Phim Việt: Nghệ thuật tử tế không phải cuộc dạo chơi!

Nếu chỉ tính toán thu lợi thế nào, tô vẽ tên tuổi của mình ra sao thì chính những người nhân danh làm nghệ thuật đang giết chết nghệ thuật dần mòn. 
phim viet nghe thuat tu te khong phai cuoc dao choi

Đạo diễn 'Cha cõng con' nói về lý do trả lại giải thưởng Cánh diều vàng

phim viet nghe thuat tu te khong phai cuoc dao choi NSND Lan Hương bị hàng xóm mắng té tát vì đóng 'Sống chung với mẹ chồng'

Điện ảnh là một trong những bộ môn nghệ thuật có chiều dài lịch sử, gắn bó với từng giai đoạn, thời kỳ phát triển của đất nước. “Gia sản” của điện ảnh Việt Nam không ít những tác phẩm gây tiếng vang lớn không chỉ trong nước mà còn quốc tế. Kế tục và phát triển dựa trên nền móng của các thế hệ làm phim, đạo diễn, diễn viên… đi trước, nói đến phim Việt, đến nay, chúng ta cũng không ít lần vỗ ngực tự hào khi được vinh danh ở nhiều châu lục khác nhau chứ không chỉ giới hạn khu vực.

Nói đến thời gian vài ba năm trở về trước, không thể phủ nhận rằng cả phim điện ảnh lẫn truyền hình đều rơi vào “khoảng lặng” đầy bế tắc. Kể cả ở thời điểm hiện tại, thoảng hoặc lắm mới có phim được xem là nổi trội và độc đáo, khác biệt. Trước điều này, các nhà sản xuất không ít lần kêu than về kinh phí làm phim ít ỏi; không có nhiều kịch bản hay và đầu ra bị giới hạn. Chính vì những hạn chế ấy, nhiều đơn vị sản xuất và cả phát hành phim nghĩ ra các “mánh lới” để tạo sức hút cho các bộ phim bất chấp những ý kiến trái chiều hay phản ứng từ dư luận.

Dàn diễn viên chỉ cần “hot” thôi là đủ?

Có lẽ, theo xu thế chung của truyền thông đại chúng những năm qua, để gây chú ý và được quan tâm đến, yếu tố diễn viên đóng góp vai trò khá lớn cho sự thành công của một bộ phim. Tuy nhiên, bên cạnh những tên tuổi đình đám, có thâm niên trong nghề thì diễn viên “hot” ở các khía cạnh khác lại là điều đáng nói.

phim viet nghe thuat tu te khong phai cuoc dao choi
"Vừa đi vừa khóc" là một trong những bộ phim thành công nhờ dàn diễn viên nổi tiếng dù nội dung được nhiều khán giả đánh giá là chưa thuyết phục, chưa có chiều sâu và thiếu sáng tạo vì cách thực hiện cũ kỹ. (Ảnh minh hoạ)

Không ít những cậu chàng, cô nàng nổi lên từ một vài cuộc thi, scandal… hoặc nhờ một vài tài lẻ khiến cộng đồng mạng chú ý và đương nhiên không liên quan gì đến điện ảnh nhưng lại nghiễm nhiên xuất hiện ở tuyến diễn viên chính hoặc thứ chính. Không một ai biết họ học diễn xuất ở đâu, đã từng tham gia đóng phim, đóng kịch hay chưa và lí do nhằm “thuyết phục” công chúng chỉ đơn giản là: muốn lấn sân và thử sức mình trong vai trò mới; “nhìn thấy” khả năng của cô này, anh kia nên muốn tạo cơ hội cho họ toả sáng…

Điều này không khó lý giải. Để một bộ phim tạo được sức hút thì truyền thông phải được đẩy mạnh. Chẳng có gì dễ dàng hơn là “tiện thể” dựa vào những nhân vật, cái tên, câu chuyện đang được dư luận hàng ngày mang ra bàn tán xôn xao.

