Phiên tòa xử Phạm Công Danh, Trầm Bê sáng 29/1: 'Giờ yêu cầu thu hồi 6.126 tỷ nữa là CB được hưởng lợi kép'

Sáng 29/1, TAND TP HCM tiếp tục đưa vụ án “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế” xảy ra tại 4 ngân hàng VNCB, Sacombank, TPBank, BIDV ra xét xử với phần nói lời sau cùng của Phạm Công Danh và đồng phạm.

Trong phiên tòa sáng 27/1, Luật sư Nguyễn Huy Thiệp (Luật sư bảo vệ quyền và nghĩa vụ hợp pháp cho BIDV) trình bày ý kiến về việc thu hồi số tiền 6.126 tỷ đồng từ 3 ngân hàng mà VKS và CB đã đề nghị.

Theo luật sư Thiệp, đề nghị này hoàn tòan không có căn cứ, không đúng quy định của pháp luật và tư duy kinh tế. Luật sư cho rằng, BIDV không có lỗi liên quan đến thiệt hại của VNCB. Chủ trương của BIDV Hội sở cho 12 Công ty vay 4.700 tỷ theo gói 4 nhà là đúng chính sách, pháp luật. Giao dịch cho 12 Công ty do VNCB giới thiệu vay về quá trình cho vay, nhận bảo đảm và thu hồi vốn vay không trái pháp luật.

BIDV không biết mục đích của VNCB giới thiệu 12 công ty vay vốn BIDV là để tăng vốn điều lệ cho VNCB, không biết mục đích của Phạm Công Danh thông qua 12 công ty vay vốn BIDV để tăng vốn điều lệ cho VNCB, trái với mục đích vay vốn.

Vì vậy, BIDV không buộc phải chịu trách nhiệm với những sai phạm của các cá nhân tại VNCB gây ra cho VNCB (nếu có) nên đề nghị HĐXX không chấp nhận yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại của CB vfa kiến nghị thu hồi hơn 6.126 tỷ đồng của VKS từ ba ngân hàng Sacombank, TPBank, BIDV.

Về CB, luật sư cho rằng, ngoài việc được kế thừa các quyền và lợi ích của VNCB trước đây (quyền đòi bồi thường thiệt hại) thì CB cũng phải kế thừa, chịu trách nhiệm với những thiệt hại do VNCB gây ra, cũng bao gồm cả trách nhiệm bồi thường.

Đồng thời, Luật sư đề nghị xem xét lại tội danh đối với các bị cáo là cán bộ, nhân viên BIDV bị quy kết “đồng phạm giúp sức” cho bị cáo Phạm Công Danh về hành vi cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả thiệt hại cho VNCB để đảm bảo sự đúng đắn, công bằng và nghiêm minh của pháp luật.

Trình bày tại tòa, Phạm Công Danh gửi lời xin lỗi đến các cán bộ, nhân viên tại 3 ngân hàng cũng nhân viên, thuộc cấp của mình. Ông Danh mong HĐXX xem xét và giảm nhẹ hình phạt cho các bị cáo. Đồng thời, ông Danh cũng xin được khắc phục hậu quả do mình đã gây ra.

Tham gia phần tranh luận, đại diện VKS vẫn giữ nguyên kiến nghị thu hồi số tiền 6.126 tỷ đồng từ 3 ngân hàng Sacombank, TPBank, BIDV và quan điểm luận tội các bị cáo về tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế”. Tuy nhiên, VKS cũng tỏ ra thông cảm về hoàn cảnh phạm tội của các bị cáo nên mong HĐXX xem xét và giảm nhẹ hình phạt với 1 số bị cáo trong vụ án.

Phiên tòa sáng nay (29/1) sẽ tiếp tục tranh luận giữa luật sư và đại diện VKS. Sau đó, 46 bị cáo sẽ được nói lời nói sau cùng trước khi vào nghị án.

live phien toa xu pham cong danh tram be sang 291 cac bi cao noi loi sau cung Phiên tòa xử Phạm Công Danh, Trầm Bê sáng 27/1: VKS cho rằng các luật sư đã sử dụng nhiều lời lẽ xúc phạm cơ quan tố tụng

Sáng 27/1, phiên tòa xét xử Phạm Công Danh và đồng phạm tiếp tục làm việc với phần trình bày của luật sư bảo vệ ...

