: Quang Nam

Cây sưa cổ thụ hiếm thấy

Chúng tôi đến xã Tam Anh Bắc (huyện Núi Thành) hỏi về cây sưa đỏ 300 năm tuổi, người dân ai ai cũng biết và tự hào “khoe” như chính tài sản gia đình mình.

“Cây sưa đó to lắm, cả cái xã này ai cũng biết và quý như chính chủ nhân cây sưa vậy. Cứ đến cuối thôn Thuận An hỏi ông “Ba sưa” là người ta chỉ cho”, một người dân nói.

Ông Nguyễn Văn Ba (63 tuổi) giải thích, mọi người đặt cho ông biệt danh “Ba sưa” đó là bởi gia đình ông trồng cây sưa đỏ cổ thụ duy nhất ở tỉnh Quảng Nam.

“Theo lời ông cha kể lại thì khi tới vùng đất này lập nghiệp đã mang cây sưa đỏ trồng bên miếu thờ. Đến nay tôi đã là thế hệ thứ 6 chăm sóc, giữ gìn cây sưa này. Tính ra, cây sưa có thể đã được trồng cách đây khoảng 300 năm trước”, ông Ba cho biết.

phat hien cay sua co thu tri gia hang tram ti o quang nam
Cây sưa đỏ có niên đại khoảng 300 năm tuổi. Ảnh: Quang Nam

Ông Ba giới thiệu, cây sưa đỏ này có chiều cao từ gốc tới ngọn khoảng 50m, đường kính khoảng 6m, cỡ 9-10 người dang hai tay ôm mới xuể. Đặc biệt, tán cây sưa tỏa ra, bao trùm khoảng đất rộng 500m2.

Ban đầu cây sưa nhỏ được trồng gần miếu thờ. Sau một thời gian, cây sưa to dần, lấn cả miếu thờ. Thấy vậy, người thân trong gia đình ông Ba đã di dời miếu thờ ra bên ngoài để cây phát triển tiếp.

Ông Ba cho biết: “Do cây sưa được trồng bên miếu thờ, có yếu tố tâm linh và truyền thống lâu nay của gia đình nên quý trọng như mạng sống. Tôi dặn dò con cháu sau này dù tôi có mất đi cũng không vì túng tiền mà bán đi”.

phat hien cay sua co thu tri gia hang tram ti o quang nam
Cây sưa cổ thụ khi vào mùa thay lá. Ảnh: Quang Nam

Theo người nông dân này, nhiều thương lái ở khắp các tỉnh, thành đến hỏi mua bằng mức giá cao chót vót. Mặc dù vậy, ông Ba vẫn kiên quyết khẳng định rằng, dù ai trả cả "núi tiền" thì ông cũng không bán cây sưa cổ thụ này.

Giá có thể lên tới hàng trăm tỉ đồng

Để xác định giá trị cây sưa đỏ 300 năm tuổi mà gia đình ông Ba trồng, chúng tôi đã tham khảo ý kiến ông Thành, một chủ buôn gỗ ở TP Tam Kỳ (tỉnh Quảng Nam).

Ông Thành cho biết, ông có hơn 30 năm kinh doanh, mua bán gỗ nhưng chưa bao giờ mua sưa bởi đó là cây “đại gia có tiền tỷ còn chưa chắc mua được”.

phat hien cay sua co thu tri gia hang tram ti o quang nam
Cây sưa này to gấp nhiều lần cây sưa vừa được chặt hạ ở tỉnh Bắc Ninh. Ảnh: Quang Nam

Nhìn những hình ảnh chụp cây sưa cổ thụ nói trên, ông Thành cho rằng đây chính là cây sưa đỏ. Ông Thành cho biết, một cây sưa đỏ 200 năm tuổi ở tỉnh Bắc Ninh vừa được chính quyền bán đấu giá được 26 tỉ đồng.

phat hien cay sua co thu tri gia hang tram ti o quang nam Vụ đấu giá cây sưa 200 tuổi: Số tiền 24,5 tỷ đồng chia như thế nào?

“Cây sưa đỏ này so với cây sưa đỏ ở Bắc Ninh thì lớn hơn nhiều. Bây giờ người ta mua sưa đỏ với giá đến 100 triệu đồng mỗi kg nếu gỗ có tuổi đời càng lâu, lõi vân đẹp. Nếu cây sưa đỏ gia đình ông Ba sở hữu thật sự như thế thì giá trị cây sưa đó vài trăm tỉ là chuyện có thể”, ông Thành nói.

Tuy nhiên, ông Thành cho rằng, để nhận định chính xác giá trị của cây sưa này, trước hết vẫn cần có giám định xem có phải là sưa đỏ thật không từ cơ quan chức năng.

Chủ buôn gỗ này cũng cho biết, hiện Nhà nước cấm khai thác, bán gỗ sưa đỏ. Vì vậy, nếu ông Ba không đồng ý bán cây sưa thì có thể phối hợp với cơ quan chức năng nghiên cứu làm du lịch, giới thiệu cây quý hiếm của riêng địa phương, đem lại kinh tế cho gia đình ông Ba cũng như địa phương.

phat hien cay sua co thu tri gia hang tram ti o quang nam Cây sưa 200 tuổi giá 50 tỷ đã bị chặt hạ

Cây sưa 200 năm tuổi từng được rao bán với giá 50 tỷ đồng ở làng Đông Cốc (Hạ Mãn, Thuận Thành, Bắc Ninh) đã ...

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.