Và ở thời điểm phát hành, nếu lỡ dàn diễn viên ấy có bị “chìm” bớt xuống thì chẳng khó để tuyên truyền khi đào xới lên những ồn ào đã qua mà họ dính líu tới và “thêm mắm dặm muối” để lại được nhắc đến, tô vẽ thêm. Thậm chí, những người “đứng sau” có “bắt tay” với ê-kíp sản xuất, diễn viên… để tạo scandal hay không cũng chẳng ai biết chính xác câu trả lời. Chỉ cần biết là, mang yếu tố gây sốc, scandal “hot”… là đã đủ để được nhắc đến và gây tò mò cho khán giả.

“Nổ” thật to, PR thật “lố”!

Nói riêng về phim chiếu rạp, ngoài công cuộc truyền thông nhằm lôi kéo sự tò mò của khán giả trước khi bộ phim phát hành không chỉ là những câu chuyện bên lề mà bao giờ cũng có những buổi ra mắt hoành tráng. Dàn nghệ sĩ tên tuổi được mời đến tham dự cũng là yếu tố gây thu hút nhưng tuyệt nhiên khi lên mặt báo, hầu như nói đến “bộ phim” chỉ thấy ngôi sao này xuất hiện thế nào, ngôi sao kia thể hiện điều gì, ra sao trên thảm đỏ.

phim viet nghe thuat tu te khong phai cuoc dao choi
Ra mắt phim hoành tráng là một trong những khâu không kém phần quan trọng để tuyên truyền và gây chú ý, tò mò cho khán giả trước khi bộ phim chính thức phát hành. (Ảnh minh hoạ: Vov.vn)

Rất ít khi công chúng đón đọc được bình luận của những người có chuyên môn cao đánh giá, góp ý thẳng thắn về một bộ phim. Thay vào đó, để giữ mối quan hệ, có khi các nghệ sĩ chỉ đến góp mặt trong buổi giới thiệu rồi chạy sô hoặc nếu bộ phim có không như kỳ vọng, họ cũng tránh mất lòng mà nói những câu ngọt bùi. Càng như vậy, khán giả càng tò mò kéo đến rạp rồi ra về với nỗi thất vọng ê chề.

Chưa kể, hầu như nhà sản xuất nào cũng chán nản khi nói về hạn chế của kinh phí làm phim bởi khó có nhà tài trợ nào sẵn sàng bỏ ra một khoản tiền lớn giữa tình hình kinh tế bấp bênh và chuyện trả quyền lợi xứng đáng cũng không dễ bề tính toán.

Thế nhưng, để gây tiếng vang cho bộ phim, khoản đầu tư thuờng được “hét” lên những con số khổng lồ và doanh thu đạt được chỉ sau vài ba ngày công chiếu, mặc cho những ý kiến trái chiều, cũng đều được “nổ” với giá trị không ai nghĩ đến. Như thể bộ phim nào ra rạp cũng thành công dẫu khán giả có phản hồi gì cũng mặc(!?)

Nghệ thuật tử tế không phải cuộc dạo chơi

Bất cứ một tác phẩm nghệ thuật nào dù chỉ ngắn ngủi đôi ba phút chứ chưa nói đến những sản phẩm phải đầu tư lớn về công sức, tiền bạc lẫn con người đều rất đáng trân trọng. Tuy nhiên, sự ủng hộ của công chúng bao gồm cả lòng tin về một nền nghệ thuật tử tế mà họ mong mỏi được vỗ ngực tự hào.

phim viet nghe thuat tu te khong phai cuoc dao choi
"Dạ cổ hoài lang" là một trong những bộ phim gây được tiếng vang thời gian gần đây.

Có thể câu chuyện doanh thu đạt con số “khủng” là có thật nhưng các nhà sản xuất và đơn vị phát hành có cảm thấy tự xấu hổ không khi thành công trong việc tung ra các “chiêu bài” đánh động vào khán giả nhưng cái họ nhận lại là sự thất vọng?