11:25 11:13 10:54 10:52 10:51 09:34 09:27 09:21 08:58 08:42 07:20
11:25

Phiên tòa buổi sáng kết thúc

11:13

Luật sư Trần Giáng Hương (bào chữa cho bị cáo Nguyễn Việt Bun)

Thời điểm TPbank thu hồi vốn thì không có văn bản, kết luận nói trái phiếu của Thiên Thanh không được phát hành. Luật sư cho rằng, trái phiếu của Khôi Nguyên phát là hợp lê. Sau khi vụ án khởi tố thì mới có 1 kết luận nói trái phiếu của Thiên Thanh không được phép phát hành.

Theo luật sư, nên giải quyết theo vụ án dân sự chứ không truy tố bị cáo Bun phạm tội “Cố ý làm trái... “ được.

10:54

Luật sư Phan Trung Hoài (bào chữa cho Phạm Công Danh) 4.500 tỷ là vấn đề mấu chốt nhất, xác định thiệt hại thực tế. Không thể chối bỏ khoản tiền này, bởi thực tế nó đã được nộp vào NHNN để tăng vốn điều lệ cho VNCB. Không tuyên thu hồi khoản tiền này để cấn trừ thiệt hại là không phù hợp.

10:52

Công ty kiểm toán đã đề nghị CB ghi giảm vốn điều lệ từ 7.500 tỷ xuống 3.000 tỷ. Rất tiếc là HĐXX không triệu tập hai kiểm toán viên đã ký vào báo cáo kiểm toán, họ mới là những người thực sự hiểu rõ và có trách nhiệm phải trả lời số tiền 4.500 tỷ chứ không phải đại diện CB vì họ là đại diện thuê kiểm toán đọc lập, mà người lập BCTC để kiểm toán là Ban lành đạo cũ CB nên họ hoàn toàn chỉ làm theo đề nghị của kiểm toán những gì an toàn nhất.

Luật sư Hải Hà kiến nghị: Một là, yêu cầu CB thực hiện đúng quy định pháp luật, điều chỉnh bút toán theo hướng ghi giảm vốn điều lệ theo đúng quy định pháp luật.

Hai là, về việc giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự thì thỉnh cầu HĐXX cho sử dụng toàn bộ số tiền 4.500 tỷ cùng với lãi phát sinh đối trừ thiệt hại của vụ án này.

10:51

Luật sư trích trang 203 của kết luận điều tra giai đoạn 1 có xác định số tiền 4.500 tỷ đồng tăng vốn điều lệ có thể xem là khoản tiền thu hồi để giảm thiệt hại do các bị can gây ra. Nên Việc CB đề nghị như thế thì không hợp lý.

CB nói chờ kết luận của cơ quan điều tra thì CB mới ghi giảm, hạch toán khoản 4.500 tỷ này thì thật vô lý vì tại trang 203 KLĐT số 85/C46 (P10) ngày 20 tháng 11 năm 2015 - giai đoạn 1 xác định: “Số tiền tăng vốn điều lệ 4.500 tỷ đồng … có thể xem khoản 4.500 tỷ đồng là khoản tiền để thu hồi, giảm thiệt hại do các bị can gây ra, ưu tiên đối với hành vi liên quan đến việc gửi tiền và cho vay tại BIDV”. Kết luận điều tra có đề cập đến đường lối xử lý số tiền này từ 11/2015 trong khi văn bản CB gởi 7/2016 thì cho rằng CB chờ kết luận của cơ quan điều tra.

09:34

Luật sư Hà Hải cho biết, CB có công văn đề nghị NHNN, Ban kiểm soát đặt biệt hướng dẫn để CB thực hiện điều chỉnh giảm vốn điều lệ theo quy định khoảm 1 Điều 66 Luật tổ chức tín dụng.

Lý do : NHNN không chấp nhận cho VNCB tăng vốn từ 3.000 lên 7.500 tỷ. Nhưng sau đó thì theo công văn số 777 ngày 18/7/2016 thì CB cho rằng liên quan đến vụ án ông Phạm Công Danh nên CB sẽ xử lý hạch toán khoản 4.500 tỷ khi có kết luận của cơ quan điều tra. Nghĩa là kiểm toán căn cứ trong các quy định chính sách kế toán, chuẩn mực kế toán, chuẩn mực kiểm toán và luật pháp khác đã đễ nghị điều chỉnh một số nghiệp vụ để báo cáo tài chính sau kiểm toán 2014 của CB phản ánh trung thực và hơp lý

09:27

Luật sư Chu Mạnh Cường bào chữa cho bị cáo Danh

Có nhận được tài liệu bổ sung liên quan đến số tiền 4.500 tỷ đồng, rằng phía CB giải trình nói các bị cáo đã sử dụng hết số tiền này rồi. Để làm rõ vấn đề này, luật sư Cường mong HĐXX xem xét cho quay lại phần xét hỏi.

