Tin tức y tế ngày 16/8: Tiết lộ nguồn lây HIV cho bé 18 tháng tuổi ở Phú Thọ |
Gặp cụ bà 80 tuổi bỗng dưng có HIV: '57 năm nay từ khi ông ấy đi bộ đội, tôi chẳng yêu ai' |
PrEP là viết tắt của "đề phòng trước phơi nhiễm". Nó đề cập đến phương pháp phòng ngừa bằng cách dùng thuốc để vi rút nhiễm trùng được đưa vào cơ thể không bị giữ lại.
Tiến sĩ Jared Baeten, một giáo sư về y học toàn cầu tại Đại học Washington cho biết: "Nó tương tự như kỹ thuật đằng sau các loại thuốc phòng ngừa sốt rét mà mọi người thường xuyên dùng khi đến các khu vực chịu ảnh hưởng của sốt rét. Nếu ai đó đi du lịch đến một nơi mà dễ tiếp xúc với ký sinh trùng sốt rét, uống thuốc trước sẽ làm cho các vi rút lây nhiễm khó bị giữ lại".
Điều tương tự cũng xảy ra với HIV, Baeten nói: "Nếu bạn tình của ai đó đang hoặc có thể bị nhiễm bệnh, hoặc nếu họ chia sẻ kim tiêm với những người bị nhiễm bệnh, PrEP có thể ngăn họ bị truyền nhiễm."
Ảnh minh họa |
Việc điều trị PrEP đã được chấp thuận ở Mỹ. Một phiên bản của phương pháp điều trị này, được gọi là Truvada, đã có mặt tại Hoa Kỳ.
Một viên thuốc Truvada có chứa hai loại thuốc và được uống hàng ngày. Các loại thuốc ban đầu được phát triển để điều trị cho những người bị nhiễm HIV sẽ đi đến các tế bào T của cơ thể, một loại tế bào miễn dịch, theo Tiến sĩ Daniel Kuritzkes, Trưởng khoa Truyền nhiễm tại Bệnh viện Brigham.
Tế bào T cũng là một tế bào mà HIV nhắm vào. Vì vậy, nếu có đủ các phân tử thuốc xung quanh, chúng có thể ngăn chặn vi-rút xâm nhập vào bên trong tế bào, về cơ bản tiêu diệt vi rút trước khi nó kịp sinh sôi nảy nở.
Truvada có thể làm cho người dùng hơi buồn nôn lúc đầu và một số bệnh nhân có thể thấy sự sụt giảm mật độ xương. Nhưng theo nghiên cứu lâm sàng, tác dụng phụ này không làm gia tăng chấn thương ở xương và xương sẽ khoẻ mạnh trở lại nếu bệnh nhân ngưng thuốc.
Trong trường hợp cực kỳ hiếm, các biến chứng gan cũng có thể xuất hiện. Tác dụng của thuốc không kéo dài lâu vì vậy người dùng cần phải uống thuốc thường xuyên.
Các nhóm nghiên cứu cũng đang làm việc với các lựa chọn PrEP khác bao gồm tiêm, vòng âm đạo và cấy ghép. Vòng âm đạo PrEP đã gần như hoàn thành với các thử nghiệm để đảm bảo nó hoạt động và an toàn. Theo ước tính thì tiêm PrEP có thể đi vào hoạt động sau 3 năm nữa. Các thiết bị cấy ghép thì có thể lâu hơn, sau năm đến bảy năm.
Baeten hy vọng những lựa chọn mới này sẽ có ít tác dụng phụ hơn và Kuritzkes cũng hy vọng điều đó sẽ thành hiện thực.
Làm gì sau khi quan hệ với người nhiễm HIV?
Khi quan hệ với người đã nhiễm HIV, để không lây bệnh, người dân cần trang bị kiến thức cho mình. |
7 con đường lây nhiễm HIV không bao giờ nghĩ tới
Mọi người đều biết rằng có 3 đường chính lây nhiễm HIV là máu, quan hệ tình dục và từ mẹ sang con. Tuy nhiên ... |
Thiết bị tránh thai Essure buộc ngừng bán trên thị trường
Thông báo mới nhất từ Bayer - công ty sản xuất thiết bị tránh thai Essure, sản phẩm này đã ngừng bán trên thị trường. |