Muốn ở gần chồng
Ngày vừa mang thai đã con đầu lòng, chị Hạnh Chi và chồng đã quyết định khi sinh sẽ để chị về nhà mẹ ruột tại một tỉnh miền Trung để được mẹ chăm sóc. Vậy nhưng, khi ngày sinh đã cận kề, chị Chi “nghĩ lại”, chị nói với chồng và tất cả mọi người rằng sẽ ở lại TP.HCM để cùng chồng chăm con trong thời gian ở cữ.
Chị Chi chia sẻ: “Mình muốn con được gần cả ba lẫn mẹ nên chọn ở lại TP.HCM để sinh. Dù biết như vậy sẽ hơi phiền tới mẹ mình một chút vì ở nhà mẹ có rất nhiều việc phải lo. Nhưng mình muốn chồng ở bên chứng kiến lúc mình đau đẻ, cùng nghe tiếng khóc con chào đời và chăm con những ngày đầu tiên để tình cảm thêm gắn bó, chồng cũng biết thương vợ, con hơn”.
Vậy nhưng chị Chi cũng trải lòng, từ ngày chị đưa ra quyết định đến nay cũng là chuỗi ngày khiến chị cảm thấy như bị stress, mất ngủ liên miên vì tối ngày ai cũng tác động.
“Ba mẹ cứ bảo mình về nhà để kiêng cữ cho tốt, sau này về già không bị đau nhức. Chồng cũng nói muốn cùng mình chăm con nhưng ở trọ trong này, mẹ chỉ vô được 2 tuần, những lúc chồng đi làm, mình ở nhà một mình với con, chồng nói sợ mình sẽ mệt mỏi”, nói rồi chị Chi thở dài.
Theo lời chị Chi, từ khi cưới chồng đến nay, vợ chồng lúc nào cũng bên nhau, làm gì, đi đâu cũng đi cùng nhau nên giờ xa chồng mấy tháng chị cũng không đành. Nghĩ đến cảnh chồng đi làm về nhà hôn hít đứa con vừa chào đời lòng chị lại hạnh phúc khôn tả nên chị mới nhất quyết ở lại nhà trọ trong TP để sinh con.
Cùng suy nghĩ như chị Chi, chị Kiều Oanh (28 tuổi, Bình Thuận) cũng bất chấp lời khuyên của hai bên gia đình mà ở lại phòng trọ ở Bình Thuận sinh cả 2 con (1 bé 2 tuổi, 1 bé 8 tháng).
Về nhà mẹ ruột… sướng như tiên
Chị Mỹ Lệ (26 tuổi, Khánh Hòa) thì cho biết không cần phải phân vân, khi vừa có bé chị đã chọn sẽ về nhà mẹ ruột để sinh con. Tới giờ, con gái được 2 tuổi, chị vẫn nói quyết định về ngoại sinh là quyết định sáng suốt nhất vì được chăm sóc… sướng như tiên.
Chị Lệ kể, sau sinh ở nhà mẹ ruột chị được ăn uống theo chế độ đặc biệt với các món chuyên dành cho bà đẻ, không phải làm bất kể một việc gì.
“Việc của mình chỉ là ngủ và cho con bú. Khi con khóc thì bà ngoại ẵm, con cựa la e é cũng bà ngoại tới dỗ dành. Mình chỉ việc ăn ngày 6 bữa, mỗi bữa 2 chén cơm cùng nhiều đồ ăn là được”, chị Lệ cho hay.
Ngoài chế độ dinh dưỡng như trên, chế độ kiêng khem khắt khe mà bà ngoại yêu cầu cũng khiến chị Lệ hơi “mất thời gian” để thích nghi như: 1 tháng đầu không tắm rửa, không đụng nước; nằm than; không cắt móng tay trong 3 tháng 10 ngày vì sợ đau tim, đi dép trong nhà để chân không chạm đất,…”.
nào sinh con thứ 2, chị vẫn chọn về nhà mẹ ruột để ở cữ.
Sau sinh tâm tính phụ nữ thay đổi, nhìn gì cũng thấy khó chịu, không ưng, dễ cáu gắt và cơ thể cũng rất yếu. Ở cữ ở đâu để cả mẹ và bé được chăm sóc tốt nhất, tâm trạng của hai mẹ con thoải mái nhất thì còn phụ thuộc vào hoàn cảnh và quyết định của từng chị em.
XEM THÊM
Ông chồng ngày ngủ 3 tiếng để chăm vợ ở cữ
Những ngày chạy deadline, chồng chị Yến chỉ ngủ 3 tiếng mỗi ngày vừa làm việc vừa chăm sóc vợ. |
Một ngày ở cữ, dài bằng trăm năm!
Một ngày ở cữ dài bằng trăm năm vì “đầu bù tóc rối, người lúc nào cũng hôi mùi sữa, béo nứt người, vắt sữa ... |
10 điều phụ nữ cần kiêng cữ sau sinh nếu không muốn 'rước' bệnh vào người
Sau sinh, cơ thể người mẹ rất yếu và dễ mắc bệnh. Nếu không kiêng cữ sau sinh đúng cách sẽ ảnh hưởng đến sức ... |
Chân dung mẹ sữa mới sinh 7 ngày đã tự nấu cơm ở cữ khiến chị em 'phục sát đất'
Sau 7 ngày “nằm ổ”, chị Hương (Bắc Ninh) đã tự đi chợ, tự nấu cơm cữ cho mình và còn chế biến những món ... |
Cười đau ruột với biên bản 1001 điều kiêng khi ở cữ, điều số 1: 100 ngày tuyệt đối không tắm gội, đánh răng
Bản kê khai những điều kiêng làm khi ở cữ của một mẹ bầu sắp nằm ổ khiến chị em ôm bụng cười rũ rượi, ... |
Cơm cữ chồng nấu: Vợ thoải mái tinh thần, 1 tháng hút dư hẳn 15 lít sữa
Xưa nay chỉ nghe thấy mẹ chồng, mẹ đẻ nấu cơm ở cữ cho con, chứ chồng nấu cơm cữ cho vợ thì chưa thấy ... |