HĐXX thông báo đã trả lời luật sư Trần Minh Hải rồi, đồng ý theo yêu cầu của luật sư Hải về việc triệu tập giám định viên và sẽ quay lại phần xét hỏi sau phần đối đáp.

Luật sư Cường đồng ý với tội danh truy tố Phạm Công Danh, tuy nhiên liên quan đến số tiền tăng vốn điều lệ luật sư Cường không đống ý với cách giải quyết của VKS. CB nói 4.500 tỷ đã hòa vào dòng tiền chung, không bóc tách được. Nếu tuyên thu hồi 6.126 tỷ đồng, mà không thu hồi 4.500 tỷ đồng tiền tăng vốn điều lệ để cấn trừ thiệt hại là chưa giải quyết triệt để vụ án.

09:21

Luật sư Trần Minh Hải bào chữa bổ sung cho Phạm Công Danh

“Sau khi nghe phát biểu nội dung đối đáp, tôi ghi nhận và cảm ơn VKS vì có nhiều điểm giống nhau. Tuy nhiên, còn nhiều nội dung chưa rõ ràng, tôi cần đối đáp lại”, luật sư Hải trình bày.

4.500 tỷ đồng VKS nói để ông Danh kiện đòi CB, luật sư Hải không ý với phần đối đáp này của VKS.

“Trong phần bào chữa tôi nêu lên 7 nghịch lý nếu không loại bỏ khoản tiền này khỏi thiệt hại thực tế vụ án. VKS nói để cho ông Danh kiện dân sự đòi CB, tôi không đồng ý. Nếu không giải quyết ngay tại phiên tòa, đồng nghĩa tạo nên nghịch lý mới, đó là CB được xác định bị hại, thì lại được hưởng lợi kép.

Bởi khoản 4.500 tỷ vay nằm trong thiệt hại 6.126 tỷ, CB đã thu 4.500 tỷ rồi, hòa vào dòng tiền chung rôi, giờ yêu cầu thu hồi 6.126 tỷ nữa là CB được hưởng lợi kép”, luật sư hải nói.

Ngoài ra, còn có một nghịch lý khác nữa, đó là việc xác định sự thật thuộc về trách nhiệm của các cơ quan tố tụng, nay bị cáo Danh phải làm thay. Cơ quan công tố nói cứ để khoản tiền 4.500 tỷ đồng để ông Danh kiện đòi, sẽ làm nãy sinh tranh chấp giữa Danh với CB.

Nhưng thực tế không có tranh chấp nào cả, việc Danh nộp vào là tăng vốn điều lệ, ông Danh chỉ mong đây là khoản tiền liên quan đến vụ án hình sự, mong thu hồi trả nhà nước, không lấy riêng mình hay tư lợi gì cả.

08:58

Mở đầu phiên tòa HĐXX hỏi VKS có bổ sung gì trong phần tranh luận nữa hay không? Đại diện VKS cho biết, về cơ bản việc đối đáp với một số bị cáo và các luật sư đã xong, riêng phần liên quan đến bị cáo Nguyễn Tiến Dũng (giám đố công ty Thịnh Phát) còn cần bổ sung thêm 1 vài ý kiến và dẫn chứng thêm để chứng minh rằng hành vi của Dũng là Cố ý làm trái…

Theo đó, bị cáo Nguyễn Tiến Dũng được HĐTV ủy quyền ký hợp đồng vay của TPBank 133 tỷ đồng. VKS nêu bị cáo bị cáo chỉ nhận ký vay chứ không chuyyển cho Danh sử dụng, chỉ dừng lại ở vay tiền?. Bị cáo Dũng trả lời: “Đúng vậy”.

VKS ghi nhận lời khai này của bị cáo Dũng là không chuyển tiền, nhưng hành vi của bị cáo Dũng là xuyên suốt, đóng vai trò chính trong hành vi phạm tội.

