Phạt xe không chính chủ: Xác định xe không chính chủ thế nào?

Theo quy định, trường hợp mượn xe như: chồng đi xe của vợ, con đi xe của bố mẹ… thì không bị xử phạt. Thậm chí hợp đồng lái thuê cũng không bị xử phạt. Nhưng đặt ra một vấn đề là xác minh thế nào?

Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an) vừa chỉ đạo cảnh sát giao thông các địa phương vận động người dân trước 31/12 nên làm thủ tục sang tên môtô hai bánh, môtô ba bánh, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), xe chuyển nhượng qua nhiều chủ nhưng không có chứng từ hoặc chứng từ không đầy đủ. Với trường hợp đã tiếp nhận hồ sơ, các đơn vị không được để tồn đọng, phải giải quyết trước ngày 1/1/2017.

Theo đó, cảnh sát giao thông sẽ phạt từ 100.000 đến 200.000 đồng đối với cá nhân, từ 200.000 đến 400.000 đồng với tổ chức là chủ xe môtô, xe gắn máy và các loại xe tương tự không làm thủ tục đăng ký sang tên (chuyển tên chủ xe trong Giấy đăng ký xe sang tên mình). Việc này áp dụng cả với diện "được cho, được tặng, được phân bổ, được điều chuyển, được thừa kế tài sản".

phat xe khong chinh chu xac dinh xe khong chinh chu the nao
Ảnh minh họa - Nguồn: VnExpress

Hiện nay, mua xe máy không sang tên đổi chủ đã trở thành thói quen nên không ai nghĩ đến việc là chủ sở hữu phương tiện. Ngoài ra, số lượng phương tiện quá nhiều đồng thời người mua xe chưa muốn sang tên đổi chủ vì không muốn nộp thuế sang tên đổi chủ phương tiện.

Việc quy định các phương tiện giao thông khi tham gia giao thông hoặc trong quá trình mua bán trao đổi phải làm thủ tục đăng ký sang tên chủ sở hữu là cần thiết. Quy định này không chỉ giúp lực lượng CSGT dễ dàng hơn trong khi thực thi nhiệm vụ của mình (như giải quyết các vụ tai nạn giao thông, xử lý vi phạm, điều tra tội phạm…) mà quan trọng hơn là nó thể hiện được ý thức, trách nhiệm của công dân đối với tài sản mình sở hữu, tránh những trường hợp tranh chấp tài sản có thể xảy ra.

Tuy nhiên, giữa việc “không sai” và việc “phù hợp để có thể thực hiện trong thực tế” lại là một chuyện khác.

Theo đó, việc mua, bán, cho tặng không sang tên đổi chủ theo đúng quy định mới tiến hành xử phạt theo quy định, còn trong trường hợp mượn xe như: chồng đi xe của vợ, con đi xe của bố mẹ… thì không bị xử phạt. Thậm chí hợp đồng lái thuê cũng không bị xử phạt.

Có người đặt câu hỏi: Xe của người thân, xe mượn bạn bè không bị xử phạt thì làm cách nào để chứng minh đó là xe mượn? Nghĩa vụ chứng minh thuộc về ai? Đi xe không chính chủ, nếu vi phạm luật bị CSGT dừng xe kiểm tra, xử phạt, có xử phạt cả lỗi xe không chính chủ không?

Giá trị kinh tế của 1 chiếc xe máy không lớn, đó cũng là phương tiện giao thông phổ cập trong xã hội, việc nhiều người trong gia đình cùng sử dụng 1 chiếc xe máy vừa tiết kiệm cho gia đình và cũng đỡ gây ùn tắc giao thông trên đường phố. Tuy nhiên, với việc áp dụng quyết định xử phạt này, nhiều gia đình sẽ phải mua thêm xe, tắc đường lại càng tắc.

Theo bạn, phải làm sao để có thể đưa ra lời giải cho bài toán khó này?

Độc giả có thể gửi ý kiến đóng góp về vấn đề này tới Việt Nam Mới theo địa chỉ mail: thuandx@vietnammoi.vn

Luật gia Đồng Xuân Thuận

chọn
Nhiều doanh nghiệp bất động sản vốn nhà nước đồng loạt báo lãi
Nửa đầu 2024, nhiều doanh nghiệp bất động sản có vốn nhà nước lần lượt báo lãi sau thuế. Một số trường hợp ghi nhận doanh thu trên nghìn tỷ như Sonadezi, Viglacera, Tổng công ty HUD, Hancorp hay Tổng công ty 319...