Phòng TNMT Đồng Hới có ý kiến xem cái ống cống mà hồ sơ đất của dân bị giam hơn 3 năm không giải thích, không xin lỗi |
Như SGGPO đưa tin, ngày 11-3-2015 bà Hồ Thị Hường (Hà Thôn, Bảo Ninh, Đồng Hới) nộp hồ sơ đăng ký quyền sử dụng đất lần đầu với thửa đất nông nghiệp của gia đình khoảng 1.500m² đất thuộc thửa số 44, tờ bản đồ số 10. Tại bộ phận 1 cửa, cán bộ Phan Thanh Hoài nhận và ghi ngày hẹn nộp thuế là ngày 22-5-2015, cũng là ngày trả kết quả. Tuy nhiên mãi đến tháng 4-2018 không có hồi đáp.
Tại văn bản số 658 ngày 20-6-2018 do ông Hồ Huy Hùng ký gửi Báo SGGP phúc đáp có nội dung lý giải chậm trễ rằng: “Phòng TNMT thành phố Đồng Hới yêu cầu kiểm tra xác minh việc cấp giấy chứng nhận đất của bà Hường có ảnh hưởng đến việc thoát nước khu tái định cư cầu Nhật Lệ 2 hay không?”, nên việc xác minh trở nên chậm.
Tuy nhiên, theo một lãnh đạo thành phố Đồng Hới khi làm việc với PV Báo SGGP, việc xác minh mỗi cái cống nước lâu như thế là không thỏa đáng, bao biện. Trong lúc đó, tại hiện trường, phần cống nước này thuộc vào phần đất của bà Hường.
Đến ngày 23-8-2017, bà Hường một lần nữa nộp đơn lần 2 sau khi hồ sơ năm 2015 bị giam quá thời hạn, giấy hẹn là 25-10-2017. Chờ đợi quá lâu, Báo SGGP lên tiếng, cả phòng TN-MT thành phố Đồng Hới, bộ phận đo đạc chi nhánh Đồng Hới mới làm trở lại, thuyết phục bà Hường nhường một phần đất làm cống thoát nước và bà Hường chấp nhận. Đến 17-5-2018, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của bà Hường mới được cấp.
Ông Hùng căn cứ hồ sơ hứa trả lần 2 vào ngày 25-10-2017 là chậm 146 ngày chứ không căn cứ hồ sơ nộp lần thứ nhất hồi 2015 nhằm rút ngắn thời hạn chậm đến 3 năm hết sức vô lý.
Liên quan đến sự việc này, người làm chậm hồ sơ được xác định là ông Đào Văn Thình, kỹ sư quản lý đất đai, cấp dưới của ông Hùng đã bị điều chuyển khỏi thành phố Đồng Hới ra làm việc tại chi nhánh đăng lý đất đai huyện Bố Trạch theo quyết định 47 ngày 15-6 của ông Hồ Huy Hùng ký. Việc chậm trễ trên không công khai xin lỗi người dân bằng các cuộc họp hoặc bằng văn bản theo luật định.
Theo tìm hiểu của PV Báo SGGP, hiện tại có không ít hồ sơ đất của người dân xã Bảo Ninh đang bị làm chậm đến cả năm trời. Đơn cử, gia đình ông Trần Văn Tình và bà Nguyễn Thị Hằng ở xã Bảo Ninh xin chuyển mục đích sử dụng đất nuôi trồng thủy sản thành đất ở nông thôn thuộc thửa đất số 28, 29, tờ bản đồ địa chính số 45 do xung quanh đã thành khu dân cư.
Vào ngày 10-5-2017, UBND xã Bảo Ninh có tờ trình số 221 đưa trường hợp này vào để tăng nguồn thu ngân sách địa phương đồng thời tạo điều kiện được chuyển mục đích sử dụng sang đất ở để xây dựng nhà ở. Tuy nhiên, khi hồ sơ này được chuyển sang phòng TN-MT thành phố Đồng Hới đã bị gạt ra. Cuối năm 2017, một lần nữa UBND xã Bảo Ninh tiếp tục có tờ trình mới nhưng hộ ông Trần Văn Tình vẫn bị gạt ra với lý do không nằm trong kế hoạch sử dụng đất hằng năm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Trên thực tế, ông Nguyễn Ngọc Hiếu, Chủ tịch UBND xã Bảo Ninh cho biết, trong năm 2017, UBND xã đã 2 lần làm tờ trình để phòng TN-MT thành phố Đồng Hới đưa vào kế hoạch nhưng hộ ông Tình - bà Hằng bị gạt ra không được đưa vào kế hoạch 2018 thì làm sao có trong kế hoạch của cơ quan có thẩm quyền được. Đất của hộ gia đình ông Tình không vi phạm quy hoạch, phù hợp với quy hoạch khu dân cư. Ông Nguyễn Thăng Long trưởng phòng TNMT thành phố Đồng Hới biện bác, không chuyển đổi được là vì chưa có đường.
Làm việc với PV Báo SGGP, ông Long cho biết đã có 2 văn bản hồi đáp ông Tình - bà Hằng về việc này. Tuy nhiên, theo gia đình phản ánh, họ hoàn toàn không nhận văn bản hồi đáp của phòng TN-MT.
Qua tìm hiểu, văn bản do ông Long ký gửi ông Tình gần đây nhất vào ngày 15-1-2018 là chỉ để lưu chứ không gửi về cho dân, mặc dù có chữ kính gửi chủ hộ.
Ông Tình cho biết, sở dĩ ông bị "hành hạ" là vì lô đất ông chuyển đổi có tiềm năng "tầm ngắm" của không ít cò đất, có cả cán bộ đất đai nên ông bị làm khó.
Hiện hồ sơ đất của ông Tình được hứa bổ sung vào kế hoạch đầu năm 2019, như vậy là làm chậm của dân đến 2 năm.
Mương Phan Kế Bính: Xây dựng không phép, kinh doanh sai phép và phớt lờ chỉ đạo của Phó Thủ tướng
Theo ông Đỗ Viết Bình - Chủ tịch UBND quận Ba Đình, từ trước năm 2010 đến nay, Công ty Cổ phần Đa Quốc Gia ... |
TP HCM xử lý hàng chục cán bộ sai phạm liên quan đất công
Thanh tra TP HCM đã kiến nghị UBND TP xử lý trách nhiệm đối với 11 tập thể và 34 cá nhân có liên quan ... |
Chủ tịch quận ở Đà Nẵng bị cảnh cáo vì sai phạm đất đai nghiêm trọng
Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Thành ủy Đà Nẵng đã quyết định thi hành kỷ luật đối với ông Lê Văn Sơn, Phó Bí thư ... |
Điều tra sai phạm đất đai tại quận Bình Thủy, Cần Thơ
Chủ tịch UBND TP Cần Thơ Võ Thành Thống đã ký văn bản chỉ đạo Giám đốc Sở TN-MT, Sở Xây dựng, Chủ tịch UBND ... |
Đô thị 14:13 | 12/12/2019
Nhà đất 09:02 | 16/10/2019
Đô thị 09:38 | 25/09/2019
Đô thị 11:06 | 03/09/2019
Du lịch 13:36 | 30/08/2019
Đô thị 17:42 | 28/08/2019
Nhà đất 08:23 | 28/08/2019
Đô thị 13:08 | 02/08/2019