Qui hoạch Thừa Thiên - Huế đến năm 2030 sẽ rộng gấp 5 lần

Tỉnh ủy Thừa Thiên - Huế đã tổ chức Hội nghị trực tuyến quán triệt, triển khai thực hiện Nghị Quyết 54 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển Thừa Thiên - Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Bản dự thảo của Tỉnh ủy Thừa Thiên - Huế về chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 54, đưa ra 10 nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu. Đáng chú ý, có nhiệm vụ, giải pháp đẩy mạnh công tác qui hoạch và quản lí qui hoạch, nhất là qui hoạch đô thị theo hướng xây dựng Thừa Thiên - Huế thành thành phố di sản quốc gia.

Qui hoạch đô thị Thừa Thiên Huế đến năm 2030 sẽ như thế nào? - Ảnh 1.

Qui hoạch đô thị theo hướng xây dựng Thừa Thiên - Huế thành thành phố di sản quốc gia. (Ảnh: Khải Tuấn).

Cụ thể, tỉnh sẽ mở rộng địa giới hành chính đô thị về hướng Đông, diện tích TP Huế tăng gấp gần 5 lần (từ 70,99 km2 lên 348,54 km2). Hình thành đô thị trung tâm với 2 trục phát triển (trục kinh tế phát triển theo hướng Bắc – Nam, tạo thành từ trục giao thông chính quốc gia và hành lang kinh tế Đông – Tây…) và các đô thị động lực, gồm thị xã Phong Điền, thị xã Hương Trà, thị xã Hương Thủy; xây dựng đô thị Chân Mây.

Đồng thời, tỉnh sẽ phát triển các đô thị nghỉ dưỡng ven biển Điền Lộc, Hải Dương, Thuận An, Vinh Xuân, Vinh Thanh, Vinh Hiền; ứng dụng một số tiện ích thông minh để quản lí đô thị trên một số lĩnh vực (Chính quyền điện tử, quản lí đô thị…).

Bên cạnh đó, tỉnh sẽ hoàn thành việc di dời các hộ dân trong khu vực 1, khôi phục toàn bộ các công trình di tích chính trong khu vực Đại Nội và các công trình văn hóa, khu phố cổ Gia Hội, Chi Lăng, Bao Vinh; bảo tồn phố cổ, đô thị cổ, nhà rường, nhà vườn, làng cổ Phước Tích.

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.