08:42

Phiên tòa bắt đầu làm việc

07:20

Trong phiên tòa sáng 27/1, Luật sư Nguyễn Huy Thiệp (Luật sư bảo vệ quyền và nghĩa vụ hợp pháp cho BIDV) trình bày ý kiến về việc thu hồi số tiền 6.126 tỷ đồng từ 3 ngân hàng mà VKS và CB đã đề nghị.

Theo luật sư Thiệp, đề nghị này hoàn tòan không có căn cứ, không đúng quy định của pháp luật và tư duy kinh tế. Luật sư cho rằng, BIDV không có lỗi liên quan đến thiệt hại của VNCB. Chủ trương của BIDV Hội sở cho 12 Công ty vay 4.700 tỷ theo gói 4 nhà là đúng chính sách, pháp luật. Giao dịch cho 12 Công ty do VNCB giới thiệu vay về quá trình cho vay, nhận bảo đảm và thu hồi vốn vay không trái pháp luật.

BIDV không biết mục đích của VNCB giới thiệu 12 công ty vay vốn BIDV là để tăng vốn điều lệ cho VNCB, không biết mục đích của Phạm Công Danh thông qua 12 công ty vay vốn BIDV để tăng vốn điều lệ cho VNCB, trái với mục đích vay vốn.

Vì vậy, BIDV không buộc phải chịu trách nhiệm với những sai phạm của các cá nhân tại VNCB gây ra cho VNCB (nếu có) nên đề nghị HĐXX không chấp nhận yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại của CB vfa kiến nghị thu hồi hơn 6.126 tỷ đồng của VKS từ ba ngân hàng Sacombank, TPBank, BIDV.

Về CB, luật sư cho rằng, ngoài việc được kế thừa các quyền và lợi ích của VNCB trước đây (quyền đòi bồi thường thiệt hại) thì CB cũng phải kế thừa, chịu trách nhiệm với những thiệt hại do VNCB gây ra, cũng bao gồm cả trách nhiệm bồi thường.

Đồng thời, Luật sư đề nghị xem xét lại tội danh đối với các bị cáo là cán bộ, nhân viên BIDV bị quy kết “đồng phạm giúp sức” cho bị cáo Phạm Công Danh về hành vi cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả thiệt hại cho VNCB để đảm bảo sự đúng đắn, công bằng và nghiêm minh của pháp luật.

Trình bày tại tòa, Phạm Công Danh gửi lời xin lỗi đến các cán bộ, nhân viên tại 3 ngân hàng cũng nhân viên, thuộc cấp của mình. Ông Danh mong HĐXX xem xét và giảm nhẹ hình phạt cho các bị cáo. Đồng thời, ông Danh cũng xin được khắc phục hậu quả do mình đã gây ra.

Tham gia phần tranh luận, đại diện VKS vẫn giữ nguyên kiến nghị thu hồi số tiền 6.126 tỷ đồng từ 3 ngân hàng Sacombank, TPBank, BIDV và quan điểm luận tội các bị cáo về tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế”. Tuy nhiên, VKS cũng tỏ ra thông cảm về hoàn cảnh phạm tội của các bị cáo nên mong HĐXX xem xét và giảm nhẹ hình phạt với 1 số bị cáo trong vụ án.

Phiên tòa sáng nay (29/1) sẽ tiếp tục tranh luận giữa luật sư và đại diện VKS. Sau đó, 46 bị cáo sẽ được nói lời nói sau cùng trước khi vào nghị án.

cap nhat phien toa xu pham cong danh tram be sang 291 cac bi cao se duoc noi loi sau cung Phiên tòa xử Phạm Công Danh, Trầm Bê sáng 27/1: VKS cho rằng các luật sư đã sử dụng nhiều lời lẽ xúc phạm cơ quan tố tụng

Sáng 27/1, phiên tòa xét xử Phạm Công Danh và đồng phạm tiếp tục làm việc với phần trình bày của luật sư bảo vệ ...

chọn
ĐHĐCĐ Vinhomes: Doanh số 2024 dự kiến 90.000 - 110.000 tỷ, dự án Đông Anh và Đan Phượng đang làm thủ tục pháp lý
Năm 2024, dự kiến doanh số Vinhomes sẽ tăng trưởng so với 2023, đạt khoảng 90.000 - 110.000 tỷ đồng, chủ yếu đến từ Vinhomes Ocean Park 2, 3, dự án mới Vũ Yên và 1 - 2 dự án mới khác.