Truyền thông không có lỗi vì đó là phần tất yếu để đưa tác phẩm đến gần công chúng nhưng chất liệu truyền thông lại là điều đáng bàn. Một ê-kíp sản xuất muốn giới thiệu tác phẩm mà mình “mất ăn mất ngủ” đến với công chúng không sai nhưng những yếu tố cấu thành một sản phẩm chất lượng lại là chuyện khác.

Nghịch lý ở đây là, những bộ phim được đánh giá có nội dung hay nhưng chỉ vì kinh phí hạn hẹp cho việc làm truyền thông hay không quy tụ dàn diễn viên “tiếng tăm” theo kiểu câu view được trên mặt báo, mạng xã hội… thì chả ai buồn “đả động” đến. Theo đó mà những nghệ sĩ chân chính họ cũng đôi phần nản lòng để đầu tư chất xám, sự sáng tạo và cảm hứng, động lực cũng trôi tuột theo. Thời gian gần đây, nhiều bộ phim đình đám hay được PR rầm rộ đều được Việt hoá hoặc chuyển thể, sửa đổi cho phù hợp từ các bộ phim ngoại phần nào nói lên thực tế này.

Một khi không quan tâm đến việc diễn viên có thực sự nhập tâm vào vai diễn hay không, không màng đến chuyện khán giả có thực sự đắm chìm vào những cảm xúc mà ê-kíp muốn gửi gắm, không chăm chút kịch bản, lời thoại một cách tỉ mỉ... mà chỉ tính toán vào việc thu lợi thế nào, tô vẽ tên tuổi của mình ra sao thì chính những người nhân danh làm nghệ thuật đang giết chết nghệ thuật dần mòn.

phim viet nghe thuat tu te khong phai cuoc dao choi
Không chỉ Tuổi thanh xuân mà thời gian gần đây, nhiều bộ phim được Việt hoá thay vì làm nên từ một kịch bản trong nước. (Ảnh minh hoạ)

Nghệ thuật là sự cống hiến bởi các tài năng có thực lực và nổi trội, nghệ sĩ muốn thành danh thì cần phải học hỏi, rèn giũa chứ đừng nên coi đây là một “sân chơi”. Nhiều người có thể nghĩ “thua keo này bày keo khác” nhưng “cơm áo không đùa với khách thơ”. Dù điện ảnh nói riêng và nghệ thuật nói chung mang tính cảm xúc cao nhưng ai dám khẳng định mình không tính toán, không “mất ăn mất ngủ” và mong mỏi cho ra đời một tác phẩm chất lượng? Vậy tại sao không đầu tư một cách hợp lý và khiến công chúng cảm thấy xứng đáng khi ủng hộ bằng cả tài chính lẫn tình yêu dành cho nghệ thuật.

Bên cạnh đó, báo chí truyền thông, các nghệ sĩ, những nhà chuyên môn hãy đừng e ngại mà bình luận một cách thẳng thắn, các đơn vị phát hành (thường là đồng thời thực hiện chiến lược PR) hay ê-kíp sản xuất cũng cần thoải mái đón nhận những lời phê bình, góp ý. Chúng ta cũng đừng vì lợi nhuận hay lợi ích bản thân mà “bỏ quên” những tác phẩm nhẽ ra cần được vinh danh và nhắc đến. Có như vậy, điện ảnh Việt mới có thể nâng tầm, công chúng cũng sẽ dễ dàng đón nhận hơn thay vì cảm giác ức chế và quay lưng lại với nghệ thuật nước nhà.

chọn
Lãnh đạo Everland chia sẻ về dự án HH5 Bắc An Khánh vừa M&A ở khu tây Hà Nội
Tại ĐHĐCĐ thường niên 2024, Chủ tịch Everland Lê Đình Vinh cho biết, hiện nay tình hình thị trường bất động sản phía tây Hà Nội đang ấm dần, do tập đoàn đang phối hợp với chủ khu đô thị Bắc An Khánh để hoàn thiện các thủ tục về đầu tư, xây dựng ô đất HH5 để có thể triển khai xây dựng từng phần ngay trong 2024.